Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng xuất thân từ dòng dõi cự tộc lâu đời ở đất Ðường Lâm nay là xã Ðường Lâm, Sơn Tây, TP Hà Nội. Ông có tên tự là Công Phấn. Bố ông là Phùng Hạp Khanh, một người hiền tài đức độ.Cho tới nay ngày sinh và mất của Phùng Hưng đều chưa rõ. Theo dã sử, Phùng Hưng sinh ngày 25/11/760 và mất ngày 13/8 năm Nhâm Ngọ, tức ngày 13/9/ 802, thọ 41 tuổi.Tuy nhiên, các sách chính sử như “Đại Việt Sử ký Toàn thư”, “Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục” ghi ông mất năm 791 nghĩa là chỉ một thời gian ngắn sau khi đánh đuổi thành công giặc phương Bắc.Phùng Hưng nổi danh trong vùng nhờ chiến tích tiêu diệt hổ dữ. Thời đó, vùng Đường Lâm có con hổ dữ vào làng vồ người, bắt gia súc. Phùng Hưng tìm cách trị hổ cứu dân lành.Ông làm con bù nhìn bằng rơm, cho mặc quần áo như người thật, đặt ở nơi hổ thường xuất hiện. Hổ đi qua thấy bù nhìn tưởng người, lao vào cắn xé. Vài lần, hổ không còn chú ý tới bù nhìn rơm nữa. Hôm đó, lúc chập tối, Phùng Hưng trát bùn khắp người đứng vào chỗ đặt bù nhìn rơm.Khi hổ xuất hiện, hơi bùn non át hơi người nên hổ không phân biệt được. Phùng Hưng bất ngờ xông tới nhảy lên mình hổ, ghì chặt con mãnh thú, sau một hồi người hổ vật nhau, hổ đuối sức, Phùng Hưng giáng một cú thôi sơn. Hổ chết, mối họa cho dân được trừ.Sau này, chứng kiến cảnh quan lại nhà Đường, đứng đầu là đô hộ phủ Cao Chính Bình tàn ngược, áp bức, lòng người oán thán, Phùng Hưng quyết định dựng cờ chiêu hiền đãi sĩ, phát động khởi nghĩa.Cuộc khởi nghĩa do Phùng Hưng phát động nhận được sự hưởng ứng rộng rãi. Thoạt đầu, anh em họ Phùng nổi dậy làm chủ Đường Lâm rồi mở rộng xây dựng thành căn cứ chống giặc.Tháng 4 năm Tân Mùi (791), Phùng Hưng từ chỗ cầm cự đã cùng các tướng lĩnh đem quân vây đánh thành Tống Bình. Quân của Phùng Hưng chia làm 5 đạo tiến công vây thành. Cuộc chiến diễn ra ác liệt, Cao Chính Bình phải vào cố thủ trong thành, lo sợ đến ốm rồi chết. Phùng Hưng chiếm lĩnh thành trì.Chính sử chép rằng, cầm quyền cai trị không lâu sau đó Phùng Hưng qua đời. Sau khi mất, ông được nhân dân suy tôn là Bố Cái Đại Vương.Sau khi Phùng Hưng mất, con trai ông là Phùng An lên nối ngôi nhưng được 2 năm đất nước lại rơi vào tay giặc. Nền tự chủ vừa mới xây dựng, chỉ tồn tại vẻn vẹn trên dưới 9 năm. (Ảnh: Đền thờ Phùng Hưng).Sau khi đặt nền cai trị, quan quân nhà Đường liên tục truy sát người trong gia tộc họ Phùng. Theo các dòng sông lớn dòng họ Phùng toả về các vùng núi, trung du, các vùng hạ lưu các con sông lớn nhỏ để lập nghiệp. (Ảnh: Đền thờ Phùng Hưng).Đền thờ Phùng Hưng được lập ở nhiều nơi nhưng ngôi đền ở Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội) có quy mô lớn nhất, kiến trúc độc đáo nhất, chứa đượng nhiều giá trị lịch sử, văn hóa nhất. (Ảnh: Đền thờ Phùng Hưng).Mời độc giả xem video:Vải Việt Nam lần đầu xuất khẩu chính ngạch sang Pháp. Nguồn: VTV4
Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng xuất thân từ dòng dõi cự tộc lâu đời ở đất Ðường Lâm nay là xã Ðường Lâm, Sơn Tây, TP Hà Nội. Ông có tên tự là Công Phấn. Bố ông là Phùng Hạp Khanh, một người hiền tài đức độ.
Cho tới nay ngày sinh và mất của Phùng Hưng đều chưa rõ. Theo dã sử, Phùng Hưng sinh ngày 25/11/760 và mất ngày 13/8 năm Nhâm Ngọ, tức ngày 13/9/ 802, thọ 41 tuổi.
Tuy nhiên, các sách chính sử như “Đại Việt Sử ký Toàn thư”, “Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục” ghi ông mất năm 791 nghĩa là chỉ một thời gian ngắn sau khi đánh đuổi thành công giặc phương Bắc.
Phùng Hưng nổi danh trong vùng nhờ chiến tích tiêu diệt hổ dữ. Thời đó, vùng Đường Lâm có con hổ dữ vào làng vồ người, bắt gia súc. Phùng Hưng tìm cách trị hổ cứu dân lành.
Ông làm con bù nhìn bằng rơm, cho mặc quần áo như người thật, đặt ở nơi hổ thường xuất hiện. Hổ đi qua thấy bù nhìn tưởng người, lao vào cắn xé. Vài lần, hổ không còn chú ý tới bù nhìn rơm nữa. Hôm đó, lúc chập tối, Phùng Hưng trát bùn khắp người đứng vào chỗ đặt bù nhìn rơm.
Khi hổ xuất hiện, hơi bùn non át hơi người nên hổ không phân biệt được. Phùng Hưng bất ngờ xông tới nhảy lên mình hổ, ghì chặt con mãnh thú, sau một hồi người hổ vật nhau, hổ đuối sức, Phùng Hưng giáng một cú thôi sơn. Hổ chết, mối họa cho dân được trừ.
Sau này, chứng kiến cảnh quan lại nhà Đường, đứng đầu là đô hộ phủ Cao Chính Bình tàn ngược, áp bức, lòng người oán thán, Phùng Hưng quyết định dựng cờ chiêu hiền đãi sĩ, phát động khởi nghĩa.
Cuộc khởi nghĩa do Phùng Hưng phát động nhận được sự hưởng ứng rộng rãi. Thoạt đầu, anh em họ Phùng nổi dậy làm chủ Đường Lâm rồi mở rộng xây dựng thành căn cứ chống giặc.
Tháng 4 năm Tân Mùi (791), Phùng Hưng từ chỗ cầm cự đã cùng các tướng lĩnh đem quân vây đánh thành Tống Bình. Quân của Phùng Hưng chia làm 5 đạo tiến công vây thành. Cuộc chiến diễn ra ác liệt, Cao Chính Bình phải vào cố thủ trong thành, lo sợ đến ốm rồi chết. Phùng Hưng chiếm lĩnh thành trì.
Chính sử chép rằng, cầm quyền cai trị không lâu sau đó Phùng Hưng qua đời. Sau khi mất, ông được nhân dân suy tôn là Bố Cái Đại Vương.
Sau khi Phùng Hưng mất, con trai ông là Phùng An lên nối ngôi nhưng được 2 năm đất nước lại rơi vào tay giặc. Nền tự chủ vừa mới xây dựng, chỉ tồn tại vẻn vẹn trên dưới 9 năm. (Ảnh: Đền thờ Phùng Hưng).
Sau khi đặt nền cai trị, quan quân nhà Đường liên tục truy sát người trong gia tộc họ Phùng. Theo các dòng sông lớn dòng họ Phùng toả về các vùng núi, trung du, các vùng hạ lưu các con sông lớn nhỏ để lập nghiệp. (Ảnh: Đền thờ Phùng Hưng).
Đền thờ Phùng Hưng được lập ở nhiều nơi nhưng ngôi đền ở Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội) có quy mô lớn nhất, kiến trúc độc đáo nhất, chứa đượng nhiều giá trị lịch sử, văn hóa nhất. (Ảnh: Đền thờ Phùng Hưng).
Mời độc giả xem video:Vải Việt Nam lần đầu xuất khẩu chính ngạch sang Pháp. Nguồn: VTV4