Minh Thành Tổ Chu Đệ là vị hoàng đế thứ ba của triều Minh nhờ khởi binh đoạt giang sơn từ tay người cháu Chu Doãn Văn. Tuy việc đăng cơ ngai vàng của ông không chính thống nhưng không thể phủ nhận Minh Thành Tổ Chu Đệ là một trong những vị hoàng đế kiệt xuất nhất của triều địa nhà Minh và là một trong số ít những hoàng đế có tài trí, năng lực kiệt xuất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Ảnh minh họa chân dung Minh Thành Tổ.Ở Chu Đệ hội tụ đủ những yếu tố làm một bậc đế vương như tài trí thông minh hơn người, tinh lực siêu phàm, dũng mãnh thiện chiến. Dưới sự trị vì của ông, nhà Minh đang ở thế suy yếu đã dần dần khởi sắc và đạt đến đỉnh cao về sự quyền lực, vì thế người ta còn gọi thời kỳ của ông là Vĩnh lạc thịnh thế. Ảnh minh họa thời kỳ Vĩnh Lạc thịnh thế.Tuy nhiên, điểm yếu của ông chính là tính cách ngoan cố, bảo thủ cố chấp, đa nghi, tàn bạo, giết người không ghê tay, đặc biệt là lúc lên cơn thịnh nộ. Và trong cơn thịnh nộ, ông đã từng ra lệnh hai lần thảm sát với quy mô lớn ở hậu cung khiến gần 3.000 cung nữ bị chết. Ảnh minh họa chân dung cung nữ triều Minh.Theo ghi chép trong sử sách, lần thảm sát thứ nhất vào đầu năm Vĩnh Lạc, số lượng cung nữ và thần quan bị giết khoảng hơn 100 người. Lần thứ hai vào cuối năm Vĩnh Lạc, số lượng cung nữ và thần quan bị giết khiến người ta cảm thấy vô cùng kinh hãi. Nguyên nhân vì sao lại có hai cuộc thảm sát này? Ảnh minh họa chân dung cung nữ triều Minh.Sau khi đăng cơ, bình định thiên hạ, quốc lực ngày một mạnh lên, cũng giống bao bậc quân vương khác, Minh Thành Tổ bắt đầu tiến hành tuyển mỹ nữ trên toàn quốc với quy mô lớn. Hậu cung giai nhân càng ngày càng nhiều. Trong các giai nhân được tuyển chọn có rất nhiều người từ Triều Tiên, nổi bất nhất là mỹ nữ Quyền thị. Với nhan sắc rạng ngời như hoa và tài năng hơn người, vì thế Chu Đệ vô cùng sủng ái nàng. Ảnh minh họa chân dung cung nữ triều Minh.Năm 1410 công nguyên, với bản tính hiếu chiến, Minh Thành Tổ lại tiếp tục đích thân dẫn quân xuất chinh Mạc Bắc. Trước khi xuất chinh, ông ta đặc biệt đưa Quyền hiền phi theo mình. Nhưng bất hạnh đã xảy khi đại quân trên đường khải hoàn hồi cung Quyền hiền phi mắc bệnh qua đời. Cái chết của Quyền hiền phi là một cú sốc lớn đối với Chu Đệ. Ảnh minh họa đại quân của Chu Đệ xuất chinh. Trong lúc đau đớn tuyệt vọng vì mất người mình nhất mực yêu thương lại có người trong cung mật báo rằng Quyền hiền phi bị đầu độc chết, Minh Thành Tổ nghe xong nổi cơn thịnh nỗ không cần điều tra, làm rõ đã ra lệnh giết hơn 100 cung nữ và thần quan cho hả dạ. Đây chính là lần thảm sát thứ nhất. Ảnh minh họa đại quân của Chu Đệ khải hoàn hồi cung.Sau khi Quyền hiền phi chết một thời gian, Minh Thành Tổ cũng dần nguôi ngoai đau buồn. Trong hậu cung có Vương quý phi dần dần đã thay thế được vị trí của Quyền hiền phi và trở thành phi tử Minh Thành Tổ sủng ái nhất. Nhưng trớ trêu thay khi Minh Thành Tổ chuẩn bị sắc phong cho nàng làm hoàng hậu, thì nàng lại mắc bệnh qua đời. Cái chết của Vương Quý phi thêm một lần khiến Minh Thành Tổ rơi vào đau khổ và tuyệt vọng. Ảnh minh họa chân dung Vương quý phi.Cũng đúng lúc đấy Minh Thành Tổ nghe tin trong hậu cung phi tần Giả Lữ và thái giám Ngư thị đã lén lút câu kết với nhau. Cơn thịnh nộ nổi lên, ông đã cho treo cổ Giả Lữ và thái giám Ngư thị. Chưa dừng lại đó, Minh Thành Tổ đích thân điều tra thị tỳ của Giả Lữ và phát hiện ra âm mưu kinh thiên động địa trong hậu cung, đó là có người đang tìm các mưu sát hoàng thượng. Trong cơn tức giận điên cuồng, sự tàn bạo đã nổi lên, ông quyết định thanh lọc toàn bộ hậu cung và cuộc thảm sát thứ hai đã xảy ra với cái chết của gần 2.800 cung nữ và thần quan. Ảnh minh họa Minh Thành Tổ đích thân điều tra hậu cung.Theo ghi chép trong “Lý triều thực lục”, khi các cung nữ bị giết hại, trời đang trong xanh bỗng dưng toàn bộ hoàng cung bị sấm sét bủa vây. Mọi người trong cung đều vui mừng hi vọng Chu Đệ thấy trời giận dữ mà dừng tay giết người nhưng Chu Đệ vẫn không hề ngưng tay. Cũng theo ghi chép trong sử sách, khi về già Minh Thành Tổ rất dễ nổi giận và khó kiềm chế được tính khí của mình, thậm chí những lúc đó bản tính độc ác, tàn bạo trong ông lại trỗi dậy, cộng thêm với bệnh tật dày vò càng khiến ông ta trở nên vô cùng đáng sợ. Ảnh minh họa chân dung Minh Thành Tổ.
Minh Thành Tổ Chu Đệ là vị hoàng đế thứ ba của triều Minh nhờ khởi binh đoạt giang sơn từ tay người cháu Chu Doãn Văn. Tuy việc đăng cơ ngai vàng của ông không chính thống nhưng không thể phủ nhận Minh Thành Tổ Chu Đệ là một trong những vị hoàng đế kiệt xuất nhất của triều địa nhà Minh và là một trong số ít những hoàng đế có tài trí, năng lực kiệt xuất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Ảnh minh họa chân dung Minh Thành Tổ.
Ở Chu Đệ hội tụ đủ những yếu tố làm một bậc đế vương như tài trí thông minh hơn người, tinh lực siêu phàm, dũng mãnh thiện chiến. Dưới sự trị vì của ông, nhà Minh đang ở thế suy yếu đã dần dần khởi sắc và đạt đến đỉnh cao về sự quyền lực, vì thế người ta còn gọi thời kỳ của ông là Vĩnh lạc thịnh thế. Ảnh minh họa thời kỳ Vĩnh Lạc thịnh thế.
Tuy nhiên, điểm yếu của ông chính là tính cách ngoan cố, bảo thủ cố chấp, đa nghi, tàn bạo, giết người không ghê tay, đặc biệt là lúc lên cơn thịnh nộ. Và trong cơn thịnh nộ, ông đã từng ra lệnh hai lần thảm sát với quy mô lớn ở hậu cung khiến gần 3.000 cung nữ bị chết. Ảnh minh họa chân dung cung nữ triều Minh.
Theo ghi chép trong sử sách, lần thảm sát thứ nhất vào đầu năm Vĩnh Lạc, số lượng cung nữ và thần quan bị giết khoảng hơn 100 người. Lần thứ hai vào cuối năm Vĩnh Lạc, số lượng cung nữ và thần quan bị giết khiến người ta cảm thấy vô cùng kinh hãi. Nguyên nhân vì sao lại có hai cuộc thảm sát này? Ảnh minh họa chân dung cung nữ triều Minh.
Sau khi đăng cơ, bình định thiên hạ, quốc lực ngày một mạnh lên, cũng giống bao bậc quân vương khác, Minh Thành Tổ bắt đầu tiến hành tuyển mỹ nữ trên toàn quốc với quy mô lớn. Hậu cung giai nhân càng ngày càng nhiều. Trong các giai nhân được tuyển chọn có rất nhiều người từ Triều Tiên, nổi bất nhất là mỹ nữ Quyền thị. Với nhan sắc rạng ngời như hoa và tài năng hơn người, vì thế Chu Đệ vô cùng sủng ái nàng. Ảnh minh họa chân dung cung nữ triều Minh.
Năm 1410 công nguyên, với bản tính hiếu chiến, Minh Thành Tổ lại tiếp tục đích thân dẫn quân xuất chinh Mạc Bắc. Trước khi xuất chinh, ông ta đặc biệt đưa Quyền hiền phi theo mình. Nhưng bất hạnh đã xảy khi đại quân trên đường khải hoàn hồi cung Quyền hiền phi mắc bệnh qua đời. Cái chết của Quyền hiền phi là một cú sốc lớn đối với Chu Đệ. Ảnh minh họa đại quân của Chu Đệ xuất chinh.
Trong lúc đau đớn tuyệt vọng vì mất người mình nhất mực yêu thương lại có người trong cung mật báo rằng Quyền hiền phi bị đầu độc chết, Minh Thành Tổ nghe xong nổi cơn thịnh nỗ không cần điều tra, làm rõ đã ra lệnh giết hơn 100 cung nữ và thần quan cho hả dạ. Đây chính là lần thảm sát thứ nhất. Ảnh minh họa đại quân của Chu Đệ khải hoàn hồi cung.
Sau khi Quyền hiền phi chết một thời gian, Minh Thành Tổ cũng dần nguôi ngoai đau buồn. Trong hậu cung có Vương quý phi dần dần đã thay thế được vị trí của Quyền hiền phi và trở thành phi tử Minh Thành Tổ sủng ái nhất. Nhưng trớ trêu thay khi Minh Thành Tổ chuẩn bị sắc phong cho nàng làm hoàng hậu, thì nàng lại mắc bệnh qua đời. Cái chết của Vương Quý phi thêm một lần khiến Minh Thành Tổ rơi vào đau khổ và tuyệt vọng. Ảnh minh họa chân dung Vương quý phi.
Cũng đúng lúc đấy Minh Thành Tổ nghe tin trong hậu cung phi tần Giả Lữ và thái giám Ngư thị đã lén lút câu kết với nhau. Cơn thịnh nộ nổi lên, ông đã cho treo cổ Giả Lữ và thái giám Ngư thị. Chưa dừng lại đó, Minh Thành Tổ đích thân điều tra thị tỳ của Giả Lữ và phát hiện ra âm mưu kinh thiên động địa trong hậu cung, đó là có người đang tìm các mưu sát hoàng thượng. Trong cơn tức giận điên cuồng, sự tàn bạo đã nổi lên, ông quyết định thanh lọc toàn bộ hậu cung và cuộc thảm sát thứ hai đã xảy ra với cái chết của gần 2.800 cung nữ và thần quan. Ảnh minh họa Minh Thành Tổ đích thân điều tra hậu cung.
Theo ghi chép trong “Lý triều thực lục”, khi các cung nữ bị giết hại, trời đang trong xanh bỗng dưng toàn bộ hoàng cung bị sấm sét bủa vây. Mọi người trong cung đều vui mừng hi vọng Chu Đệ thấy trời giận dữ mà dừng tay giết người nhưng Chu Đệ vẫn không hề ngưng tay. Cũng theo ghi chép trong sử sách, khi về già Minh Thành Tổ rất dễ nổi giận và khó kiềm chế được tính khí của mình, thậm chí những lúc đó bản tính độc ác, tàn bạo trong ông lại trỗi dậy, cộng thêm với bệnh tật dày vò càng khiến ông ta trở nên vô cùng đáng sợ. Ảnh minh họa chân dung Minh Thành Tổ.