Thời Xuân Thu Chiến Quốc, có một thầy thuốc danh tiếng tên là Biển Thước, ông có y thuật cao minh, nên được mọi người tôn kính gọi là “Thần y Biển Thước”.
Vào một năm nọ, vua Tề mắc căn bệnh lạ, cả ngày mê man, gọi cũng không tỉnh. Các ngự y trong cung đều sử dụng tất cả các loại thuốc hiếm mà vẫn không có tiến triển. Các quan văn võ trong triều lo lắng đêm ngày như kiến trên chảo nóng.
Hoàng hậu và Thái tử cũng vô cùng lo lắng vì bệnh tình của đấng quân vương. Khi đó có một thái gián mạnh dạn hiến kế: “Nô tài từng nghe kể về thần y Biển Thước, tại sao ta không yêu cầu ông ta tới khám chữa cho Hoàng thượng, biết đâu có thể chữa khỏi bệnh”.
Hoàng hậu và Thái tử ngay lập tức cho gọi Biển Thước vào cung. Sau khi bắt mạch, Biển Thước nói với Hoàng hậu và Thái tử rằng: “Bệnh của Hoàng thượng vẫn có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, sau khi thần chữa khỏi bệnh cho Ngài thì có thể Ngài sẽ giết chết thần”. Thấy vậy, Hoàng hậu liền nói sẽ không để chuyện đó xảy ra. Biển Thước thấy vậy liền nhận lời và cáo từ ra về, hẹn vài hôm sau sẽ tới. Một ngày nọ, trời đang mưa to, thần y Biển Thước liền tới khám bệnh cho Hoàng thượng. Trên đường tới cung, Biển Thước nhất định không ngồi kiệu, cũng không dùng ô che nên toàn thân ướt như chuột lột. Sau khi vào tới hoàng cung, tới tẩm cung của Tề vương, ông thấy Hoàng thượng vẫn đang mơ màng, gọi mãi không tỉnh. Biển Thước bèn trèo lên giường của Hoàng đế mà không tháo giày ra, dùng tay lay thân người Tề vương. Khi mở mắt, thấy một người đàn ông lạ hoắc thân người bẩn thỉu xuất hiện trên giường của mình, Tề vương liền nổi cơn thịnh nộ, kêu quan thần tới định chém đầu của Biển Thước để công bố thiên hạ. Hoàng hậu và Thái tử thấy vậy vội vã van xin nhưng Tề vương quyết không tha cho Biển Thước.
Khi vệ binh lôi thần y ra ngoài, Biển Thước nói với Hoàng hậu và Thái tử rằng: “Hôm nay Hoàng thượng nổi nóng được như vậy có thể thấy căn bệnh của Ngài đã chữa khỏi, không cần phải uống thuốc. Nô thần đã đắc tội với Ngài, Ngài muốn giết thần, điều này thần đã tiên đoán được trước rồi. Tuy nhiên, nô tài xin một thỉnh cầu, đó là đừng chặt đầu của thần, hãy nhốt thần vào một chiếc chuông cho tới khi ngạt chết”. Hoàng hâu, hoàng tử đã đem lời thỉnh cầu của thần y tấu lên vua. Tề Vương nghe xong bèn chấp thuận.
Thần y Biển Thước bị nhốt trong chiếc chuông, biết sẽ bị ngạt chết nếu bị nhốt trong thời gian dài, nên đã nhanh trí đục một chiếc lỗ thông hơi nhỏ đủ để cầm chừng. Ba ngày sau đó, bệnh của Tề vương đã hoàn toàn khỏi. Tề vương nghĩ lại chuyện giết chết thần y đã có ơn cứu mạng mình liền vô cùng hối hận, liền cùng Hoàng hậu và Thái tử tới chiếc chuông nhốt Biển Thước.
Ông hoàng sai người kéo chiếc chuông lên và tỏ ra vô cùng kinh ngạc khi nhìn thấy Biển Thước đang ngồi dưỡng thần, sắc mặt hồng nhuận, bình an vô sự. Hoàng hậu và Thái tử liền hỏi thần y tại sao lại dùng phương pháp chữa bệnh thô lỗ như vậy với Hoàng thượng.
Biển Thước đáp: “Bệnh của Hoàng thượng là do lao lực quá sức vì quốc sự, gặp nhiều chuyện phiền muộn, tích tụ lâu dần thành chứng “trầm cảm”. Sau khi Hoàng thượng trút được hết tức giận thì những tích tụ phiền muộn kia cũng được phát tiết ra ngoài, bệnh ắt khỏi”.
Tề vương và các quan văn võ nghe thấy vậy liền gật đầu khen ngợi tài chữa bệnh như thần của ông. Sau đó Hoàng thượng đã thiết yến tiệc chiêu đãi Biển Thước và còn trọng thưởng cho ông rất nhiều vàng bạc.
Thời Xuân Thu Chiến Quốc, có một thầy thuốc danh tiếng tên là Biển Thước, ông có y thuật cao minh, nên được mọi người tôn kính gọi là “Thần y Biển Thước”.
Vào một năm nọ, vua Tề mắc căn bệnh lạ, cả ngày mê man, gọi cũng không tỉnh. Các ngự y trong cung đều sử dụng tất cả các loại thuốc hiếm mà vẫn không có tiến triển. Các quan văn võ trong triều lo lắng đêm ngày như kiến trên chảo nóng.
Hoàng hậu và Thái tử cũng vô cùng lo lắng vì bệnh tình của đấng quân vương. Khi đó có một thái gián mạnh dạn hiến kế: “Nô tài từng nghe kể về thần y Biển Thước, tại sao ta không yêu cầu ông ta tới khám chữa cho Hoàng thượng, biết đâu có thể chữa khỏi bệnh”.
Hoàng hậu và Thái tử ngay lập tức cho gọi Biển Thước vào cung. Sau khi bắt mạch, Biển Thước nói với Hoàng hậu và Thái tử rằng: “Bệnh của Hoàng thượng vẫn có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, sau khi thần chữa khỏi bệnh cho Ngài thì có thể Ngài sẽ giết chết thần”. Thấy vậy, Hoàng hậu liền nói sẽ không để chuyện đó xảy ra. Biển Thước thấy vậy liền nhận lời và cáo từ ra về, hẹn vài hôm sau sẽ tới. Một ngày nọ, trời đang mưa to, thần y Biển Thước liền tới khám bệnh cho Hoàng thượng. Trên đường tới cung, Biển Thước nhất định không ngồi kiệu, cũng không dùng ô che nên toàn thân ướt như chuột lột.
Sau khi vào tới hoàng cung, tới tẩm cung của Tề vương, ông thấy Hoàng thượng vẫn đang mơ màng, gọi mãi không tỉnh. Biển Thước bèn trèo lên giường của Hoàng đế mà không tháo giày ra, dùng tay lay thân người Tề vương. Khi mở mắt, thấy một người đàn ông lạ hoắc thân người bẩn thỉu xuất hiện trên giường của mình, Tề vương liền nổi cơn thịnh nộ, kêu quan thần tới định chém đầu của Biển Thước để công bố thiên hạ. Hoàng hậu và Thái tử thấy vậy vội vã van xin nhưng Tề vương quyết không tha cho Biển Thước.
Khi vệ binh lôi thần y ra ngoài, Biển Thước nói với Hoàng hậu và Thái tử rằng: “Hôm nay Hoàng thượng nổi nóng được như vậy có thể thấy căn bệnh của Ngài đã chữa khỏi, không cần phải uống thuốc. Nô thần đã đắc tội với Ngài, Ngài muốn giết thần, điều này thần đã tiên đoán được trước rồi. Tuy nhiên, nô tài xin một thỉnh cầu, đó là đừng chặt đầu của thần, hãy nhốt thần vào một chiếc chuông cho tới khi ngạt chết”. Hoàng hâu, hoàng tử đã đem lời thỉnh cầu của thần y tấu lên vua. Tề Vương nghe xong bèn chấp thuận.
Thần y Biển Thước bị nhốt trong chiếc chuông, biết sẽ bị ngạt chết nếu bị nhốt trong thời gian dài, nên đã nhanh trí đục một chiếc lỗ thông hơi nhỏ đủ để cầm chừng. Ba ngày sau đó, bệnh của Tề vương đã hoàn toàn khỏi. Tề vương nghĩ lại chuyện giết chết thần y đã có ơn cứu mạng mình liền vô cùng hối hận, liền cùng Hoàng hậu và Thái tử tới chiếc chuông nhốt Biển Thước.
Ông hoàng sai người kéo chiếc chuông lên và tỏ ra vô cùng kinh ngạc khi nhìn thấy Biển Thước đang ngồi dưỡng thần, sắc mặt hồng nhuận, bình an vô sự. Hoàng hậu và Thái tử liền hỏi thần y tại sao lại dùng phương pháp chữa bệnh thô lỗ như vậy với Hoàng thượng.
Biển Thước đáp: “Bệnh của Hoàng thượng là do lao lực quá sức vì quốc sự, gặp nhiều chuyện phiền muộn, tích tụ lâu dần thành chứng “trầm cảm”. Sau khi Hoàng thượng trút được hết tức giận thì những tích tụ phiền muộn kia cũng được phát tiết ra ngoài, bệnh ắt khỏi”.
Tề vương và các quan văn võ nghe thấy vậy liền gật đầu khen ngợi tài chữa bệnh như thần của ông. Sau đó Hoàng thượng đã thiết yến tiệc chiêu đãi Biển Thước và còn trọng thưởng cho ông rất nhiều vàng bạc.