Công chúa nhà Thanh được gọi là cách cách. Khi còn sống trong cung, các cách cách nhà Thanh như những bông hoa đầy hương sắc. Họ được ăn ngon mặc đẹp, được học hành đủ lễ nghi, một bước lên xe xuống xe, đầy kẻ hầu người hạ. Nhưng nỗi thống khổ của họ ít ai hiểu được. Họ chính là những con tốt thí trong các cuộc hôn nhân đầy tính toán chính trị. Họ phải sống cuộc sống hôn nhân đầy cô đơn, gò bò. Rất nhiều nàng đã phải sống trong ấm ức, tương tư sầu muộn mà chết yểu. Các cách cách nhà Thanh phần lớn đều không có con.Theo ghi chép trong “Thanh sử cảo công chúa biểu”, sau hoàng đế Thuận Trị có 7 hoàng đế (trong đó có Đồng Trị, Quang Tự, Phổ Nghi là không có con nối dõi), tổng cộng có 31 cách cách, trong đó có 24 người (chiếm 77%) mất trước 50 tuổi. Có hai người chết khi chưa tròn 30 tuổi, có 13 người chết trong độ tuổi từ 20 tuổi đến 29 tuổi. Có bốn người trong độ tuổi từ 30 đến
39 tuổi, còn lại có được 5 người mất chưa đầy 50 tuổi.Theo lý mà nói, được sinh ra trong hoàng gia, được ăn uống chăm sóc tốt nhất, có kẻ hầu người hạ, điều kiện y tế tốt nhất thì tuổi thọ phải cao hơn người bình thường chứ tại sao lại thấp như vậy. Một sự thật nữa cũng rất đáng ngạc nhiên, phần lớn các cách cách đều chết vì tương tư sầu muộn và rất nhiều người không có con. Uẩn khúc này do đâu?Nguyên nhân lớn nhất xuất phát từ cuộc sống hôn nhân của các cách cách. Hôn lễ của các cách cách nhà Thanh thường liên quan đến đại sự của đất nước. Đây thường là các cuộc hôn nhân đầy mục đích chính trị. Có nàng được gả đến đất nước Mông Cổ xa xôi, hoặc gả cho các nhà vương công đại thần. Tuổi xuất giá của các cách cách thường rất nhỏ. Theo ghi chép trong sử sách thì độ tuổi từ 10 đến 13 tuổi có 18 người. Từ độ tuổi 14 đến 18 tuổi có 21 người, từ 19 tuổi trở lên có 6 người. Ngoài ra có hai người bị bệnh chết trước khi xuất giá.Người lấy chồng nhỏ tuổi nhất chính là trưởng nữ của Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích, khi đó nàng mới có 10 tuổi. Người bất hạnh nhất từ cuộc hôn nhân chính trị chính là con gái thứ tư của Thanh Thái Tổ tên Mục Khố Thập. Năm nàng 14 tuổi được gả cho Bố Chiếm Thái thủ lĩnh bộ tộc Ô La, nhằm mục đích dẹp yên dã tâm của người đàn ông này.Bốn năm sau, chàng rể đầy tham vọng quyền lực này rốt cuộc vẫn dùng đao binh để diện kiến bố vợ. Mục Khố Thập vì khuyên ngăn chồng nên suýt chút nữa đã bị giết. Cuối cùng Bố Chiếm Thái đã bại trận chết trên chiến trường. Mục Khố Thập ôm bụng bầu quay về mẹ đẻ.Không lâu sau nàng được gả cho một trọng thần tên Ngạch Diệc Đô hơn nàng 33 tuổi. Lần này nàng lại phần thưởng được cha nàng ban thưởng cho trọng thần. Ngạch Diệc Đô là mãnh tưởng của Thanh Thái Tổ, chiến công hiển hách. Nhưng đáng thương thay, năm 27 tuổi Mục Khố Thập lại trở thành góa phụ.Theo tục lễ của tộc người Nữ Chân, Mục Khố Thập phải cải giá lấy con trai thứ 8 của Ngạch Diệc Đô là Đồ Nhĩ Cách. Năm 43 tuổi, vì con gái nàng dám mạo phạm đến tổ tông nên đã bị Hoàng Thái Cực nổi giận. Mục Khố Thập bị tước mất tước hiệu công chúa, chồng cũng bị ép phải ly hôn. Nàng đành phải sống nhờ anh em hết kiếp bất hạnh.Các cách cách nhà Thanh phần lớn đều chết do tương tư sầu muộn, phần lớn đều không có con cái. Triều Thanh quy định, sau khi cách cách xuất giá sẽ được ban tặng khu nhà ở bên ngoài cung, nhưng không được sống chung với anh chị em phò mã và cũng không được sống chung phòng với phò mã.Bởi vì tuy đã là vợ chồng nhưng thân phận cách cách vẫn là cách cách, tôn ti trật tự này không được làm loạn. Anh chị em ruột của chú rể hoặc bố mẹ chồng khi gặp mặt con dâu cũng phải hành đại lễ tam quỳ cửu khấu (ba lần quỳ và 9 lần khấu đầu). Quy định này mãi đến thời Quang Tự mới hủy bỏ lễ quỳ.Phò Mã sống ở khu sân ngoài của phủ, nếu cách cách không tuyên triệu, phò mã cũng không được phép vào ngủ chung. Mỗi lần tuyên triệu công chúa và phò mã đều phải chi một khoản tiền rất lớn để đút lót bảo mẫu (bà quản gia) mới được gặp nhau. Nếu công chúa không ban tiền cho bảo mẫu, bà ta chắc chắn sẽ tìm cách ngăn cản thậm chị còn dám mắng công chúa không thùy mị nết na, không biết giữ phép tắc, hay là hoang dâm, vô xỉ.Những nỗi ấm ức này, các cách cách không dám nói ra với ai. Thậm chí kể cả khi vào cung gặp mẹ đẻ hay hoàng thượng cũng không dám kể nỗi ấm ức của mình vì sợ xấu hổ. Chính vì sự chèn ép này mà rất nhiều cách cách đã không có con. Phần đa các nàng đều sống trong tương tư sầu muộn sinh bệnh mà chết. Nếu công chúa mà chết sớm hơn phò mã thì phò mã sẽ bị đuổi ra khỏi phủ, đồ đạc trong phủ sẽ được chuyển vào cung.Ở Triều Thanh, những công chúa có được hạnh phúc như dân thường, được tự do sống trong sự yêu thương của chồng và được sinh con đàn cháu đống trong vòng 200 năm chỉ có đại công chúa của Tuyên Tông và phò mã Phù Trân. Vì nàng là người dám đấu tranh, dám nói ra điều ấm ức của mình với phụ hoàng và được ủng hộ. Chính vì thế nàng và phò mã đã có cuộc sống hôn nhân viên mãn và sinh được 8 người con.Có thể thấy việc bảo mẫu ngăn cản cách ly công chúa và phò mã nhưng hoàng thượng không hề hay biết. Bà quản gia ở phủ công chúa thậm chí còn ghê gớm hơn mấy ma ma quản kỹ nữ lầu xanh.Trong hơn 200 năm lịch sử nhà Thanh, không công chúa nào có đủ can đảm để nói ra điều đó nên cứ âm thầm chịu đựng và chết mòn trong đau khổ, ấm ức Giống như bông hoa muốn khoa hương khỏe sắc phải được chăm bón đầy đủ Cách cách sống trong ấm ức sầu muộn cuối cùng cũng héo rũ tương tư mà chết.
Công chúa nhà Thanh được gọi là cách cách. Khi còn sống trong cung, các cách cách nhà Thanh như những bông hoa đầy hương sắc. Họ được ăn ngon mặc đẹp, được học hành đủ lễ nghi, một bước lên xe xuống xe, đầy kẻ hầu người hạ. Nhưng nỗi thống khổ của họ ít ai hiểu được. Họ chính là những con tốt thí trong các cuộc hôn nhân đầy tính toán chính trị. Họ phải sống cuộc sống hôn nhân đầy cô đơn, gò bò. Rất nhiều nàng đã phải sống trong ấm ức, tương tư sầu muộn mà chết yểu. Các cách cách nhà Thanh phần lớn đều không có con.
Theo ghi chép trong “Thanh sử cảo công chúa biểu”, sau hoàng đế Thuận Trị có 7 hoàng đế (trong đó có Đồng Trị, Quang Tự, Phổ Nghi là không có con nối dõi), tổng cộng có 31 cách cách, trong đó có 24 người (chiếm 77%) mất trước 50 tuổi. Có hai người chết khi chưa tròn 30 tuổi, có 13 người chết trong độ tuổi từ 20 tuổi đến 29 tuổi. Có bốn người trong độ tuổi từ 30 đến
39 tuổi, còn lại có được 5 người mất chưa đầy 50 tuổi.
Theo lý mà nói, được sinh ra trong hoàng gia, được ăn uống chăm sóc tốt nhất, có kẻ hầu người hạ, điều kiện y tế tốt nhất thì tuổi thọ phải cao hơn người bình thường chứ tại sao lại thấp như vậy. Một sự thật nữa cũng rất đáng ngạc nhiên, phần lớn các cách cách đều chết vì tương tư sầu muộn và rất nhiều người không có con. Uẩn khúc này do đâu?
Nguyên nhân lớn nhất xuất phát từ cuộc sống hôn nhân của các cách cách. Hôn lễ của các cách cách nhà Thanh thường liên quan đến đại sự của đất nước. Đây thường là các cuộc hôn nhân đầy mục đích chính trị. Có nàng được gả đến đất nước Mông Cổ xa xôi, hoặc gả cho các nhà vương công đại thần. Tuổi xuất giá của các cách cách thường rất nhỏ. Theo ghi chép trong sử sách thì độ tuổi từ 10 đến 13 tuổi có 18 người. Từ độ tuổi 14 đến 18 tuổi có 21 người, từ 19 tuổi trở lên có 6 người. Ngoài ra có hai người bị bệnh chết trước khi xuất giá.
Người lấy chồng nhỏ tuổi nhất chính là trưởng nữ của Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích, khi đó nàng mới có 10 tuổi. Người bất hạnh nhất từ cuộc hôn nhân chính trị chính là con gái thứ tư của Thanh Thái Tổ tên Mục Khố Thập. Năm nàng 14 tuổi được gả cho Bố Chiếm Thái thủ lĩnh bộ tộc Ô La, nhằm mục đích dẹp yên dã tâm của người đàn ông này.
Bốn năm sau, chàng rể đầy tham vọng quyền lực này rốt cuộc vẫn dùng đao binh để diện kiến bố vợ. Mục Khố Thập vì khuyên ngăn chồng nên suýt chút nữa đã bị giết. Cuối cùng Bố Chiếm Thái đã bại trận chết trên chiến trường. Mục Khố Thập ôm bụng bầu quay về mẹ đẻ.
Không lâu sau nàng được gả cho một trọng thần tên Ngạch Diệc Đô hơn nàng 33 tuổi. Lần này nàng lại phần thưởng được cha nàng ban thưởng cho trọng thần. Ngạch Diệc Đô là mãnh tưởng của Thanh Thái Tổ, chiến công hiển hách. Nhưng đáng thương thay, năm 27 tuổi Mục Khố Thập lại trở thành góa phụ.
Theo tục lễ của tộc người Nữ Chân, Mục Khố Thập phải cải giá lấy con trai thứ 8 của Ngạch Diệc Đô là Đồ Nhĩ Cách. Năm 43 tuổi, vì con gái nàng dám mạo phạm đến tổ tông nên đã bị Hoàng Thái Cực nổi giận. Mục Khố Thập bị tước mất tước hiệu công chúa, chồng cũng bị ép phải ly hôn. Nàng đành phải sống nhờ anh em hết kiếp bất hạnh.
Các cách cách nhà Thanh phần lớn đều chết do tương tư sầu muộn, phần lớn đều không có con cái. Triều Thanh quy định, sau khi cách cách xuất giá sẽ được ban tặng khu nhà ở bên ngoài cung, nhưng không được sống chung với anh chị em phò mã và cũng không được sống chung phòng với phò mã.
Bởi vì tuy đã là vợ chồng nhưng thân phận cách cách vẫn là cách cách, tôn ti trật tự này không được làm loạn. Anh chị em ruột của chú rể hoặc bố mẹ chồng khi gặp mặt con dâu cũng phải hành đại lễ tam quỳ cửu khấu (ba lần quỳ và 9 lần khấu đầu). Quy định này mãi đến thời Quang Tự mới hủy bỏ lễ quỳ.
Phò Mã sống ở khu sân ngoài của phủ, nếu cách cách không tuyên triệu, phò mã cũng không được phép vào ngủ chung. Mỗi lần tuyên triệu công chúa và phò mã đều phải chi một khoản tiền rất lớn để đút lót bảo mẫu (bà quản gia) mới được gặp nhau. Nếu công chúa không ban tiền cho bảo mẫu, bà ta chắc chắn sẽ tìm cách ngăn cản thậm chị còn dám mắng công chúa không thùy mị nết na, không biết giữ phép tắc, hay là hoang dâm, vô xỉ.
Những nỗi ấm ức này, các cách cách không dám nói ra với ai. Thậm chí kể cả khi vào cung gặp mẹ đẻ hay hoàng thượng cũng không dám kể nỗi ấm ức của mình vì sợ xấu hổ. Chính vì sự chèn ép này mà rất nhiều cách cách đã không có con. Phần đa các nàng đều sống trong tương tư sầu muộn sinh bệnh mà chết. Nếu công chúa mà chết sớm hơn phò mã thì phò mã sẽ bị đuổi ra khỏi phủ, đồ đạc trong phủ sẽ được chuyển vào cung.
Ở Triều Thanh, những công chúa có được hạnh phúc như dân thường, được tự do sống trong sự yêu thương của chồng và được sinh con đàn cháu đống trong vòng 200 năm chỉ có đại công chúa của Tuyên Tông và phò mã Phù Trân. Vì nàng là người dám đấu tranh, dám nói ra điều ấm ức của mình với phụ hoàng và được ủng hộ. Chính vì thế nàng và phò mã đã có cuộc sống hôn nhân viên mãn và sinh được 8 người con.
Có thể thấy việc bảo mẫu ngăn cản cách ly công chúa và phò mã nhưng hoàng thượng không hề hay biết. Bà quản gia ở phủ công chúa thậm chí còn ghê gớm hơn mấy ma ma quản kỹ nữ lầu xanh.
Trong hơn 200 năm lịch sử nhà Thanh, không công chúa nào có đủ can đảm để nói ra điều đó nên cứ âm thầm chịu đựng và chết mòn trong đau khổ, ấm ức Giống như bông hoa muốn khoa hương khỏe sắc phải được chăm bón đầy đủ Cách cách sống trong ấm ức sầu muộn cuối cùng cũng héo rũ tương tư mà chết.