Đàn ông cổ đại có cắt bao quy đầu? Thời Trung Quốc cổ đại, đại đa số đàn ông đều yêu thích cơ thể mình, Chỉ có một số dân tộc thiểu số mới có truyền thống cát lễ (cắt bao quy đầu). Việc cắt bao quy đầu ở nước ngoài có thể là chuyện bình thường, ví như bức phù điêu của Ai Cập cổ đại miêu tả lễ cắt bao quy đầu công nhận tư cách cho đàn ông trưởng thành. Nguyên nhân của truyền thống cắt bao quy đầu không phải là vì vệ sinh, mà là sự sùng bái của người cổ đại đối với dương vật. Họ cho rằng bao quy đầu chính là sự khiếm khuyết vẻ bề ngoài. Quần áo thời cổ đại, phần trên chính là “áo”, phần dưới là xiêm áo. Xiêm áo có hình dáng gần giống như váy, nói đúng như là miếng khố che. Mãi đến thời Xuân Thu mới xuất hiện quần. Sau này, mỗi lần phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt, bên trong sẽ mặc thêm một cái quần cũ để tránh thấm bẩn ra quần ngoài. Dần dần đàn ông cũng bắt chước theo, trải qua nhiều thay đổi và cách tân mà thành quần lót như ngày nay.Người Trung Quốc cổ đại chưa có bao cao su và các dụng cụ tránh thai, vậy làm cách nào để tránh thai? Hoàng đế cổ đại Trung Quốc, sau khi lâm hạnh phi tần, nếu không muốn phi tần đó mang long chủng sẽ lệnh cho thái giám treo ngược phi tần lên, dùng dung dịch hồng hoa rửa sạch phần phụ. Những kỹ nữ thanh lâu thì uống một loại canh tránh thai có tên là “lương dược”. Nhưng hiệu quả không phải lúc nào cũng đạt 100%. Thậm chí có người còn uống cả thủy ngân để tránh thai. Đương nhiên đa số người cổ đại không biết cách tránh thai tuyệt đối.Người Trung Quốc cổ đại làm cách nào để giảm béo? Liệu có phương thuốc giảm béo gia truyền không? So với thời đại ngày nay, công nghệ giảm béo nở rộ thì người cổ đại dùng cách đơn giản hơn rất nhiều. Họ sẽ thường xuyên uống trà để giảm béo. Nhưng trên thực tế, dân đen cổ đại rất vất vả, ngày đêm lao động nặng nhọc, ăn không đủ nói gì ăn thịt ăn cá nên khó mà béo phì. Người béo phì chủ yếu giới quý tộc và kẻ có tiền. Ngoài ra, người cổ đại cho rằng chỉ cần bấm huyệt đạo sẽ có bộ ngực nở nang đầy đặn.Phụ nữ Trung Quốc cổ đại có triệt lông trên cơ thể không? Trên thực tế, từ xa xưa phụ nữ cổ đại đã hết sức sùng bái việc cạo lông mày, sau đó dùng một loại thuốc màu đen để vẽ lại chân mày. Phụ nữ cổ đại còn có trào lưu “vãn diện” tức dùng chỉ se da mặt để loại bỏ lớp lông tơ. Người xưa có câu đàn ông yêu sĩ diện nhưng xem ra phụ nữ cũng không chịu kém cạnh.Hoàng đế có tam cung lục viện, giai nhân 3000 người. Đây chỉ là một con số ước lượng để chỉ số phi tần, cung nữ của hoàng đế là rất nhiều. Nhưng trong lịch sử Trung Quốc, có những hoàng đế sở hữu số mỹ nữ còn nhiều hơn con số kể trên. Nổi tiếng nhất phải kể đến hôn quân Tùy Dương Đế, từng hạ chiếu tuyển mỹ nữ với quy mô khắp thiên hạ và tuyển gần 3000 thiếu nữ đồng trinh nhập cung. Tiếp đến là Đường Huyền Tông, đừng nhìn vào mối tình kinh thiên động địa của ông ta và Dương Quý Phi mà nghĩ ông không màng đến giai nhân khác, thực ra số giai nhân trong hậu cung của ông ta nhiều đến mức chỉ cần mỗi ngày lâm hạnh một nàng cũng phải hơn trăm năm mới hết một vòng.Người cổ đại thường học phúc ngũ xa, ngũ xa rốt cuộc chứa bao nhiêu sách? Xa ở đây chính là xe ngựa, xe trâu. Đây chính là nói đến thái độ nghiêm túc và chăm chỉ đọc sách của danh gia Thi Huệ thời chiến quốc. Mỗi lần có việc ra khỏi nhà, ông đều mang theo 5 xe thẻ tre để trên đường tranh thủ đọc. Không ai biết chính xác quãng đường xa bao nhiêu và ông ta có thể xem hiểu được bao nhiêu. Nhưng rõ ràng thái độ của ông thế đã là quá nghiêm túc và miệt mài. 5 xe thẻ tre cũng không phải chỉ có vài quyển sách mà nếu chép liền vào thì ngay đến “cổ văn quan chỉ” cũng không hết.Người cổ đại bao lâu thì tắm gội một lần? Vào thời đó, con người đã có ý thức vệ sinh rất tốt. Ngay từ thời tiền Tần đã quy ước “ba ngày gội đầu một lần, 5 ngày tắm gội một lần. Đến thời Hán có quy định “hưu mộc” tức quy định quan viên cứ đi làm 5 ngày sẽ được nghỉ một ngày để tắm gội.Người xưa đã rất có ý thức bảo vệ môi trường, việc xả rác bừa bãi là rất ít. Trước đây hàng nghìn năm con người đã biết cách tập trung rác thải để xử lý, tận dụng những hang hốc tự nhiên hoặc nhân tạo để đổ rác tập trung. Cách giải quyết nhanh nhất chính là đốt, những vật không đốt được sau đó sẽ được chôn xuống đất. Di chỉ của bãi rác cổ đại đa phần là mảnh gốm.Khi môi trường sống chưa bị ô nhiễm nên nước sông, nước suối hay nước giếng nước mưa đều có thể uống trực tiếp. Tuy nhiên cũng có lúc họ đun sôi để uống hoặc pha trà, hoặc dùng để đề phòng nguồn nước đã bị ô nhiễm bởi vì những bệnh dịch hoành hành.Bản đồ cổ xưa nhất ở Trung Quốc xuất hiện từ thời Hán cách đây hơn 2000 năm. “ Chế đồ lục thể” do nhà địa lý học thời Tây Tấn Bùi Tú sáng lập chính là độ chính xác khá lớn dành cho việc biên tập và sản xuất bản đồ. Bản đồ cổ lấy bước chân làm cơ sở để định lượng, vì thế những người vẽ bản đồ đầu tiên cần phải làm người khổ hành giả như Đường Tăng, cần phải mất hơn 10 năm mới có thể tạo ra được một tấm bản đồ.Người xưa đã biết dùng những nguyên liệu tự nhiên để chế thuốc phòng chống sâu bọ. Thực vật có thể dùng gia thảo, hoa hồi v…v…, động vật gồm tro con trai, nước cá tanh… hoặc các chất khoáng sản như muối, lưu huỳnh, than đá, thạch tín… Cách sử dụng cũng rất đa dạng, trộn lẫn với hạt giống, trồng cùng với cây, ngâm nước hoặc nấu thành dung dịch phun rượu, đốt lửa hun khói hoặc bôi vào những chỗ có sâu bọ. Ngay từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, chính quyền đã có hẳn một bộ phận chuyên trách phòng trừ sâu bọ có hại do quan viên quản lý. Mỗi khi mùa sâu bọ hoặc côn trùng có hại đến, đâu đâu cũng có thể gặp cảnh tượng “toàn dân bắt sâu bọ”.Theo ghi chép trong lịch sử, đối với các công chức trong nha môn thời gian làm việc hai mùa xuân đông sẽ bắt đầu từ 6 giờ sáng. Hai mùa hè thu sẽ bắt đầu từ 5 rưỡi sáng. Nếu ai đến muộn hoặc nghỉ làm không báo cáo sẽ tùy theo tình tiết nặng nhẹ để đưa ra hình phạt thích hợp.Học sinh thời cổ đại không có kỳ nghỉ được quy định như bây giờ, trừ những ngày lễ như năm mới, tết Đoan ngọ mới được nghỉ. Nhiệm vụ của học sinh là hàng ngày khổ luyện đèn sách, trước khi thi còn phải treo ngược người lên cao hoặc đục lỗ trên tường cho lọt sáng để chạy nước rút cho cuộc thi.Trẻ con cổ đại mới sinh sống dựa hoàn toàn bằng sữa và kháng thể trong sữa của mẹ. Đến một độ tuổi nhất định trẻ mới uống sữa động vật, nếu mẹ mất sữa thì đi “xin sữa”. Những nhà nghèo mẹ mất sữa thì phải dùng gạo nấu chắt lấy nước làm thức ăn thay thế.
Đàn ông cổ đại có cắt bao quy đầu? Thời Trung Quốc cổ đại, đại đa số đàn ông đều yêu thích cơ thể mình, Chỉ có một số dân tộc thiểu số mới có truyền thống cát lễ (cắt bao quy đầu). Việc cắt bao quy đầu ở nước ngoài có thể là chuyện bình thường, ví như bức phù điêu của Ai Cập cổ đại miêu tả lễ cắt bao quy đầu công nhận tư cách cho đàn ông trưởng thành. Nguyên nhân của truyền thống cắt bao quy đầu không phải là vì vệ sinh, mà là sự sùng bái của người cổ đại đối với dương vật. Họ cho rằng bao quy đầu chính là sự khiếm khuyết vẻ bề ngoài.
Quần áo thời cổ đại, phần trên chính là “áo”, phần dưới là xiêm áo. Xiêm áo có hình dáng gần giống như váy, nói đúng như là miếng khố che. Mãi đến thời Xuân Thu mới xuất hiện quần. Sau này, mỗi lần phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt, bên trong sẽ mặc thêm một cái quần cũ để tránh thấm bẩn ra quần ngoài. Dần dần đàn ông cũng bắt chước theo, trải qua nhiều thay đổi và cách tân mà thành quần lót như ngày nay.
Người Trung Quốc cổ đại chưa có bao cao su và các dụng cụ tránh thai, vậy làm cách nào để tránh thai? Hoàng đế cổ đại Trung Quốc, sau khi lâm hạnh phi tần, nếu không muốn phi tần đó mang long chủng sẽ lệnh cho thái giám treo ngược phi tần lên, dùng dung dịch hồng hoa rửa sạch phần phụ. Những kỹ nữ thanh lâu thì uống một loại canh tránh thai có tên là “lương dược”. Nhưng hiệu quả không phải lúc nào cũng đạt 100%. Thậm chí có người còn uống cả thủy ngân để tránh thai. Đương nhiên đa số người cổ đại không biết cách tránh thai tuyệt đối.
Người Trung Quốc cổ đại làm cách nào để giảm béo? Liệu có phương thuốc giảm béo gia truyền không? So với thời đại ngày nay, công nghệ giảm béo nở rộ thì người cổ đại dùng cách đơn giản hơn rất nhiều. Họ sẽ thường xuyên uống trà để giảm béo. Nhưng trên thực tế, dân đen cổ đại rất vất vả, ngày đêm lao động nặng nhọc, ăn không đủ nói gì ăn thịt ăn cá nên khó mà béo phì. Người béo phì chủ yếu giới quý tộc và kẻ có tiền. Ngoài ra, người cổ đại cho rằng chỉ cần bấm huyệt đạo sẽ có bộ ngực nở nang đầy đặn.
Phụ nữ Trung Quốc cổ đại có triệt lông trên cơ thể không? Trên thực tế, từ xa xưa phụ nữ cổ đại đã hết sức sùng bái việc cạo lông mày, sau đó dùng một loại thuốc màu đen để vẽ lại chân mày. Phụ nữ cổ đại còn có trào lưu “vãn diện” tức dùng chỉ se da mặt để loại bỏ lớp lông tơ. Người xưa có câu đàn ông yêu sĩ diện nhưng xem ra phụ nữ cũng không chịu kém cạnh.
Hoàng đế có tam cung lục viện, giai nhân 3000 người. Đây chỉ là một con số ước lượng để chỉ số phi tần, cung nữ của hoàng đế là rất nhiều. Nhưng trong lịch sử Trung Quốc, có những hoàng đế sở hữu số mỹ nữ còn nhiều hơn con số kể trên. Nổi tiếng nhất phải kể đến hôn quân Tùy Dương Đế, từng hạ chiếu tuyển mỹ nữ với quy mô khắp thiên hạ và tuyển gần 3000 thiếu nữ đồng trinh nhập cung. Tiếp đến là Đường Huyền Tông, đừng nhìn vào mối tình kinh thiên động địa của ông ta và Dương Quý Phi mà nghĩ ông không màng đến giai nhân khác, thực ra số giai nhân trong hậu cung của ông ta nhiều đến mức chỉ cần mỗi ngày lâm hạnh một nàng cũng phải hơn trăm năm mới hết một vòng.
Người cổ đại thường học phúc ngũ xa, ngũ xa rốt cuộc chứa bao nhiêu sách? Xa ở đây chính là xe ngựa, xe trâu. Đây chính là nói đến thái độ nghiêm túc và chăm chỉ đọc sách của danh gia Thi Huệ thời chiến quốc. Mỗi lần có việc ra khỏi nhà, ông đều mang theo 5 xe thẻ tre để trên đường tranh thủ đọc. Không ai biết chính xác quãng đường xa bao nhiêu và ông ta có thể xem hiểu được bao nhiêu. Nhưng rõ ràng thái độ của ông thế đã là quá nghiêm túc và miệt mài. 5 xe thẻ tre cũng không phải chỉ có vài quyển sách mà nếu chép liền vào thì ngay đến “cổ văn quan chỉ” cũng không hết.
Người cổ đại bao lâu thì tắm gội một lần? Vào thời đó, con người đã có ý thức vệ sinh rất tốt. Ngay từ thời tiền Tần đã quy ước “ba ngày gội đầu một lần, 5 ngày tắm gội một lần. Đến thời Hán có quy định “hưu mộc” tức quy định quan viên cứ đi làm 5 ngày sẽ được nghỉ một ngày để tắm gội.
Người xưa đã rất có ý thức bảo vệ môi trường, việc xả rác bừa bãi là rất ít. Trước đây hàng nghìn năm con người đã biết cách tập trung rác thải để xử lý, tận dụng những hang hốc tự nhiên hoặc nhân tạo để đổ rác tập trung. Cách giải quyết nhanh nhất chính là đốt, những vật không đốt được sau đó sẽ được chôn xuống đất. Di chỉ của bãi rác cổ đại đa phần là mảnh gốm.
Khi môi trường sống chưa bị ô nhiễm nên nước sông, nước suối hay nước giếng nước mưa đều có thể uống trực tiếp. Tuy nhiên cũng có lúc họ đun sôi để uống hoặc pha trà, hoặc dùng để đề phòng nguồn nước đã bị ô nhiễm bởi vì những bệnh dịch hoành hành.
Bản đồ cổ xưa nhất ở Trung Quốc xuất hiện từ thời Hán cách đây hơn 2000 năm. “ Chế đồ lục thể” do nhà địa lý học thời Tây Tấn Bùi Tú sáng lập chính là độ chính xác khá lớn dành cho việc biên tập và sản xuất bản đồ. Bản đồ cổ lấy bước chân làm cơ sở để định lượng, vì thế những người vẽ bản đồ đầu tiên cần phải làm người khổ hành giả như Đường Tăng, cần phải mất hơn 10 năm mới có thể tạo ra được một tấm bản đồ.
Người xưa đã biết dùng những nguyên liệu tự nhiên để chế thuốc phòng chống sâu bọ. Thực vật có thể dùng gia thảo, hoa hồi v…v…, động vật gồm tro con trai, nước cá tanh… hoặc các chất khoáng sản như muối, lưu huỳnh, than đá, thạch tín… Cách sử dụng cũng rất đa dạng, trộn lẫn với hạt giống, trồng cùng với cây, ngâm nước hoặc nấu thành dung dịch phun rượu, đốt lửa hun khói hoặc bôi vào những chỗ có sâu bọ. Ngay từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, chính quyền đã có hẳn một bộ phận chuyên trách phòng trừ sâu bọ có hại do quan viên quản lý. Mỗi khi mùa sâu bọ hoặc côn trùng có hại đến, đâu đâu cũng có thể gặp cảnh tượng “toàn dân bắt sâu bọ”.
Theo ghi chép trong lịch sử, đối với các công chức trong nha môn thời gian làm việc hai mùa xuân đông sẽ bắt đầu từ 6 giờ sáng. Hai mùa hè thu sẽ bắt đầu từ 5 rưỡi sáng. Nếu ai đến muộn hoặc nghỉ làm không báo cáo sẽ tùy theo tình tiết nặng nhẹ để đưa ra hình phạt thích hợp.
Học sinh thời cổ đại không có kỳ nghỉ được quy định như bây giờ, trừ những ngày lễ như năm mới, tết Đoan ngọ mới được nghỉ. Nhiệm vụ của học sinh là hàng ngày khổ luyện đèn sách, trước khi thi còn phải treo ngược người lên cao hoặc đục lỗ trên tường cho lọt sáng để chạy nước rút cho cuộc thi.
Trẻ con cổ đại mới sinh sống dựa hoàn toàn bằng sữa và kháng thể trong sữa của mẹ. Đến một độ tuổi nhất định trẻ mới uống sữa động vật, nếu mẹ mất sữa thì đi “xin sữa”. Những nhà nghèo mẹ mất sữa thì phải dùng gạo nấu chắt lấy nước làm thức ăn thay thế.