Lịch sử phong kiến ghi nhận một số hoàng đế Trung Quốc có tính cách hung bạo, đáng sợ khi giết hại nhiều người mà không cảm thấy lo lắng, cắn rứt lương tâm. Một người trong số đó là Minh Thành Tổ Chu Đệ.Chu Đệ (1402 - 1424) là con trai của hoàng đế nhà Minh Chu Nguyên Chương. Khi còn sống, Chu Nguyên Chương phong cho Chu Đệ làm Yên Vương.Sau khi Thái tử Ý Văn Chu Tiêu qua đời, Chu Nguyên Chương lại lập Hoàng tôn Chu Doãn Văn (con trai Thái tử Ý Văn) làm trữ quân.Sau khi Chu Nguyên Chương băng hà, Chu Doãn Văn đăng cơ lên ngôi hoàng đế. Từ đó, vị tân vương này thực hiện một loạt hành động giáng chức và tiêu diệt quyền lực của những người trong hoàng tộc nhà Minh đe dọa đến địa vị của ông.Chính điều này khiến Chu Đệ nuôi hận trong lòng và âm thầm nuôi binh để tạo phản.Vào năm 1402, sau khi dấy binh làm phản lật đổ cháu trai khỏi ngai vàng, Chu Đệ lên ngôi hoàng đế nhà Minh và đợc gọi là Vĩnh Lạc hay Minh Thành Tổ.Sau khi lên ngôi, Minh Thành Tổ cho người xây dựng Tử Cấm Thành. Hai ngày sau khi hoàng cung xa hoa lộng lẫy hoàn thành, hoàng đế Vĩnh Lạc ra lệnh thảm sát gần 3.000 người trong cung.Theo đó, Tử Cấm Thành biến thành "biển máu" khi nhiều phi tần, thái giám, cung nữ bị sát hại.Nguyên nhân vụ thảm sát này được các nhà sử học cho hay xuất phát từ việc Minh Thành Tổ nhận được tin báo có phi tần trong cung dan díu với thái giám.Dù Minh Thành Tổ sai người tra khảo toàn bộ người trong cung nhưng đều không có người nào nhận tội. Trong lúc tức giận vì cho rằng bản thân bị "cắm sừng", vị hoàng đế nhà Minh quyết định giết gần 3.000 người. Ảnh trong bài mang tính minh họa. Mời độc giả xem video: Kiến trúc sư người Việt bí ẩn phía sau Tử Cấm Thành. Nguồn: VTV4.
Lịch sử phong kiến ghi nhận một số hoàng đế Trung Quốc có tính cách hung bạo, đáng sợ khi giết hại nhiều người mà không cảm thấy lo lắng, cắn rứt lương tâm. Một người trong số đó là Minh Thành Tổ Chu Đệ.
Chu Đệ (1402 - 1424) là con trai của hoàng đế nhà Minh Chu Nguyên Chương. Khi còn sống, Chu Nguyên Chương phong cho Chu Đệ làm Yên Vương.
Sau khi Thái tử Ý Văn Chu Tiêu qua đời, Chu Nguyên Chương lại lập Hoàng tôn Chu Doãn Văn (con trai Thái tử Ý Văn) làm trữ quân.
Sau khi Chu Nguyên Chương băng hà, Chu Doãn Văn đăng cơ lên ngôi hoàng đế. Từ đó, vị tân vương này thực hiện một loạt hành động giáng chức và tiêu diệt quyền lực của những người trong hoàng tộc nhà Minh đe dọa đến địa vị của ông.
Chính điều này khiến Chu Đệ nuôi hận trong lòng và âm thầm nuôi binh để tạo phản.
Vào năm 1402, sau khi dấy binh làm phản lật đổ cháu trai khỏi ngai vàng, Chu Đệ lên ngôi hoàng đế nhà Minh và đợc gọi là Vĩnh Lạc hay Minh Thành Tổ.
Sau khi lên ngôi, Minh Thành Tổ cho người xây dựng Tử Cấm Thành. Hai ngày sau khi hoàng cung xa hoa lộng lẫy hoàn thành, hoàng đế Vĩnh Lạc ra lệnh thảm sát gần 3.000 người trong cung.
Theo đó, Tử Cấm Thành biến thành "biển máu" khi nhiều phi tần, thái giám, cung nữ bị sát hại.
Nguyên nhân vụ thảm sát này được các nhà sử học cho hay xuất phát từ việc Minh Thành Tổ nhận được tin báo có phi tần trong cung dan díu với thái giám.
Dù Minh Thành Tổ sai người tra khảo toàn bộ người trong cung nhưng đều không có người nào nhận tội. Trong lúc tức giận vì cho rằng bản thân bị "cắm sừng", vị hoàng đế nhà Minh quyết định giết gần 3.000 người. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Mời độc giả xem video: Kiến trúc sư người Việt bí ẩn phía sau Tử Cấm Thành. Nguồn: VTV4.