Hoàng đế cuối cùng nhà Thanh tiết lộ điều đáng sợ về lãnh cung

Google News

Từ xa xưa đã có nhiều câu chuyện đồn đoán về lãnh cũng trong Tử Cấm Thành, tiết lộ dưới đây của hoàng đế Phổ Nghi – hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh khiến nhiều người ‘xanh mặt’.

Hoang de cuoi cung nha Thanh tiet lo dieu dang so ve lanh cung

Từ xưa đến nay, lãnh cung vẫn là 1 địa điểm bí ẩn khiến người đời sau không khỏi tò mò. Lãnh cung là nơi giam giữ những phi tần, cung nữ thất sủng hoặc phạm tội. Đây là một nơi tối tăm, lạnh lẽo, nơi những người phụ nữ này phải sống cuộc đời cô quạnh, đau khổ.

Hoang de cuoi cung nha Thanh tiet lo dieu dang so ve lanh cung-Hinh-2

Hình ảnh lãnh cung.

Trong cuốn hồi kí của vua Phổ Nghi – hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh tiết lộ lãnh cung là cách gọi chung nơi ở hoặc giam giữ những phi tần bị hoàng đế phế bỏ, trừng phạt vì phạm vào đại tội. Do đó, lãnh cung có thể là bất cứ căn phòng nào trong Tử Cấm Thành. Phi tần ở cung nào thì sẽ trở thành lãnh cung nếu bị hoàng đế phế bỏ.

Hoang de cuoi cung nha Thanh tiet lo dieu dang so ve lanh cung-Hinh-3

Như vậy ở các triều đại khác nhau, lãnh cung sẽ ở những vị trí khác nhau. Ví dụ như dưới thời nhà Minh, Cảnh Dương Cung từng là lãnh cung nơi giam giữ những phi tần bị phế bỏ của hoàng đế Vạn Lịch. Thời vua Quang Tự, Trân Phi từng sống trong lãnh cung tại Cảnh Kỳ Các.

Hoang de cuoi cung nha Thanh tiet lo dieu dang so ve lanh cung-Hinh-4

Cuộc sống trong lãnh cung của các phi tần được ví như ‘chốn địa ngục’ bởi hoàn toàn không được ra ngoài, mất sự sủng hạnh của hoàng thượng, không còn cung nữ thái giám hầu hạ chăm sóc. Họ thiếu thốn từ đồ ăn đến những đồ dùng hàng ngày. Ngay cả khi đau ốm, bệnh tật cũng không được thái y thăm khám, bốc thuốc, cứ sống như vậy đến cuối đời.

Những phi tần bị đày vào lãnh cung thường không “trụ” được quá lâu, chỉ sau 1 thời gian sống cảnh thiếu thốn, bệnh tật, u uất đều qua đời khi còn rất trẻ. Thậm chí, nhiều người phát điên, tìm đến cái chết để giải thoát khỏi cuộc sống như địa ngục trong lãnh cung.

Có lẽ lãnh cung là nơi chứng kiến những cái chết đau thương nhất trong Tử Cấm Thành, vì vậy mà Tử Cấm Thành không mở cửa đón khách tham quan lãnh cung.

Theo PV/sohuutritue.net.vn

>> xem thêm

Bình luận(0)