10. Thành Cát Tư Hãn (1162- 1227): Ông là người sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ sau khi hợp nhất các bộ lạc độc lập ở vùng đông bắc châu Á vào năm 1206. Ông đã phát minh ra chiến thuật tấn công linh hoạt. Những kỵ binh trong đội quân của ông được huấn luyện bắn cung cực kì chính xác khi đang phi ngựa nước đại.Thành Cát Tư Hãn thành công với lối đánh chiến tranh tâm lý. Ông tập trung vào đe dọa, khủng bố các thành phố khác. Ví dụ, ông có thể tiêu diệt cả một thành phố nhưng lại để cho một số người chạy thoát để nói về tổn thất ở thành phố này cho cư dân thành phố khác. Một khi họ đã biết thì các thủ lĩnh của thành phố khác rất khó thuyết phục người dân chống lại ông. Ông sử dụng triệt để thiết bị vây hãm để giành thắng lợi trong các trận chiến.
9. Julius Caesar (100-44 TCN): Ông là lãnh tụ chính trị quân sự và chính trị của La Mã. Mặc dù, Caesar không phải là vị tướng bách chiến bách thắng, nhưng mưu lược tài tình của ông vẫn được nhiều người đánh giá cao qua việc đắp lũy bao vây để cô lập đối phương ở Alesia (trong trận chiến xứ Gaule) vào năm 52 TCN, chiến thắng trước đội quân đông hơn nhiều lần của Pompey ở Pharsalus, và sự tận diệt đội quân của vua Pharnaces xứ Pontos trong trận đánh tại Zela. 8. George S. Patton (1885-1945): Ông nổi tiếng là người dùng chiến thuật của chính Đức Quốc Xã để chống lại chúng, tức chiến thuật “Blitzkrieg” (hay còn được gọi là chiến tranh chớp nhoáng). Kiểu chiến tranh này có đặc điểm là tập trung quân lực, đột phá tuyến phòng ngự và vận động thọc sâu nhanh chóng bao vây tiêu diệt chủ lực của đối phương khiến cho đối phương bị tê liệt trước khi kịp phản ứng. Tuy nhiên, lối đánh này đã bị George S. Patton vô hiệu hóa. Trong những cuộc diễn tập trước khi Mỹ tham chiến, Patton đã đưa ra mô hình chiến tranh linh hoạt trên quy mô rộng và tốc độ nhanh chóng. Chiến thuật của ông luôn rạch ròi giữa dũng cảm và cả gan. Ông lập kế hoạch cẩn thận, thu thập các thông tin tình báo cẩn thận, phân tích và đưa ra sách lược. Ông chú trọng áp dụng tiến bộ công nghệ trong các trận đánh.7. Erich von Manstein (1887-1973): Ông là một trong những vị chỉ huy điều hành chiến dịch được tôn trọng nhất của Quân đội Đức Quốc Xã. Manstein được nhiều người biết đến với nghệ thuật phòng ngự trên các mặt trận phía Đông. Ví dụ như, ở chiến dịch Khakov lần 3 vào năm 1943, ông đã chỉ huy Cụm Tập đoàn quân Nam linh hoạt phản công, bẻ gãy lực lượng tấn công áp đảo của Hồng quân Liên Xô và lấy lại Kharkov sau khi đã rút bỏ thành phố trước đó.6. Scipio Africanus (235-183 TCN): Ông có tên đầy đủ là Publius Cornelius Scipio hay còn gọi là “Scipio châu Phi già”. Ông có biệt danh là “Africanus” sau khi đánh bại quân Carthage của danh tướng Hannibal trong trận đánh cuối cùng của Chiến tranh Punic lần thứ hai tại Zama. Ông chỉ có 43.000 quân lính nhưng đã thắng quân Carthage có 64.000 người cùng 80 con voi chiến. Nhiều người cho rằng, do ông phát hiện những con voi chiến của Hannibal hoảng loạn khi ngửi thấy mùi máu, nên ông sai quân lính chặt đầu ngựa làm lũ voi hoảng loạn, giẫm đạp lên quân lính Hannibal. Một số nguồn khác cho rằng, ông đã nghiên cứu kỹ chiến thuật của Hannibal và phát hiện ra rằng, những con voi đi thành hàng mở đường cho các binh sĩ xông lên. Vì vậy, ông cho thổi tù và đánh trống khiến lũ voi giật mình, rồi giẫm đạp lên quân lính của Hannibal. Dù ông dùng chiến lược gì thì ông vẫn là danh tướng lừng lẫy của La Mã.5. Erwin Rommel (1891- 1944): Ông là một trong những vị thống chế lừng danh của Đức trong Chiến tranh Thế giới II. Những chiến công của ông trên chiến trường Bắc Phi khiến nhiều người gọi ông là “Cáo sa mạc”.
Ông là bậc thầy sách lược quân sự. Ví dụ trong trận Tobruk, Rommel đã bao vây căn cứ quân sự của Anh trong khi Đức có 400 xe tăng còn Anh có đến 770 xe tăng. Ông đã sai quân lính làm xe tăng giả bằng gỗ khiến cho quân Anh tưởng Đức quá mạnh và không dám tấn công.
4. Thomas J. “Stonewall” Jackson (1824- 1863): Ông là một trong những vị tướng tài giỏi nhất của Liên minh miền Nam trong Nội chiến ở Mỹ. Ông nhận được biệt danh “Stonewall” (bức tường đá) sau trận Bull Run thứ 2. Chiến thuật ông hay dùng là dự đoán sự di chuyển của địch dựa trên địa hình. Sau đó, ông tấn công vào một cánh quân riêng biệt, tuy nhiên không bao giờ ông tấn công vào 3 cánh quân cùng lúc. 3. Hannibal Barca (247- 183 TCN): Ông là vị tướng lĩnh quân sự người Carthage. Hannibal đã 2 lần đánh thắng quân La Mã ở Trebia và Lake Trasimene. Ông được nhiều người đánh giá là chiến lược gia quân sự xuất sắc khi phát minh ra đội hình giàn quân hình bậc thang thay cho đội hình phalanx được áp dụng từ thời Hy Lạp cổ đại. Ông phát hiện ra rằng, đội hình phalanx chỉ phù hợp khi quân địch tấn công từ phía trước và phần lớn các binh sĩ không thể tự bảo vệ mình khi bị tấn công hai bên. Ở trận Cannae, ông đã sử dụng chiến thuật gọng kìm bằng cách bố trí quân lính kém tinh nhuệ vào trung tâm, còn những kỵ binh tinh nhuệ nhất được bố trí ở 2 cánh.
2. Napoleon Bonaparte (1769 - 1821): Napoleon đã làm một điều mà vào thời điểm ấy không ai ngờ tới, đó là xâm lược hầu hết các nước ở châu Âu. Thậm chí, ông thường giành thắng lợi trước những đối phương có ưu thế nổi trội về quân số. Áp dụng những ý tưởng quân sự thông thường vào các tình huống thực tế đã làm nên những vinh quang quân sự của ông, chẳng hạn như việc sử dụng sáng tạo pháo binh như một lực lượng linh hoạt để hỗ trợ cho bộ binh. Ông rất giỏi trong việc sử dụng gián điệp và có thể thắng trận bằng cách che đậy việc triển khai quân và tập trung quân vào điểm mấu chốt của mặt trận bị suy yếu của đối phương. 1. Alexander III của Macedon - Alexander Đại đế (356- 353 TCN): Người Hy Lạp gọi ông là Alexander đại đế quả không sai vì ông đã chiến đấu 17 trận mà không một trận thua với tổn thất quân đội của ông không quá 16%. Ông đã chinh phục nhiều quốc gia lãnh thổ trong đó có đế chế Ba Tư. Đặc biệt, trận chiến Gaugamela giữa Alexander Đại đế và vua Darius III nhà Achaemenes là ví dụ điển hình cho tài nghệ quân sự của ông với chiến thuật được người ngày nay gọi là “Bẫy chuột của Alexander”.
10. Thành Cát Tư Hãn (1162- 1227): Ông là người sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ sau khi hợp nhất các bộ lạc độc lập ở vùng đông bắc châu Á vào năm 1206. Ông đã phát minh ra chiến thuật tấn công linh hoạt. Những kỵ binh trong đội quân của ông được huấn luyện bắn cung cực kì chính xác khi đang phi ngựa nước đại.
Thành Cát Tư Hãn thành công với lối đánh chiến tranh tâm lý. Ông tập trung vào đe dọa, khủng bố các thành phố khác. Ví dụ, ông có thể tiêu diệt cả một thành phố nhưng lại để cho một số người chạy thoát để nói về tổn thất ở thành phố này cho cư dân thành phố khác.
Một khi họ đã biết thì các thủ lĩnh của thành phố khác rất khó thuyết phục người dân chống lại ông. Ông sử dụng triệt để thiết bị vây hãm để giành thắng lợi trong các trận chiến.
9. Julius Caesar (100-44 TCN): Ông là lãnh tụ chính trị quân sự và chính trị của La Mã. Mặc dù, Caesar không phải là vị tướng bách chiến bách thắng, nhưng mưu lược tài tình của ông vẫn được nhiều người đánh giá cao qua việc đắp lũy bao vây để cô lập đối phương ở Alesia (trong trận chiến xứ Gaule) vào năm 52 TCN, chiến thắng trước
đội quân đông hơn nhiều lần của Pompey ở Pharsalus, và sự tận diệt đội quân của vua Pharnaces xứ Pontos trong trận đánh tại Zela.
8. George S. Patton (1885-1945): Ông nổi tiếng là người dùng chiến thuật của chính Đức Quốc Xã để chống lại chúng, tức chiến thuật “Blitzkrieg” (hay còn được gọi là chiến tranh chớp nhoáng). Kiểu chiến tranh này có đặc điểm là tập trung quân lực, đột phá tuyến phòng ngự và vận động thọc sâu nhanh chóng bao vây tiêu diệt chủ lực của đối phương khiến cho đối phương bị tê liệt trước khi kịp phản ứng.
Tuy nhiên, lối đánh này đã bị George S. Patton vô hiệu hóa. Trong những cuộc diễn tập trước khi Mỹ tham chiến, Patton đã đưa ra mô hình chiến tranh linh hoạt trên quy mô rộng và tốc độ nhanh chóng. Chiến thuật của ông luôn rạch ròi giữa dũng cảm và cả gan. Ông lập kế hoạch cẩn thận, thu thập các thông tin tình báo cẩn thận, phân tích và đưa ra sách lược. Ông chú trọng áp dụng tiến bộ công nghệ trong các trận đánh.
7. Erich von Manstein (1887-1973): Ông là một trong những vị chỉ huy điều hành chiến dịch được tôn trọng nhất của Quân đội Đức Quốc Xã. Manstein được nhiều người biết đến với nghệ thuật phòng ngự trên các mặt trận phía Đông. Ví dụ như, ở chiến dịch Khakov lần 3 vào năm 1943, ông đã chỉ huy Cụm Tập đoàn quân Nam linh hoạt phản công, bẻ gãy lực lượng tấn công áp đảo của
Hồng quân Liên Xô và lấy lại Kharkov sau khi đã rút bỏ thành phố trước đó.
6. Scipio Africanus (235-183 TCN): Ông có tên đầy đủ là Publius Cornelius Scipio hay còn gọi là “Scipio châu Phi già”. Ông có biệt danh là “Africanus” sau khi đánh bại quân Carthage của danh tướng Hannibal trong trận đánh cuối cùng của Chiến tranh Punic lần thứ hai tại Zama. Ông chỉ có 43.000 quân lính nhưng đã thắng quân Carthage có 64.000 người cùng 80 con voi chiến. Nhiều người cho rằng, do ông phát hiện những con voi chiến của Hannibal hoảng loạn khi ngửi thấy mùi máu, nên ông sai quân lính chặt đầu ngựa làm lũ voi hoảng loạn, giẫm đạp lên quân lính Hannibal.
Một số nguồn khác cho rằng, ông đã nghiên cứu kỹ chiến thuật của Hannibal và phát hiện ra rằng, những con voi đi thành hàng mở đường cho các binh sĩ xông lên. Vì vậy, ông cho thổi tù và đánh trống khiến lũ voi giật mình, rồi giẫm đạp lên quân lính của Hannibal. Dù ông dùng chiến lược gì thì ông vẫn là danh tướng lừng lẫy của La Mã.
5. Erwin Rommel (1891- 1944): Ông là một trong những vị thống chế lừng danh của Đức trong Chiến tranh Thế giới II. Những chiến công của ông trên chiến trường Bắc Phi khiến nhiều người gọi ông là “Cáo sa mạc”.
Ông là bậc thầy sách lược quân sự. Ví dụ trong trận Tobruk, Rommel đã bao vây căn cứ quân sự của Anh trong khi Đức có 400 xe tăng còn Anh có đến 770 xe tăng. Ông đã sai quân lính làm xe tăng giả bằng gỗ khiến cho quân Anh tưởng Đức quá mạnh và không dám tấn công.
4. Thomas J. “Stonewall” Jackson (1824- 1863): Ông là một trong những vị tướng tài giỏi nhất của Liên minh miền Nam trong Nội chiến ở Mỹ. Ông nhận được biệt danh “Stonewall” (bức tường đá) sau trận Bull Run thứ 2. Chiến thuật ông hay dùng là dự đoán sự di chuyển của địch dựa trên địa hình. Sau đó, ông tấn công vào một cánh quân riêng biệt, tuy nhiên không bao giờ ông tấn công vào 3 cánh quân cùng lúc.
3. Hannibal Barca (247- 183 TCN): Ông là vị tướng lĩnh quân sự người Carthage. Hannibal đã 2 lần đánh thắng quân La Mã ở Trebia và Lake Trasimene. Ông được nhiều người đánh giá là chiến lược gia quân sự xuất sắc khi phát minh ra đội hình giàn quân hình bậc thang thay cho đội hình phalanx được áp dụng từ thời Hy Lạp cổ đại.
Ông phát hiện ra rằng, đội hình phalanx chỉ phù hợp khi quân địch tấn công từ phía trước và phần lớn các binh sĩ không thể tự bảo vệ mình khi bị tấn công hai bên. Ở trận Cannae, ông đã sử dụng chiến thuật gọng kìm bằng cách bố trí quân lính kém tinh nhuệ vào trung tâm, còn những kỵ binh tinh nhuệ nhất được bố trí ở 2 cánh.
2. Napoleon Bonaparte (1769 - 1821): Napoleon đã làm một điều mà vào thời điểm ấy không ai ngờ tới, đó là xâm lược hầu hết các nước ở châu Âu. Thậm chí, ông thường giành thắng lợi trước những đối phương có ưu thế nổi trội về quân số.
Áp dụng những ý tưởng quân sự thông thường vào các tình huống thực tế đã làm nên những vinh quang quân sự của ông, chẳng hạn như việc sử dụng sáng tạo pháo binh như một lực lượng linh hoạt để hỗ trợ cho bộ binh. Ông rất giỏi trong việc sử dụng gián điệp và có thể thắng trận bằng cách che đậy việc triển khai quân và tập trung quân vào điểm mấu chốt của mặt trận bị suy yếu của đối phương.
1. Alexander III của Macedon - Alexander Đại đế (356- 353 TCN): Người Hy Lạp gọi ông là Alexander đại đế quả không sai vì ông đã chiến đấu 17 trận mà không một trận thua với tổn thất quân đội của ông không quá 16%. Ông đã chinh phục nhiều quốc gia lãnh thổ trong đó có đế chế Ba Tư.
Đặc biệt, trận chiến Gaugamela giữa Alexander Đại đế và vua Darius III nhà Achaemenes là ví dụ điển hình cho tài nghệ quân sự của ông với chiến thuật được người ngày nay gọi là “Bẫy chuột của Alexander”.