Nhạc Phi là một trong những tên tuổi lừng danh nhất trong lịch sử Trung Quốc. Ông chính là tấm gương cao đẹp về lòng yêu nước và là người anh hùng dân tộc của Trung Quốc. Đêm ngày 15/2/1103 âm lịch (tức năm thứ hai Tống Vi Tông Sùng Ninh ), Nhạc Phi cất tiếng khóc chào đời trong căn nhà tranh nghèo khó ở thôn Vĩnh Hòa, huyện Thang Âm, Tương Châu, Hà Bắc nay thuộc thành phố An Dương, Hà Nam. Ngày nhỏ ông tên là Ngũ Lang, sau này mới đổi thành Nhạc Phi, tự là Băng Cử.Cha ông là Nhạc Hòa, mẹ là Diêu Thị. Khi sinh Nhạc Phi, mẹ ông đã 36, 37 tuổi. Nhạc Phi có mấy người anh em trai không may đều chết yểu. Đây chính là cú sốc rất lớn đối với cha mẹ ông. Sau Nhạc Phi mẹ ông may mắn lại sinh thêm được Nhạc Phiên. Từ nhỏ ông đã hun đúc lòng yêu nước, chính tay mẹ ông đã xăm lên lưng ông bốn chữ "Tận trung báo quốc".Năm 16 tuổi Nhạc Phi lấy một cô gái nghèo cùng cảnh ngộ họ Lưu. Năm sau họ sinh được một người con trai đặt tên là Nhạc Vân. 7 năm sau, họ sinh tiếp người con thứ hai là Nhạc Lôi. Cuộc hôn nhân này chỉ kéo dài được hơn 8 năm thì đứt đoạn.Do gia cảnh nghèo khó, ông lại suốt ngày vắng nhà. Giặc Kim chiếm lĩnh huyện Thang Âm. Cuộc sống càng khó khăn cùng quẫn, vợ ông không chịu được đã cải giá theo người khác. Đường đường là một người anh hùng dũng mãnh xông pha ngoài chiến trường làm giặc hồn bay phách lạc mà lại không bảo vệ nổi gia đình nhỏ bé của mình, đây chính là một nỗi bi thương trong cuộc đời ông.Khoảng năm 26-27 tuổi, ông lấy người vợ họ Lý hơn ông hai, ba tuổi. Đây chính là mẫu mẹ hiền vợ đảm điển hình. Vợ ông rất hiếu thuận với mẹ chồng Diêu thị, yêu thương Nhạc Vân, Nhạc Lôi - con riêng của chồng nhất mực. Bà đã trở thành hậu phương vững chắc, giúp ông giảm bớt lo âu và vững tâm nơi chiến trường.Bà cũng sinh thêm cho ông ba người con trai là Nhạc Lâm, Nhạc Chấn, Nhạc Ai (sau đổi tên thành Nhạc Đình), giúp gia tộc họ Nhạc vốn đang neo người nối dõi nay trở nên hưng thịnh hơn rất nhiều. Nơi chiến trường, Nhạc Phi lập rất nhiều chiến công hiển hách trong cuộc chiến chống lại nhà Kim chính là nhờ một phần công không nhỏ của bà. Bà sống đến năm 1175 thì mất vì bệnh tại Giang Châu, thọ 75 tuổi.Liên quan đến cuộc sống hôn nhân và đời tư của ông tuy trong “Nhạc Phi truyền” cũng có giới thiệu qua nhưng đều không phù hợp với những ghi chép trong lịch sử. Nhiều nhà sử học đã dày công nghiên cứu về đời sống hôn nhân của Nhạc Phi để giúp đời sau có cái nhìn chân thực hơn về phẩm chất cao đẹp của một bậc sĩ phu dũng liệt trung thần như ông.Vào thời đại của ông, những người đàn ông có chút công danh hay quyền thế đa phần đều năm thê bảy thiếp, mặc sức hưởng thụ. Cùng là tướng lĩnh như ông có Hàn Thế Trung, Lưu Quang Thế, Trương Tuấn, Ngô Giới ai cũng như ai, đặc biệt là Ngô Giới rất háo sắc, nghiện rượu.Nhưng Nhạc Phi ngược lại, tuy là đại nguyên soái quyền cao chức trọng nhưng ông luôn sống rất chuẩn mực và nghiêm túc. Ông là người vẫn giữ được bản chất của một người anh hùng áo vải. Ông sống rất giản dị, tiết kiệm. Ông cũng là người rất nghiêm túc trong chuyện tình cảm. Tuy hai lần kết hôn nhưng ông không hề nạp thêm tiểu thiếp. Có lần Ngô Giới còn cố ý dâng tặng ông một mỹ nhân nhưng đã bị ông thẳng thừng từ chối.Tháng 12/1141, tức năm thứ 11 Tống Cao Tông Thiệu Hưng, Nhạc Phi bị vu oan bức tội chết, lúc này ông mới chỉ có 39 tuổi. Trước khi lâm chung, ông vẫn đeo bên mình miếng ngọc bội. Theo sử gia Vương Tăng Du, đây chính là miếng ngọc bội, kỉ vật do người vợ Lý Thị đã tặng ông. Đây chính là bằng chứng về sự tôn trọng, cũng như tình cảm vô cùng sâu đậm mà ông luôn dành cho người vợ hiền lương của mình.
Nhạc Phi là một trong những tên tuổi lừng danh nhất trong lịch sử Trung Quốc. Ông chính là tấm gương cao đẹp về lòng yêu nước và là người anh hùng dân tộc của Trung Quốc. Đêm ngày 15/2/1103 âm lịch (tức năm thứ hai Tống Vi Tông Sùng Ninh ), Nhạc Phi cất tiếng khóc chào đời trong căn nhà tranh nghèo khó ở thôn Vĩnh Hòa, huyện Thang Âm, Tương Châu, Hà Bắc nay thuộc thành phố An Dương, Hà Nam. Ngày nhỏ ông tên là Ngũ Lang, sau này mới đổi thành Nhạc Phi, tự là Băng Cử.
Cha ông là Nhạc Hòa, mẹ là Diêu Thị. Khi sinh Nhạc Phi, mẹ ông đã 36, 37 tuổi. Nhạc Phi có mấy người anh em trai không may đều chết yểu. Đây chính là cú sốc rất lớn đối với cha mẹ ông. Sau Nhạc Phi mẹ ông may mắn lại sinh thêm được Nhạc Phiên. Từ nhỏ ông đã hun đúc lòng yêu nước, chính tay mẹ ông đã xăm lên lưng ông bốn chữ "Tận trung báo quốc".
Năm 16 tuổi Nhạc Phi lấy một cô gái nghèo cùng cảnh ngộ họ Lưu. Năm sau họ sinh được một người con trai đặt tên là Nhạc Vân. 7 năm sau, họ sinh tiếp người con thứ hai là Nhạc Lôi. Cuộc hôn nhân này chỉ kéo dài được hơn 8 năm thì đứt đoạn.
Do gia cảnh nghèo khó, ông lại suốt ngày vắng nhà. Giặc Kim chiếm lĩnh huyện Thang Âm. Cuộc sống càng khó khăn cùng quẫn, vợ ông không chịu được đã cải giá theo người khác. Đường đường là một người anh hùng dũng mãnh xông pha ngoài chiến trường làm giặc hồn bay phách lạc mà lại không bảo vệ nổi gia đình nhỏ bé của mình, đây chính là một nỗi bi thương trong cuộc đời ông.
Khoảng năm 26-27 tuổi, ông lấy người vợ họ Lý hơn ông hai, ba tuổi. Đây chính là mẫu mẹ hiền vợ đảm điển hình. Vợ ông rất hiếu thuận với mẹ chồng Diêu thị, yêu thương Nhạc Vân, Nhạc Lôi - con riêng của chồng nhất mực. Bà đã trở thành hậu phương vững chắc, giúp ông giảm bớt lo âu và vững tâm nơi chiến trường.
Bà cũng sinh thêm cho ông ba người con trai là Nhạc Lâm, Nhạc Chấn, Nhạc Ai (sau đổi tên thành Nhạc Đình), giúp gia tộc họ Nhạc vốn đang neo người nối dõi nay trở nên hưng thịnh hơn rất nhiều. Nơi chiến trường, Nhạc Phi lập rất nhiều chiến công hiển hách trong cuộc chiến chống lại nhà Kim chính là nhờ một phần công không nhỏ của bà. Bà sống đến năm 1175 thì mất vì bệnh tại Giang Châu, thọ 75 tuổi.
Liên quan đến cuộc sống hôn nhân và đời tư của ông tuy trong “Nhạc Phi truyền” cũng có giới thiệu qua nhưng đều không phù hợp với những ghi chép trong lịch sử. Nhiều nhà sử học đã dày công nghiên cứu về đời sống hôn nhân của Nhạc Phi để giúp đời sau có cái nhìn chân thực hơn về phẩm chất cao đẹp của một bậc sĩ phu dũng liệt trung thần như ông.
Vào thời đại của ông, những người đàn ông có chút công danh hay quyền thế đa phần đều năm thê bảy thiếp, mặc sức hưởng thụ. Cùng là tướng lĩnh như ông có Hàn Thế Trung, Lưu Quang Thế, Trương Tuấn, Ngô Giới ai cũng như ai, đặc biệt là Ngô Giới rất háo sắc, nghiện rượu.
Nhưng Nhạc Phi ngược lại, tuy là đại nguyên soái quyền cao chức trọng nhưng ông luôn sống rất chuẩn mực và nghiêm túc. Ông là người vẫn giữ được bản chất của một người anh hùng áo vải. Ông sống rất giản dị, tiết kiệm. Ông cũng là người rất nghiêm túc trong chuyện tình cảm. Tuy hai lần kết hôn nhưng ông không hề nạp thêm tiểu thiếp. Có lần Ngô Giới còn cố ý dâng tặng ông một mỹ nhân nhưng đã bị ông thẳng thừng từ chối.
Tháng 12/1141, tức năm thứ 11 Tống Cao Tông Thiệu Hưng, Nhạc Phi bị vu oan bức tội chết, lúc này ông mới chỉ có 39 tuổi. Trước khi lâm chung, ông vẫn đeo bên mình miếng ngọc bội. Theo sử gia Vương Tăng Du, đây chính là miếng ngọc bội, kỉ vật do người vợ Lý Thị đã tặng ông. Đây chính là bằng chứng về sự tôn trọng, cũng như tình cảm vô cùng sâu đậm mà ông luôn dành cho người vợ hiền lương của mình.