Thiên tài hội họa Vincent van Gough là một trong những người nổi tiếng thế giới kiên cường chống chọi lại bệnh tật. Danh họa người Hà Lan này gặp phải vấn đề thần kinh dẫn đến việc tự cắt tai năm 1890 và cái chết 19 tháng sau đó. Do lo sợ bệnh tật của mình ảnh hưởng đến những người xung quanh, van Gough sống đơn độc tại Viện tâm thần St. Remy ở Provence, Pháp và tiếp tục cầm cọ vẽ đến cuối đời.Stephen Hawking được biết đến rộng rãi trong lĩnh vực vật lý. Ông từng được bác sĩ chẩn đoán là chỉ có thể sống thêm hai năm sau khi phát hiện bệnh xơ cứng teo cơ (ALS). Tuy nhiên, ông đã kiên cường chống chọi bệnh tật suốt hơn 50 năm qua. Stephen Hawking bị liệt toàn thân và phải giao tiếp qua một thiết bị hỗ trợ phát giọng nói. Đây được coi là minh chứng kỳ diệu cho sức sống của con người khiến nhiều người nể phục. Stephen Hawking trở thành người nổi tiếng vượt lên nghịch cảnh và có sự nghiệp thành công, được người đời kính trọng và học hỏi.Nhà toán học John Forbes Nash - người từng giành giải Nobel Kinh tế là một trong những nhà kinh tế học có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 với nhiều cống hiến cho các lĩnh vực kinh tế thị trường, sinh học tiến hóa, trí tuệ nhân tạo... Tuy nhiên, ít ai biết rằng nhà kinh tế học nổi tiếng thế giới này phải đấu tranh, điều trị căn bệnh tâm thần phân liệt từ năm 1959. Trong cuộc đấu tranh chống lại bệnh tật, nhà toán học Nash vẫn tiếp tục niềm đam mê của mình với toán học.Nhà văn Christy Brown nổi tiếng với nhiều tác phẩm, trong đó nổi tiếng nhất là cuốn tự truyện "My Left Foot" và tác phẩm này được chuyển thể thành phim và đoạt hai giải Oscar năm 1989. Ông Brown bị mắc chứng bại não bẩm sinh. Khi đó, bác sĩ cho rằng, ông sẽ mất khả năng vận động và khuyên gia đình nên chăm sóc ông như người tàn tật. Tuy nhiên, mẹ của ông kiên trì dạy con học đọc dù ông không thể viết. Bàn chân trái là bộ phận duy nhất trên cơ thể mà Brown có thể điều khiển bình thường. Kể từ năm 5 tuổi, ông tập viết bằng cách kẹp viên phấn vào giữa hai ngón chân trái. Kết quả là, đến năm 22 tuổi, ông xuất bản cuốn tự truyện đầu tiên có tiêu đề "My Left Foot" (Bàn chân trái của tôi).Demosthenes - nhà hùng biện nổi tiếng Hy Lạp cổ đại là một trong những người nổi tiếng kiên cường chiến đấu với bệnh tật. Nhà hùng biện này mắc bệnh nói lắp. Năm 11 tuổi, ông đã có ý định tự sát nhưng thoát chết. Sau đó, ông thử chữa bệnh nói lắp của mình bằng việc đặt hòn sỏi trong miệng nhiều giờ. Cuối cùng, những nỗ lực của Demosthenes thành công và ông trở thành một trong những nhà hùng biện xuất sắc nhất lịch sử.Nhà soạn nhạc nổi tiếng trong lịch sử Beethoven bị khiếm thính từ nhỏ và sau đó bị điếc hoàn toàn. Mặc dù có vấn đề về sức khỏe, Beethoven vẫn trở thành một nhà soạn nhạc vĩ đại, có sức ảnh hưởng lớn tới lĩnh vực âm nhạc.Sudha Chandran gặp phải tai nạn giao thông nghiêm trọng năm 1981. Vụ tai nạn này khiến cô mất chân phải. Tuy nhiên, điều này không thể đẩy lùi tinh thần thép của cô với đam mê nghề vũ công. Vượt lên số phận, Chandran đã hoàn thành giấc mơ khi trở thành một trong những vũ công xuất sắc nhất ở Ấn Độ mặc dù mất đi chân phải.Frida Kahlo là một trong những họa sĩ nổi tiếng nhất ở Mexico. Nữ họa sĩ này gặp phải 2 tai nạn kinh hoàng khiến bà bị liệt và phải trải qua hơn 30 cuộc phẫu thuật để điều trị những tổn thương. Cuối cùng, các bác sĩ sử dụng một bộ khung thạch cao luôn phải mang theo để cố định các bộ phận cơ thể của nữ họa sĩ tài năng. Đến năm 1953, Frida Kahlo bị hoại tử và bị cắt cụt từ gối trở xuống. Trong suốt thời gian chiến đấu với bệnh tật, bà đã kiên cường, bắt đầu vẽ chân dung mình qua gương và để lại nhiều tác phẩm hội họa giá trị.Marla Runyan lên 9 tuổi, cô bắt đầu bị bệnh Stargardt, một hội chứng suy giảm thị lực khiến cô bị mù. Mặc dù bị khuyết tật nhưng Runyan kiên cường theo đuổi sự nghiệp thể thao. Sau nhiều cố gắng, nỗ lực, Runyan giành 4 huy chương vàng tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật Paralympics mùa hè 1992. Cô giành được vị trí thứ 8 trong cuộc thi chạy 1.500m tại Thế vận hội Olympic 2000 tổ chức ở Sydney (Australia), đánh dấu sự kiện vận động viên mù đầu tiên được phép thi đấu trong một kỳ Olympic.Nick Vujicic, sinh năm 1982 tại Australia, mắc hội chứng etra-amelia bẩm sinh, một loại rối loạn rất hiếm gặp. Do vậy, anh không có tay, hai chân rất nhỏ khiến việc di chuyển gặp nhiều khó khăn. Vượt lên nghịch cảnh, Nick Vujicic trở thành một diễn giả nổi tiếng, với 1.600 bài phát biểu tại hàng chục quốc gia, truyền cảm hứng sống và trở thành minh chứng cho sức sống diệu kỳ của con người.
Thiên tài hội họa Vincent van Gough là một trong những người nổi tiếng thế giới kiên cường chống chọi lại bệnh tật. Danh họa người Hà Lan này gặp phải vấn đề thần kinh dẫn đến việc tự cắt tai năm 1890 và cái chết 19 tháng sau đó. Do lo sợ bệnh tật của mình ảnh hưởng đến những người xung quanh, van Gough sống đơn độc tại Viện tâm thần St. Remy ở Provence, Pháp và tiếp tục cầm cọ vẽ đến cuối đời.
Stephen Hawking được biết đến rộng rãi trong lĩnh vực vật lý. Ông từng được bác sĩ chẩn đoán là chỉ có thể sống thêm hai năm sau khi phát hiện bệnh xơ cứng teo cơ (ALS). Tuy nhiên, ông đã kiên cường chống chọi bệnh tật suốt hơn 50 năm qua. Stephen Hawking bị liệt toàn thân và phải giao tiếp qua một thiết bị hỗ trợ phát giọng nói. Đây được coi là minh chứng kỳ diệu cho sức sống của con người khiến nhiều người nể phục. Stephen Hawking trở thành người nổi tiếng vượt lên nghịch cảnh và có sự nghiệp thành công, được người đời kính trọng và học hỏi.
Nhà toán học John Forbes Nash - người từng giành giải Nobel Kinh tế là một trong những nhà kinh tế học có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 với nhiều cống hiến cho các lĩnh vực kinh tế thị trường, sinh học tiến hóa, trí tuệ nhân tạo... Tuy nhiên, ít ai biết rằng nhà kinh tế học nổi tiếng thế giới này phải đấu tranh, điều trị căn bệnh tâm thần phân liệt từ năm 1959. Trong cuộc đấu tranh chống lại bệnh tật, nhà toán học Nash vẫn tiếp tục niềm đam mê của mình với toán học.
Nhà văn Christy Brown nổi tiếng với nhiều tác phẩm, trong đó nổi tiếng nhất là cuốn tự truyện "My Left Foot" và tác phẩm này được chuyển thể thành phim và đoạt hai giải Oscar năm 1989. Ông Brown bị mắc chứng bại não bẩm sinh. Khi đó, bác sĩ cho rằng, ông sẽ mất khả năng vận động và khuyên gia đình nên chăm sóc ông như người tàn tật. Tuy nhiên, mẹ của ông kiên trì dạy con học đọc dù ông không thể viết. Bàn chân trái là bộ phận duy nhất trên cơ thể mà Brown có thể điều khiển bình thường. Kể từ năm 5 tuổi, ông tập viết bằng cách kẹp viên phấn vào giữa hai ngón chân trái. Kết quả là, đến năm 22 tuổi, ông xuất bản cuốn tự truyện đầu tiên có tiêu đề "My Left Foot" (Bàn chân trái của tôi).
Demosthenes - nhà hùng biện nổi tiếng Hy Lạp cổ đại là một trong những người nổi tiếng kiên cường chiến đấu với bệnh tật. Nhà hùng biện này mắc bệnh nói lắp. Năm 11 tuổi, ông đã có ý định tự sát nhưng thoát chết. Sau đó, ông thử chữa bệnh nói lắp của mình bằng việc đặt hòn sỏi trong miệng nhiều giờ. Cuối cùng, những nỗ lực của Demosthenes thành công và ông trở thành một trong những nhà hùng biện xuất sắc nhất lịch sử.
Nhà soạn nhạc nổi tiếng trong lịch sử Beethoven bị khiếm thính từ nhỏ và sau đó bị điếc hoàn toàn. Mặc dù có vấn đề về sức khỏe, Beethoven vẫn trở thành một nhà soạn nhạc vĩ đại, có sức ảnh hưởng lớn tới lĩnh vực âm nhạc.
Sudha Chandran gặp phải tai nạn giao thông nghiêm trọng năm 1981. Vụ tai nạn này khiến cô mất chân phải. Tuy nhiên, điều này không thể đẩy lùi tinh thần thép của cô với đam mê nghề vũ công. Vượt lên số phận, Chandran đã hoàn thành giấc mơ khi trở thành một trong những vũ công xuất sắc nhất ở Ấn Độ mặc dù mất đi chân phải.
Frida Kahlo là một trong những họa sĩ nổi tiếng nhất ở Mexico. Nữ họa sĩ này gặp phải 2 tai nạn kinh hoàng khiến bà bị liệt và phải trải qua hơn 30 cuộc phẫu thuật để điều trị những tổn thương. Cuối cùng, các bác sĩ sử dụng một bộ khung thạch cao luôn phải mang theo để cố định các bộ phận cơ thể của nữ họa sĩ tài năng. Đến năm 1953, Frida Kahlo bị hoại tử và bị cắt cụt từ gối trở xuống. Trong suốt thời gian chiến đấu với bệnh tật, bà đã kiên cường, bắt đầu vẽ chân dung mình qua gương và để lại nhiều tác phẩm hội họa giá trị.
Marla Runyan lên 9 tuổi, cô bắt đầu bị bệnh Stargardt, một hội chứng suy giảm thị lực khiến cô bị mù. Mặc dù bị khuyết tật nhưng Runyan kiên cường theo đuổi sự nghiệp thể thao. Sau nhiều cố gắng, nỗ lực, Runyan giành 4 huy chương vàng tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật Paralympics mùa hè 1992. Cô giành được vị trí thứ 8 trong cuộc thi chạy 1.500m tại Thế vận hội Olympic 2000 tổ chức ở Sydney (Australia), đánh dấu sự kiện vận động viên mù đầu tiên được phép thi đấu trong một kỳ Olympic.
Nick Vujicic, sinh năm 1982 tại Australia, mắc hội chứng etra-amelia bẩm sinh, một loại rối loạn rất hiếm gặp. Do vậy, anh không có tay, hai chân rất nhỏ khiến việc di chuyển gặp nhiều khó khăn. Vượt lên nghịch cảnh, Nick Vujicic trở thành một diễn giả nổi tiếng, với 1.600 bài phát biểu tại hàng chục quốc gia, truyền cảm hứng sống và trở thành minh chứng cho sức sống diệu kỳ của con người.