Việc vương triều Đại Thanh của bộ tộc thiểu số Mãn Châu có dân số ít hơn hàng trăm lần so với người Hán vẫn duy trì thống trị của mình suốt 300 năm là điều vô cùng kinh ngạc. Bí quyết chính là nhờ vào những thủ đoạn mà giai cấp thống trị đã áp dụng trong việc cai trị con dân của mình.Thứ nhất: Khống chế về mặt vật chất: Giới Mãn Thanh quý tộc thấm nhuần và áp dụng triệt để kinh nghiệm cổ xưa để cai trị dân chúng “giống như nuôi chim ưng, cho ăn no sẽ bay đi mất, còn bỏ đói tất sẽ phải theo con người”. Vì thế, triều đình Mãn Thanh tìm mọi cách khiến cho dân chúng luôn phải vật lộn mưu sinh. Để sinh tồn người dân suốt ngày phải lam lũ, tối mặt tối mũi, không có thời gian rảnh mà nghĩ đến quyền lợi hay nghĩ cách đối phó hay phản kháng. Với nguồn lực tài chính và quyền lực phần lớn tập trung trong tay giai cấp thống trị, vì thế càng phát huy tối đa tác dụng điều khiển và khống chế đám đông lê dân. Thậm chí, giai cấp thống trị có quyền sinh sát trong tay, cho ai sống người đó được sống, muốn ai chết kẻ đó phải chết.Thứ hai: Khống chế về mặt tư tưởng. Dùng tư tưởng “Đúng đắn” có lợi cho việc duy trì và giữ vững sự ổn đinh cho cơ cấu đẳng cấp của tầng lớp thượng cấp làm chuẩn mực, khuôn phép để thống nhất tư duy của dân chúng.Dùng chiêu bài khoe khoang, phô trương bản thân mình chính là hóa thân chuẩn mực nhất về đạo đức và chân lý. Đồng thời tìm mọi cách phòng họa trước khi họa xảy ra. Tìm mọi cách cải tạo phần lớn tư tưởng của dân chúng, đề phòng khả năng phản kháng của một số thành phần cá biệt.Khống chế thao túng xã hội: Hình thành và xây dựng một cục diện xã hội người dân tự kìm hãm và khống chế lẫn nhau. Đồng thời, âm thầm cổ vũ việc đấu tranh trong nội bộ các giai cấp, chỉ cần sự đấu tranh đó luôn âm ỉ, không phát triển bùng phát hoặc vẫn nằm trong phạm vi khống chế là được.Những mâu thuẫn này càng lớn thì quyền lực của giai cấp thống trị càng lớn theo. Bình thường vừa có thể tiêu trừ được sự tín nhiệm giữa mọi ngời với nhau, chẳng may gặp phải hoàn cảnh bị áp bức cũng không thể cùng nhau đoàn kết lại mà phản kháng. Trước đây người Hán đã thực thi chính sách “ dĩ di chế di” để cai trị đối với dân tộc thiểu số, thì dưới sự cai trị của mình giới quý tộc Mãn Châu cũng áp dụng chính sách “dĩ Hoa chế Hoa” để cai trị người Hán.Khống chế về mặt nhân cách: Xây dựng một lối sống trong xã hội, nếu ai càng có thể lừa dối và bắt nạt được kẻ yếu thì người đó càng có được chỗ đứng tốt, càng được đề bạt. Cứ như thế dần dần hình thành và tạo nên nhân cách của những kẻ nô lệ, đối với bề trên thì nịnh bợ luồn cúi hết mình, đối với kẻ dưới thì vô cùng tàn bạo, ngang ngược.Kể cả những ai không làm quan, vẫn có thể phân biệt được đâu là kẻ mạnh người yếu rõ ràng, và luôn tìm ra kẻ yếu hơn để đàn áp. Nếu ai đã hình thành nên nhân cách này thì sẽ không có khả năng phản kháng, vì bản thân họ luôn cho rằng lấy mạnh đàn áp yếu đó là điều chính đáng. Cho nên khi họ gặp phải kẻ mạnh hơn họ cũng nhanh chóng khuất phục, vì thế bộ máy chính quyền của triều Thanh có quyền lực càng lớn.Ngoài xây dựng và tạo nên những nhân cách của những kẻ nô lệ ra, Mãn Thanh còn đào tạo những kẻ có nhân cách của những tên lưu manh. Việc làm này càng gia tăng sự thiếu tin tưởng và đoàn kết giữa dân chúng, vì thế càng dễ bề đàn áp, cai trị.Khống chế về mặt chính trị: Không cho bất kỳ một tổ chức chính nào ngoài chính phủ Mãn Thanh cùng tồn tại trong thiên hạ của nhà Thanh.Không chế về mặt quân sự: Đào tạo một bộ máy quân sự trung thành tuyệt đối với triều đình Mãn Thanh đó chính là đội quân Bát Kỳ. Triều đình Mãn Thanh dành cho đội quân này chế độ đãi ngộ đặc biệt. Tất các thành viên không cần làm việc nhưng vẫn có được điều kiện sống và địa vị xã hội vô cùng tốt. Chính vì thế họ trở thành trợ thủ đắc lực phục tùng mọi yêu cầu và trung thành tuyệt đối với triều đình Mãn Thanh.Khống chế về mặt tin tức: Cố gắng khống chế hạn chế tối đa việc dân chúng có thể tiếp xúc với các xã hội văn minh khác nhằm tránh tâm lý so sánh. Nếu không có so sánh tất sẽ không có ưu nhược điểm, như vậy mới có thể khắc họa được hình tượng Trung Quốc luôn là trung tâm của thế giới.
Việc vương triều Đại Thanh của bộ tộc thiểu số Mãn Châu có dân số ít hơn hàng trăm lần so với người Hán vẫn duy trì thống trị của mình suốt 300 năm là điều vô cùng kinh ngạc. Bí quyết chính là nhờ vào những thủ đoạn mà giai cấp thống trị đã áp dụng trong việc cai trị con dân của mình.
Thứ nhất: Khống chế về mặt vật chất: Giới Mãn Thanh quý tộc thấm nhuần và áp dụng triệt để kinh nghiệm cổ xưa để cai trị dân chúng “giống như nuôi chim ưng, cho ăn no sẽ bay đi mất, còn bỏ đói tất sẽ phải theo con người”. Vì thế, triều đình Mãn Thanh tìm mọi cách khiến cho dân chúng luôn phải vật lộn mưu sinh. Để sinh tồn người dân suốt ngày phải lam lũ, tối mặt tối mũi, không có thời gian rảnh mà nghĩ đến quyền lợi hay nghĩ cách đối phó hay phản kháng.
Với nguồn lực tài chính và quyền lực phần lớn tập trung trong tay giai cấp thống trị, vì thế càng phát huy tối đa tác dụng điều khiển và khống chế đám đông lê dân. Thậm chí, giai cấp thống trị có quyền sinh sát trong tay, cho ai sống người đó được sống, muốn ai chết kẻ đó phải chết.
Thứ hai: Khống chế về mặt tư tưởng. Dùng tư tưởng “Đúng đắn” có lợi cho việc duy trì và giữ vững sự ổn đinh cho cơ cấu đẳng cấp của tầng lớp thượng cấp làm chuẩn mực, khuôn phép để thống nhất tư duy của dân chúng.
Dùng chiêu bài khoe khoang, phô trương bản thân mình chính là hóa thân chuẩn mực nhất về đạo đức và chân lý. Đồng thời tìm mọi cách phòng họa trước khi họa xảy ra. Tìm mọi cách cải tạo phần lớn tư tưởng của dân chúng, đề phòng khả năng phản kháng của một số thành phần cá biệt.
Khống chế thao túng xã hội: Hình thành và xây dựng một cục diện xã hội người dân tự kìm hãm và khống chế lẫn nhau. Đồng thời, âm thầm cổ vũ việc đấu tranh trong nội bộ các giai cấp, chỉ cần sự đấu tranh đó luôn âm ỉ, không phát triển bùng phát hoặc vẫn nằm trong phạm vi khống chế là được.
Những mâu thuẫn này càng lớn thì quyền lực của giai cấp thống trị càng lớn theo. Bình thường vừa có thể tiêu trừ được sự tín nhiệm giữa mọi ngời với nhau, chẳng may gặp phải hoàn cảnh bị áp bức cũng không thể cùng nhau đoàn kết lại mà phản kháng. Trước đây người Hán đã thực thi chính sách “ dĩ di chế di” để cai trị đối với dân tộc thiểu số, thì dưới sự cai trị của mình giới quý tộc Mãn Châu cũng áp dụng chính sách “dĩ Hoa chế Hoa” để cai trị người Hán.
Khống chế về mặt nhân cách: Xây dựng một lối sống trong xã hội, nếu ai càng có thể lừa dối và bắt nạt được kẻ yếu thì người đó càng có được chỗ đứng tốt, càng được đề bạt. Cứ như thế dần dần hình thành và tạo nên nhân cách của những kẻ nô lệ, đối với bề trên thì nịnh bợ luồn cúi hết mình, đối với kẻ dưới thì vô cùng tàn bạo, ngang ngược.
Kể cả những ai không làm quan, vẫn có thể phân biệt được đâu là kẻ mạnh người yếu rõ ràng, và luôn tìm ra kẻ yếu hơn để đàn áp. Nếu ai đã hình thành nên nhân cách này thì sẽ không có khả năng phản kháng, vì bản thân họ luôn cho rằng lấy mạnh đàn áp yếu đó là điều chính đáng. Cho nên khi họ gặp phải kẻ mạnh hơn họ cũng nhanh chóng khuất phục, vì thế bộ máy chính quyền của triều Thanh có quyền lực càng lớn.
Ngoài xây dựng và tạo nên những nhân cách của những kẻ nô lệ ra, Mãn Thanh còn đào tạo những kẻ có nhân cách của những tên lưu manh. Việc làm này càng gia tăng sự thiếu tin tưởng và đoàn kết giữa dân chúng, vì thế càng dễ bề đàn áp, cai trị.
Khống chế về mặt chính trị: Không cho bất kỳ một tổ chức chính nào ngoài chính phủ Mãn Thanh cùng tồn tại trong thiên hạ của nhà Thanh.
Không chế về mặt quân sự: Đào tạo một bộ máy quân sự trung thành tuyệt đối với triều đình Mãn Thanh đó chính là đội quân Bát Kỳ. Triều đình Mãn Thanh dành cho đội quân này chế độ đãi ngộ đặc biệt. Tất các thành viên không cần làm việc nhưng vẫn có được điều kiện sống và địa vị xã hội vô cùng tốt. Chính vì thế họ trở thành trợ thủ đắc lực phục tùng mọi yêu cầu và trung thành tuyệt đối với triều đình Mãn Thanh.
Khống chế về mặt tin tức: Cố gắng khống chế hạn chế tối đa việc dân chúng có thể tiếp xúc với các xã hội văn minh khác nhằm tránh tâm lý so sánh. Nếu không có so sánh tất sẽ không có ưu nhược điểm, như vậy mới có thể khắc họa được hình tượng Trung Quốc luôn là trung tâm của thế giới.