Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn tổ chức triển lãm bộ sưu tập “Tinh hoa nghề khảm xà cừ truyền thống” tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán, 15A Lê Lợi (TP. Huế, Thừa Thiên – Huế). Theo ông Sơn, nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống nói chung và nghề khảm xà cừ nói riêng được hình thành, phát triển trong cái nôi đồng bằng phía bắc cả nghìn năm qua. Ảnh: Bộ sưu tập vật dụng khảm xà cừ của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn.Dưới thời Lý, Trần, Lê, Mạc sản phẩm mỹ nghệ xà cừ chỉ dành riêng cho vua, quan sử dụng, làm tặng phẩm ngoại giao. Ảnh: Chân dung vua Bảo Đại.Sang thế kỉ 17, nghề khảm xà cừ ở Huế cũng được các chúa Nguyễn mang từ vùng đất tổ vào sau đó tiếp thu thêm kỹ thuật, mỹ thuật mới lạ của vùng đất phương nam. Ảnh: Quả - gỗ trắc ốc xà cừ đầu thế kỉ 20.Nghề khảm xà cừ ở Huế được Lê Quý Đôn ghi lại trong sách Phủ biên tạp lục: “Tại xứ Thuận Hóa, người ta dung xà cừ khảm vào bàn ghế, hộp quả, rương hòm, chuôi kiếm…”. Ảnh: Sản phẩm khảm xà cừ Cung tiến.Dấu ấn Huế - triều Nguyễn còn lưu lại trên các vật phẩm thủ công mỹ nghệ cung đình tiêu biểu như: chân dung vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương do Trần Bá Ôn (ở thôn Ngọc, Chuyên Mỹ, Hà Đông) dâng tặng. Ngoài ra còn có các vật phẩm khảm xà cừ do các quan địa phương đặt nghệ nhân làm riêng dâng tặng hoàng gia vào các dịp lễ… Ảnh: Vật dụng phục vụ quan lại.Dưới bàn tay tài hoa của những người thợ thủ công truyền thống, các vật dụng được khảm xà cừ tinh tế, công phu.Đông đảo người dân, du khách ngắm nghía bộ sưu tập của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn.
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn tổ chức triển lãm bộ sưu tập “Tinh hoa nghề khảm xà cừ truyền thống” tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán, 15A Lê Lợi (TP. Huế, Thừa Thiên – Huế). Theo ông Sơn, nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống nói chung và nghề khảm xà cừ nói riêng được hình thành, phát triển trong cái nôi đồng bằng phía bắc cả nghìn năm qua. Ảnh: Bộ sưu tập vật dụng khảm xà cừ của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn.
Dưới thời Lý, Trần, Lê, Mạc sản phẩm mỹ nghệ xà cừ chỉ dành riêng cho vua, quan sử dụng, làm tặng phẩm ngoại giao. Ảnh: Chân dung vua Bảo Đại.
Sang thế kỉ 17, nghề khảm xà cừ ở Huế cũng được các chúa Nguyễn mang từ vùng đất tổ vào sau đó tiếp thu thêm kỹ thuật, mỹ thuật mới lạ của vùng đất phương nam. Ảnh: Quả - gỗ trắc ốc xà cừ đầu thế kỉ 20.
Nghề khảm xà cừ ở Huế được Lê Quý Đôn ghi lại trong sách Phủ biên tạp lục: “Tại xứ Thuận Hóa, người ta dung xà cừ khảm vào bàn ghế, hộp quả, rương hòm, chuôi kiếm…”. Ảnh: Sản phẩm khảm xà cừ Cung tiến.
Dấu ấn Huế - triều Nguyễn còn lưu lại trên các vật phẩm thủ công mỹ nghệ cung đình tiêu biểu như: chân dung vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương do Trần Bá Ôn (ở thôn Ngọc, Chuyên Mỹ, Hà Đông) dâng tặng. Ngoài ra còn có các vật phẩm khảm xà cừ do các quan địa phương đặt nghệ nhân làm riêng dâng tặng hoàng gia vào các dịp lễ… Ảnh: Vật dụng phục vụ quan lại.
Dưới bàn tay tài hoa của những người thợ thủ công truyền thống, các vật dụng được khảm xà cừ tinh tế, công phu.
Đông đảo người dân, du khách ngắm nghía bộ sưu tập của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn.