Chử Toán Tử lên ngôi hoàng hậu từ khi còn rất trẻ. Bà cũng sớm phải sống cảnh góa bụa, trở thành hoàng thái hậu khi mới đôi mươi. Cả đời bà đã từng phò tá 6 đời hoàng đế. Ba lần phải trực tiếp lâm triều chấp chính. Mỗi lần đều đóng những vai khác nhau. Bằng tài năng, đức độ của mình, bà đã trở thành người đàn bà thép truyền kỳ hiếm có trong lịch sử Đông Tấn.Chử Toán Tử (324-384) là người Dương Địch, Hà Nam nay thuộc Vũ Châu, Hà Nam. Bà xuất thân danh gia vọng tộc, gia thế nhiều đời làm quan từ thời Đông Hán. Tổ phụ từng giữ chức thái thú Vũ Xương. Ngay từ nhỏ, bà đã sở hữu nhan sắc diễm lệ như hoa, phong thái tao nhã, nổi tiếng khắc vùng. Thành Đế Tư Mã Diễn nghe danh tiếng của bà, nên đã tuyển chọn đưa vào cung làm phi tử của em trai là Tư Mã Nhạc.Trước khi Tư Mã Diễn lâm chung ý nguyện muốn truyền ngôi lại cho em trai Tư Mã Nhạc chính là Tấn Khang Đế. Năm đó Chử Toán Tử lên ngôi hoàng hậu hoàn toàn ngoài ý muốn. Nhưng bất hạnh thay, chưa khoác áo hoàng hậu được bao lâu thì năm 344, Tư Mã Nhạc qua đời, bà được phong làm hoàng thái hậu.Mùng 1 tháng giêng năm 345, hoàng thái hậu Chử Toán Tử đanh thép bế hoàng thượng Tư Mã Đam mới 3 tuổi thượng triều nhận lời chúc phúc của văn võ bá quan. Bà đổi niên hiệu là Vĩnh Hòa, phò tá ấu đế lo chuyện triều chính. Đông Tấn bắt đầu bước vào thời kỳ thống trị của “nữ hoàng”.Năm 357, khi đó Tư Mã Đam đã được 15 tuổi, Chử thái hậu trao lại toàn quyền triều chính cho hoàng thượng. Bà lui về sống tại cung Sùng Đức, hàng ngày cầu kinh niệm Phật. Tháng 5/361, Tần Mục Đế Tư Mã Đam qua đời khi mới tròn 19 tuổi. Vì không có người nỗi dõi, nên quần thần đã lập con trưởng của Tấn Thành Đế là Tư Mã Phi Lang Nha Vương kế vị và trở thành là Tấn Ai Đế.Không ngờ Tấn Ai Đế là ông vua ngu dốt, không chuyên tâm triều chính, khi còn rất trẻ đã ốm liệt giường. Tình trạng triều chính kéo dài được hơn một năm thì các đại thần lại phải cầu cứu Chử thái hậu lâm triều nhiếp chính.Năm 365 tức năm thứ 5 Thăng Bình, Tấn Ai Đế qua đời khi mới 19 tuổi và cũng không có con nối dõi. Chử thái hậu đành phải đưa em trai Tấn Ai Đế là Tư Mã Dịch lên kế vị và trở thành Tấn Phế Đế. Bà tiếp tục lâm triều điều hành mọi việc.Đến năm 371, Hoàn Ôn đã ép thái hậu phế con đẻ là Tấn Phế Đế Tư Mã Dịch thành Đông Hải Vương, lập thừa tướng Tư Mã Dục kế vị thành Tấn Giản Văn Đế. Vì con đẻ giờ là Đông Hải Vương nên Chử thái hậu không thiết tha thượng triều. Bà được tôn thành Sùng Đức thái hậu và lui về ở trong cung Sùng Đức.Năm thứ hai Hàm An tức năm 372, Giản Văn Đế qua đời, thái tử Tư Mã Diệu tức vị trở thành Tấn Hiếu Vũ Đế. Hoàng đế tuổi còn nhỏ, Hoàn Ôn lại qua đời không có ai đáng tin cận để phò tá ấu đế. Triều chính loạn lạc rối ren. Dù bản thân muốn lánh xa sự phức tạp của triều chính nhưng bà biết chỉ có sự xuất hiện của bà mới dẹp yên được triều chính. Một lần nữa người đàn bà thép lại lâm triều dẹp loạn.Nguyên niên Thái Nguyên tức năm 376, lúc này Hiếu Vũ Đế đã trưởng thành, Chử thái hậu đã giao lại quyền triều chính cho Hiếu Vũ Đế và phục xưng là Sùng Đức thái hậu.Mùng 1/6/384 tức năm thứ 9 Thái Nguyên. Chử thái hậu qua đời ở điện Hiển Dương, thọ 61 tuổi, thụy hiệu là Khang Hiến hoàng hậu. Hiếu Vũ Đế đã tổ chức tang lễ với đầy đủ các lễ nghi trang trọng nhất và để tang bà trong vòng 1 năm. Ngày 28/7 cùng năm, Chử Thái hậu được an táng tại lăng Sùng Bình.
Chử Toán Tử lên ngôi hoàng hậu từ khi còn rất trẻ. Bà cũng sớm phải sống cảnh góa bụa, trở thành hoàng thái hậu khi mới đôi mươi. Cả đời bà đã từng phò tá 6 đời hoàng đế. Ba lần phải trực tiếp lâm triều chấp chính. Mỗi lần đều đóng những vai khác nhau. Bằng tài năng, đức độ của mình, bà đã trở thành người đàn bà thép truyền kỳ hiếm có trong lịch sử Đông Tấn.
Chử Toán Tử (324-384) là người Dương Địch, Hà Nam nay thuộc Vũ Châu, Hà Nam. Bà xuất thân danh gia vọng tộc, gia thế nhiều đời làm quan từ thời Đông Hán. Tổ phụ từng giữ chức thái thú Vũ Xương. Ngay từ nhỏ, bà đã sở hữu nhan sắc diễm lệ như hoa, phong thái tao nhã, nổi tiếng khắc vùng. Thành Đế Tư Mã Diễn nghe danh tiếng của bà, nên đã tuyển chọn đưa vào cung làm phi tử của em trai là Tư Mã Nhạc.
Trước khi Tư Mã Diễn lâm chung ý nguyện muốn truyền ngôi lại cho em trai Tư Mã Nhạc chính là Tấn Khang Đế. Năm đó Chử Toán Tử lên ngôi hoàng hậu hoàn toàn ngoài ý muốn. Nhưng bất hạnh thay, chưa khoác áo hoàng hậu được bao lâu thì năm 344, Tư Mã Nhạc qua đời, bà được phong làm hoàng thái hậu.
Mùng 1 tháng giêng năm 345, hoàng thái hậu Chử Toán Tử đanh thép bế hoàng thượng Tư Mã Đam mới 3 tuổi thượng triều nhận lời chúc phúc của văn võ bá quan. Bà đổi niên hiệu là Vĩnh Hòa, phò tá ấu đế lo chuyện triều chính. Đông Tấn bắt đầu bước vào thời kỳ thống trị của “nữ hoàng”.
Năm 357, khi đó Tư Mã Đam đã được 15 tuổi, Chử thái hậu trao lại toàn quyền triều chính cho hoàng thượng. Bà lui về sống tại cung Sùng Đức, hàng ngày cầu kinh niệm Phật. Tháng 5/361, Tần Mục Đế Tư Mã Đam qua đời khi mới tròn 19 tuổi. Vì không có người nỗi dõi, nên quần thần đã lập con trưởng của Tấn Thành Đế là Tư Mã Phi Lang Nha Vương kế vị và trở thành là Tấn Ai Đế.
Không ngờ Tấn Ai Đế là ông vua ngu dốt, không chuyên tâm triều chính, khi còn rất trẻ đã ốm liệt giường. Tình trạng triều chính kéo dài được hơn một năm thì các đại thần lại phải cầu cứu Chử thái hậu lâm triều nhiếp chính.
Năm 365 tức năm thứ 5 Thăng Bình, Tấn Ai Đế qua đời khi mới 19 tuổi và cũng không có con nối dõi. Chử thái hậu đành phải đưa em trai Tấn Ai Đế là Tư Mã Dịch lên kế vị và trở thành Tấn Phế Đế. Bà tiếp tục lâm triều điều hành mọi việc.
Đến năm 371, Hoàn Ôn đã ép thái hậu phế con đẻ là Tấn Phế Đế Tư Mã Dịch thành Đông Hải Vương, lập thừa tướng Tư Mã Dục kế vị thành Tấn Giản Văn Đế. Vì con đẻ giờ là Đông Hải Vương nên Chử thái hậu không thiết tha thượng triều. Bà được tôn thành Sùng Đức thái hậu và lui về ở trong cung Sùng Đức.
Năm thứ hai Hàm An tức năm 372, Giản Văn Đế qua đời, thái tử Tư Mã Diệu tức vị trở thành Tấn Hiếu Vũ Đế. Hoàng đế tuổi còn nhỏ, Hoàn Ôn lại qua đời không có ai đáng tin cận để phò tá ấu đế. Triều chính loạn lạc rối ren. Dù bản thân muốn lánh xa sự phức tạp của triều chính nhưng bà biết chỉ có sự xuất hiện của bà mới dẹp yên được triều chính. Một lần nữa người đàn bà thép lại lâm triều dẹp loạn.
Nguyên niên Thái Nguyên tức năm 376, lúc này Hiếu Vũ Đế đã trưởng thành, Chử thái hậu đã giao lại quyền triều chính cho Hiếu Vũ Đế và phục xưng là Sùng Đức thái hậu.
Mùng 1/6/384 tức năm thứ 9 Thái Nguyên. Chử thái hậu qua đời ở điện Hiển Dương, thọ 61 tuổi, thụy hiệu là Khang Hiến hoàng hậu. Hiếu Vũ Đế đã tổ chức tang lễ với đầy đủ các lễ nghi trang trọng nhất và để tang bà trong vòng 1 năm. Ngày 28/7 cùng năm, Chử Thái hậu được an táng tại lăng Sùng Bình.