Đồng Xương công chúa nhan sắc kiều diễm, đa tài đa nghệ, vì phát hiện mẹ đẻ loạn luận với chồng mình, nàng uất ức mà chết, khép lại một kiếp hồng nhan bạc phận. Nàng sinh năm thứ ba Đại Trung Đường Tuyên Tông tức năm 849. Cha là Đường Ý Tông, mẹ là Quách thục phi được mệnh danh là “đệ nhất mỹ nữ thành Trường An”.Nàng không chỉ được thừa hưởng nét đẹp của mẹ, tính cách lại vô cùng dịu dàng, ngoan hiền, đa tài đa nghệ, cầm kỳ thi họa đều tài, thêu thùa đan lát đều thạo.Tương truyền, nàng có thể thêu được 3 ngàn con uyên ương, với hình thái vô cùng sinh động và đầy sắc màu trên một mặt gối có kích cỡ bình thường. Chính vì thế, nàng được Đường Ý Tông vô cùng cưng chiều và coi như báu vật và “phúc tinh” trong cung.Tháng giêng năm thứ 10 Hàm Thông tức năm 869, sau khi chọn lựa gắt gao hoàng đế và hoàng phi đã quyết định gả Đồng Xương công chúa cho tân khoa tiến sĩ Vi Bảo Hoành. Để thể hiện tình yêu thương vô bờ dành cho con gái rượu, khi nàng xuất giá, Ý Tông hoàng đế chuẩn bị đầy đủ cho nàng được sống một cuộc sống cực kỳ xa hoa.Đầu tiên, ông ban cho nàng rất nhiều châu báu, tương truyền số châu báu đó gần như đã vét sạch châu báu trong ngân khố quốc gia. Ngoài ra, Ý Tông hoàng đế vẫn lo sợ con gái cưng của mình không có tiền mặt tiêu, nên ban thêm cho nàng 500 vạn quan tiền mặt.Để đáp ứng khẩu vị của công chúa, Đường Ý Tông đã lệnh cho đầu bếp của hoàng cung chuẩn bị rất nhiều sơn hào hải vị. Những vải vóc mà công chuá thường mặc cũng được chuẩn bị sẵn để nàng tiện may xiêm y. Việc đi lại được ban cho xe Thất Bảo. Món quà này e rằng ngay đến Thái Bình công chúa, An Lạc công chúa sống ở thời hưng thịnh nhất cũng khó mà mơ tới.Sau khi kết hôn được một năm, một hôm đang giấc ngủ trưa công chúa Đồng Xương tự dưng mơ thấy một mỹ nhân nói rằng: “Ta là Phan Ngọc Nhi của Nam Tề, ta đến để lấy lại trâm cửu loan của ta”. Trâm cửu loan chính là một trang sức Đồng Xương công chúa thường dùng. Trên chiếc trâm có hình chín con phượng, mỗi con có một màu sắc và dáng vẻ hoàn toàn khác nhau và vô cùng sinh động. Trên thân cây trâm còn khắc hai chữ "Ngọc Nhi".Khi tỉnh dậy, Đồng Xương công chúa cảm thấy kỳ lạ bèn kể câu chuyện với thị nữ của mình nhưng rồi câu chuyện cũng trôi vào quên lãng. Năm thứ 11 Hàm Thông tức năm 870, đột nhiên công chúa mắc bệnh hiểm nghèo. Hoàng thượng đau lòng cho triệu các danh y nổi tiếng trong thiên hạ đến trị bệnh cho công chúa. Nhưng kỳ lạ thay, sau khi bắt mạch tất cả đều lắc đầu không biết công chúa mắc phải bệnh gì. Tháng 8 cùng năm Đồng Xương công chúa qua đời khi đó mới được 21 tuổi và được truy phong là Vệ Quốc công chúa, thụy Văn Ý.Lên quan đến cái chết của Đồng Xương công chúa có rất nhiều tương truyền. Có truyền thuyết nói rằng bệnh của công chúa do hồn ma của “Ngọc Nhi” bắt. “Ngọc Nhi” vốn là Phan thục phi Nam Tề, cây trâm cửu loan vốn là vật tuẫn táng theo nàng ấy khi về cửu tuyền. Chính vì thế, Đồng Xương công chúa không nên dùng nó. Sau khi công chúa qua đời, cây trâm cửu loan cũng thất lạc ở đâu không rõ tung tích.Nhưng trong “Tân Đường thư” có ghi chép rằng, bệnh của công chúa do tâm bệnh. Khi công chúa mắc bệnh, Quách thục phi mượn cớ đến thăm con và thông dâm với con rể là phò mã Vi Bảo Hoành. Công chúa biết chuyện nên bệnh ngày càng nặng. Uất hận việc làm của mẹ đẻ và chồng nên bệnh của nàng càng ngày càng nặng, không có thuốc gì chữa được.Cái chết của nàng là cú sốc rất lớn đối với Đường Ý Tông. Năm thứ 12 Hàm Thông tức năm 871, trước tết Nguyên Tiêu một ngày, Ý Tông hoàng đế đã tổ chức tang lễ vô cùng long trọng cho công chúa. Ông muốn khi nàng chết cũng phải được sống cuộc sống xa hoa. Vì thế, những vật tùy táng đều vô cùng xa xỉ. Thậm chí vú nuôi của nàng cũng được tùy táng theo.Khi phát tang, đích thân Ý Tông hoàng đế viết điếu văn cho nàng. Ông ta còn ra lệnh cho tất cả các đại thần đều phải viết lời phúng điếu, kể cả tể tướng. Văn võ bá quan đều phải mang theo điếu văn do mình viết và vàng bạc châu báu đến phúng viếng nàng. Khi di quan, Đường Ý Tông và Quách thục phi khóc lóc vật vã đích thân đưa linh cữu nàng Diên Hưng Môn.Sau này, Vi Bảo Hoành kêu oan với Ý Tông rằng do ngự ý bắt mạch không đúng, nên kê đơn bốc thuốc sai mới khiến công chúa thiệt mạng. Đường Ý Tông thương xót con gái nên đã nổi giận cho triệu hơn hai mươi ngự y đã từng chữa bệnh cho công chúa và tất cả hơn 300 người thân của họ tống giam trị tội.Sau khi Đồng Xương công chúa chết, không lâu thì khởi nghĩa Hoàng Sào nổ ra. Mộ của nàng đã bị quân lính đào bới lấy hết vàng bạc châu báu, xác nàng cũng bị phơi trên mặt đất. Thương thay cho một kiếp hồng nhan tài hoa bạc mệnh.
Đồng Xương công chúa nhan sắc kiều diễm, đa tài đa nghệ, vì phát hiện mẹ đẻ loạn luận với chồng mình, nàng uất ức mà chết, khép lại một kiếp hồng nhan bạc phận. Nàng sinh năm thứ ba Đại Trung Đường Tuyên Tông tức năm 849. Cha là Đường Ý Tông, mẹ là Quách thục phi được mệnh danh là “đệ nhất mỹ nữ thành Trường An”.
Nàng không chỉ được thừa hưởng nét đẹp của mẹ, tính cách lại vô cùng dịu dàng, ngoan hiền, đa tài đa nghệ, cầm kỳ thi họa đều tài, thêu thùa đan lát đều thạo.
Tương truyền, nàng có thể thêu được 3 ngàn con uyên ương, với hình thái vô cùng sinh động và đầy sắc màu trên một mặt gối có kích cỡ bình thường. Chính vì thế, nàng được Đường Ý Tông vô cùng cưng chiều và coi như báu vật và “phúc tinh” trong cung.
Tháng giêng năm thứ 10 Hàm Thông tức năm 869, sau khi chọn lựa gắt gao hoàng đế và hoàng phi đã quyết định gả Đồng Xương công chúa cho tân khoa tiến sĩ Vi Bảo Hoành. Để thể hiện tình yêu thương vô bờ dành cho con gái rượu, khi nàng xuất giá, Ý Tông hoàng đế chuẩn bị đầy đủ cho nàng được sống một cuộc sống cực kỳ xa hoa.
Đầu tiên, ông ban cho nàng rất nhiều châu báu, tương truyền số châu báu đó gần như đã vét sạch châu báu trong ngân khố quốc gia. Ngoài ra, Ý Tông hoàng đế vẫn lo sợ con gái cưng của mình không có tiền mặt tiêu, nên ban thêm cho nàng 500 vạn quan tiền mặt.
Để đáp ứng khẩu vị của công chúa, Đường Ý Tông đã lệnh cho đầu bếp của hoàng cung chuẩn bị rất nhiều sơn hào hải vị. Những vải vóc mà công chuá thường mặc cũng được chuẩn bị sẵn để nàng tiện may xiêm y. Việc đi lại được ban cho xe Thất Bảo. Món quà này e rằng ngay đến Thái Bình công chúa, An Lạc công chúa sống ở thời hưng thịnh nhất cũng khó mà mơ tới.
Sau khi kết hôn được một năm, một hôm đang giấc ngủ trưa công chúa Đồng Xương tự dưng mơ thấy một mỹ nhân nói rằng: “Ta là Phan Ngọc Nhi của Nam Tề, ta đến để lấy lại trâm cửu loan của ta”. Trâm cửu loan chính là một trang sức Đồng Xương công chúa thường dùng. Trên chiếc trâm có hình chín con phượng, mỗi con có một màu sắc và dáng vẻ hoàn toàn khác nhau và vô cùng sinh động. Trên thân cây trâm còn khắc hai chữ "Ngọc Nhi".
Khi tỉnh dậy, Đồng Xương công chúa cảm thấy kỳ lạ bèn kể câu chuyện với thị nữ của mình nhưng rồi câu chuyện cũng trôi vào quên lãng. Năm thứ 11 Hàm Thông tức năm 870, đột nhiên công chúa mắc bệnh hiểm nghèo. Hoàng thượng đau lòng cho triệu các danh y nổi tiếng trong thiên hạ đến trị bệnh cho công chúa. Nhưng kỳ lạ thay, sau khi bắt mạch tất cả đều lắc đầu không biết công chúa mắc phải bệnh gì. Tháng 8 cùng năm Đồng Xương công chúa qua đời khi đó mới được 21 tuổi và được truy phong là Vệ Quốc công chúa, thụy Văn Ý.
Lên quan đến cái chết của Đồng Xương công chúa có rất nhiều tương truyền. Có truyền thuyết nói rằng bệnh của công chúa do hồn ma của “Ngọc Nhi” bắt. “Ngọc Nhi” vốn là Phan thục phi Nam Tề, cây trâm cửu loan vốn là vật tuẫn táng theo nàng ấy khi về cửu tuyền. Chính vì thế, Đồng Xương công chúa không nên dùng nó. Sau khi công chúa qua đời, cây trâm cửu loan cũng thất lạc ở đâu không rõ tung tích.
Nhưng trong “Tân Đường thư” có ghi chép rằng, bệnh của công chúa do tâm bệnh. Khi công chúa mắc bệnh, Quách thục phi mượn cớ đến thăm con và thông dâm với con rể là phò mã Vi Bảo Hoành. Công chúa biết chuyện nên bệnh ngày càng nặng. Uất hận việc làm của mẹ đẻ và chồng nên bệnh của nàng càng ngày càng nặng, không có thuốc gì chữa được.
Cái chết của nàng là cú sốc rất lớn đối với Đường Ý Tông. Năm thứ 12 Hàm Thông tức năm 871, trước tết Nguyên Tiêu một ngày, Ý Tông hoàng đế đã tổ chức tang lễ vô cùng long trọng cho công chúa. Ông muốn khi nàng chết cũng phải được sống cuộc sống xa hoa. Vì thế, những vật tùy táng đều vô cùng xa xỉ. Thậm chí vú nuôi của nàng cũng được tùy táng theo.
Khi phát tang, đích thân Ý Tông hoàng đế viết điếu văn cho nàng. Ông ta còn ra lệnh cho tất cả các đại thần đều phải viết lời phúng điếu, kể cả tể tướng. Văn võ bá quan đều phải mang theo điếu văn do mình viết và vàng bạc châu báu đến phúng viếng nàng. Khi di quan, Đường Ý Tông và Quách thục phi khóc lóc vật vã đích thân đưa linh cữu nàng Diên Hưng Môn.
Sau này, Vi Bảo Hoành kêu oan với Ý Tông rằng do ngự ý bắt mạch không đúng, nên kê đơn bốc thuốc sai mới khiến công chúa thiệt mạng. Đường Ý Tông thương xót con gái nên đã nổi giận cho triệu hơn hai mươi ngự y đã từng chữa bệnh cho công chúa và tất cả hơn 300 người thân của họ tống giam trị tội.
Sau khi Đồng Xương công chúa chết, không lâu thì khởi nghĩa Hoàng Sào nổ ra. Mộ của nàng đã bị quân lính đào bới lấy hết vàng bạc châu báu, xác nàng cũng bị phơi trên mặt đất. Thương thay cho một kiếp hồng nhan tài hoa bạc mệnh.