Nam Phương Hoàng Hậu tên thật Nguyễn Hữu Thị Lan, 1914 tại Huyện Kiến Hòa, Tỉnh Định Tường (Nay là Xã Gò Công,Tỉnh Tiền Giang), xuất thân trong một gia đình trí thức Tây học giàu có bậc nhất nước Việt Nam những năm đầu của thế kỷ 20. Từ nhỏ, bà cùng chị đã được cha mẹ cưng chiều hết mực, có cuộc sống sung sướng an nhàn, trải qua tuổi hoa niên êm đẹp với đầy đủ vật chất và tinh thần. Năm 12 tuổi bà được gia đình gởi đi Pháp du học tại trường nữ danh tiếng ở Paris thời bấy giờ là Couvent des Oiseaux. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, bà trở về Việt Nam và gặp được Vua Bảo Đại trong một cuộc yến tiệc tại khách sạn La Palace nổi tiếng của Đà Lạt.Với Vua Bảo Đại, Hoàng Hậu Nam Phương là một người phụ nữ đúng chuẩn mực Việt Nam, vừa đẹp dịu dàng lại phúc hậu đoan trang vừa lẫn chút kiêu sa của phương Tây, vừa có nét riêng lại thông minh sắc sảo và quyến rũ khôn cùng. Tước vị Hoàng hậu Nam Phương sau này cũng chính do vua Bảo Đại đặt cho bà.Hôn nhân của Hoàng hậu Nam Phương và vua Bảo Đại gặp rất nhiều rào cản, do một phần bà theo đạo Công Giáo, lại mang quốc tịch Pháp nhưng cũng nhờ vào sự cả quyết của vua Bảo Đại, cuối cùng hôn lễ đã được tổ chức trọng thể vào năm 1934 tại kinh thành Huế. Khi đó vua Bảo đại 21 tuổi còn bà vừa tròn 20.Cũng cần nhắc đến điều kiện “thách cưới” của họ nhà gái dành cho vua Bảo Đại khi ông muốn cưới bà. Ngoài những điều kiện để bà vẫn giữ đạo Công Giáo, vua phải tấn phong cho bà làm Hoàng Hậu Chánh Cung ngay ngày cưới, đây là một biệt lệ chưa từng có trước đó của triều Nguyễn.Sau khi được tấn phong, Nam Phương Hoàng hậu được vua Bảo Đại ban nhiều đặc ân sánh ngang với vua chúa thời bấy giờ. Bà được tự do phục sức màu Vàng- màu chỉ có vua chúa mới được dùng. Bà dọn về ở điện Kiến Trung cùng vua- nơi được tân trang sửa chữa theo kiến trúc Phương Tây, như một kiểu để bà được thấy sự quen thuộc của những năm tháng sống ở Pháp.Bà cũng được xuất hiện cùng với vua trong những cuộc đón tiếp quan chức ngoại giao. Chính Hoàng hậu là người có công rất lớn trong việc làm lắng dịu không khí căng thẳng, tạo nên hoà khí êm đẹp giữa các tín đồ Công Giáo với triều Nguyễn bấy giờ.Bà nổi tiếng là người xinh đẹp, thông minh, sắc nước hương trời, giúp vua Bảo Đại rất nhiều.Hai năm sau kết hôn, Hoàng hậu Nam Phương hạ sinh được một Thái Tử, đó là Đông Cung Bảo Long và 1 công chúa.Sau đó, 4 người con còn lại lần lượt ra đời nên công việc chủ yếu của bà là nuôi dạy các công chúa hoàng tử. Ngoài ra, bà hay làm từ thiện, tham gia vào việc vận động ủng hộ việc đưa môn nữ công gia chánh vào trường học, động viên, phát thưởng cho các học sinh giỏi,…Do tình hình chính trị, vua Bảo Đại phải thoái vị vào năm 1945 và sang Trung Hoa với lý do “thăm viếng” nhưng sau đó không trở về. Năm 1947 Nam Phương hoàng hậu cũng sang Pháp cùng các con, bắt đầu một cuộc sống lưu vong dài đằng đẵng.Nam Phương Hoàng hậu rời Việt Nam năm 1947. Những năm cuối đời, bà sống lặng lẽ cùng các con tại Perche, một làng cổ ở vùng Limousin nước Pháp.Dân làng Chabrignac kể rằng, bà Nam Phương giàu có, nhưng sống thiếu hạnh phúc. Bao nhiêu năm chỉ thấy cựu hoàng Bảo Đại về thăm Hoàng hậu mấy lần, lần được nhớ nhất là vào dịp lễ cưới của Phương Liên kết hôn với chàng trai người Bordeaux. Buồn nản vì tình cảm của mình, bà Nam Phương chỉ sống âm thầm trong ngôi nhà vắng vẻ. Họa hoằn bà mới về thăm Paris vài ngày. Có lẽ vui nhất là dịp nghỉ hè, các con mới có dịp về thăm bà.Một lần, sau chuyến đi chơi về, bà thấy đau cổ. Bác sĩ tới thăm bệnh, nói bà bị viêm họng nhẹ. Không ngờ sau đó, bà bị khó thở. Ông quản gia và mấy cô giúp việc vội chạy đi tìm bác sĩ khác ở làng bên, cách mươi cây số. Nhưng bà càng khó thở hơn và trái tim bà đã ngừng đập ở tuổi 49. Bà mất ngày 14 tháng 9 năm 1963. Ngoài hai người giúp việc trong nhà, không có một người ruột thịt nào có mặt bên cạnh bà trong giờ phút lâm chung. Khi đó các con bà đang đi học hoặc làm ở Paris, còn vua Bảo Đại sống ở miền Nam nước Pháp.
Nam Phương Hoàng Hậu tên thật Nguyễn Hữu Thị Lan, 1914 tại Huyện Kiến Hòa, Tỉnh Định Tường (Nay là Xã Gò Công,Tỉnh Tiền Giang), xuất thân trong một gia đình trí thức Tây học giàu có bậc nhất nước Việt Nam những năm đầu của thế kỷ 20. Từ nhỏ, bà cùng chị đã được cha mẹ cưng chiều hết mực, có cuộc sống sung sướng an nhàn, trải qua tuổi hoa niên êm đẹp với đầy đủ vật chất và tinh thần. Năm 12 tuổi bà được gia đình gởi đi Pháp du học tại trường nữ danh tiếng ở Paris thời bấy giờ là Couvent des Oiseaux. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, bà trở về Việt Nam và gặp được Vua Bảo Đại trong một cuộc yến tiệc tại khách sạn La Palace nổi tiếng của Đà Lạt.
Với Vua Bảo Đại, Hoàng Hậu Nam Phương là một người phụ nữ đúng chuẩn mực Việt Nam, vừa đẹp dịu dàng lại phúc hậu đoan trang vừa lẫn chút kiêu sa của phương Tây, vừa có nét riêng lại thông minh sắc sảo và quyến rũ khôn cùng. Tước vị Hoàng hậu Nam Phương sau này cũng chính do vua Bảo Đại đặt cho bà.
Hôn nhân của Hoàng hậu Nam Phương và vua Bảo Đại gặp rất nhiều rào cản, do một phần bà theo đạo Công Giáo, lại mang quốc tịch Pháp nhưng cũng nhờ vào sự cả quyết của vua Bảo Đại, cuối cùng hôn lễ đã được tổ chức trọng thể vào năm 1934 tại kinh thành Huế. Khi đó vua Bảo đại 21 tuổi còn bà vừa tròn 20.
Cũng cần nhắc đến điều kiện “thách cưới” của họ nhà gái dành cho vua Bảo Đại khi ông muốn cưới bà. Ngoài những điều kiện để bà vẫn giữ đạo Công Giáo, vua phải tấn phong cho bà làm Hoàng Hậu Chánh Cung ngay ngày cưới, đây là một biệt lệ chưa từng có trước đó của triều Nguyễn.
Sau khi được tấn phong, Nam Phương Hoàng hậu được vua Bảo Đại ban nhiều đặc ân sánh ngang với vua chúa thời bấy giờ. Bà được tự do phục sức màu Vàng- màu chỉ có vua chúa mới được dùng. Bà dọn về ở điện Kiến Trung cùng vua- nơi được tân trang sửa chữa theo kiến trúc Phương Tây, như một kiểu để bà được thấy sự quen thuộc của những năm tháng sống ở Pháp.
Bà cũng được xuất hiện cùng với vua trong những cuộc đón tiếp quan chức ngoại giao. Chính Hoàng hậu là người có công rất lớn trong việc làm lắng dịu không khí căng thẳng, tạo nên hoà khí êm đẹp giữa các tín đồ Công Giáo với triều Nguyễn bấy giờ.
Bà nổi tiếng là người xinh đẹp, thông minh, sắc nước hương trời, giúp vua Bảo Đại rất nhiều.
Hai năm sau kết hôn, Hoàng hậu Nam Phương hạ sinh được một Thái Tử, đó là Đông Cung Bảo Long và 1 công chúa.
Sau đó, 4 người con còn lại lần lượt ra đời nên công việc chủ yếu của bà là nuôi dạy các công chúa hoàng tử. Ngoài ra, bà hay làm từ thiện, tham gia vào việc vận động ủng hộ việc đưa môn nữ công gia chánh vào trường học, động viên, phát thưởng cho các học sinh giỏi,…
Do tình hình chính trị, vua Bảo Đại phải thoái vị vào năm 1945 và sang Trung Hoa với lý do “thăm viếng” nhưng sau đó không trở về. Năm 1947 Nam Phương hoàng hậu cũng sang Pháp cùng các con, bắt đầu một cuộc sống lưu vong dài đằng đẵng.
Nam Phương Hoàng hậu rời Việt Nam năm 1947. Những năm cuối đời, bà sống lặng lẽ cùng các con tại Perche, một làng cổ ở vùng Limousin nước Pháp.
Dân làng Chabrignac kể rằng, bà Nam Phương giàu có, nhưng sống thiếu hạnh phúc. Bao nhiêu năm chỉ thấy cựu hoàng Bảo Đại về thăm Hoàng hậu mấy lần, lần được nhớ nhất là vào dịp lễ cưới của Phương Liên kết hôn với chàng trai người Bordeaux. Buồn nản vì tình cảm của mình, bà Nam Phương chỉ sống âm thầm trong ngôi nhà vắng vẻ. Họa hoằn bà mới về thăm Paris vài ngày. Có lẽ vui nhất là dịp nghỉ hè, các con mới có dịp về thăm bà.
Một lần, sau chuyến đi chơi về, bà thấy đau cổ. Bác sĩ tới thăm bệnh, nói bà bị viêm họng nhẹ. Không ngờ sau đó, bà bị khó thở. Ông quản gia và mấy cô giúp việc vội chạy đi tìm bác sĩ khác ở làng bên, cách mươi cây số. Nhưng bà càng khó thở hơn và trái tim bà đã ngừng đập ở tuổi 49. Bà mất ngày 14 tháng 9 năm 1963. Ngoài hai người giúp việc trong nhà, không có một người ruột thịt nào có mặt bên cạnh bà trong giờ phút lâm chung. Khi đó các con bà đang đi học hoặc làm ở Paris, còn vua Bảo Đại sống ở miền Nam nước Pháp.