Aristotle được đánh giá là một trong những người thông minh, tài năng nhất thời đó khi có nhiều nghiên cứu thực hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: vật lý, hình học, văn thơ, kịch nghệ, âm nhạc, lý luận, ngôn ngữ, chính trị, sinh học... Ông cũng là người thầy vĩ đại của Alexander Đại đế - một trong những danh tướng kiệt xuất lẫy lừng thế giới.Không phải ai cũng biết Aristotle - người thầy của Alexander Đại đế sinh trưởng trong một gia đình hành nghề y. Trong đó, bố của Aristotle là Nicomachus từng là một trong các thầy y phục vụ vua Amyntus III của xứ Macedonia.Điều đáng buồn là cha mẹ của nhà triết học Aristotle qua đời khi ông còn rất nhỏ. Vì vậy, sau đó Aristotle được người thân nuôi dưỡng ở quê nhà Stagira, miền Bắc Hy Lạp.Khi 17 tuổi, Aristotle đã đến Athens theo học ở ngôi trường của Platon. Platon là một nhà triết học cổ đại Hy Lạp được xem là thiên tài trên nhiều lĩnh vực, có nhiều người coi ông là triết gia vĩ đại nhất mọi thời đại cùng với Socrates là thầy ông. Tại ngôi trường đó, Aristotle đã say sưa học tập, nghiên cứu ở đó trong gần 20 năm. Chính vì tài năng xuất chúng, Aristotle trở thành học trò xuất sắc của Platon.Aristotle cũng là một trong 3 cột trụ của nền văn minh Hy Lạp cổ đại cùng với người thầy của mình là Platon và Socrates.Triết gia nổi tiếng Hy Lạp Aristotle cũng đảm nhận công việc dạy dỗ cho hoàng tử xứ Macedonia - Alexander Đại đế vang danh thiên hạ.Sau đó, Aristotle quay về Hy Lạp và mở trường học của riêng mình với tên gọi Lyceum. Ngôi trường này được nhận xét là tiên tiến nhất trong thời kỳ cổ đại và mang lại đầy đủ lợi ích cho người học với khu vườn rộng trồng đủ mọi loại cây và trở thành viện bảo tàng thực vật tại chỗ giúp cả thầy và trò cùng nghiên cứu.Tại trường Lyceum, Aristotle còn xây dựng một thư viện sách đồ sộ phục vụ công tác học tập, nghiên cứu.Aristotle chỉ dạy học trò vào buổi sáng tại trường Lyceum. Đến buổi chiều, nhà triết gia nổi tiếng lịch sử thường cùng các học trò đi bộ trên những quãng đường dài, cùng quan sát, bàn luận và học hỏi từ những điều đã quan sát được trên chuyến đi đó.Sau này, chính cách giảng dạy như trên của Aristotle đã hình thành nên một trường phái trong ngành giáo dục có tên gọi là “peripatos” (tiêu dao học).
Aristotle được đánh giá là một trong những người thông minh, tài năng nhất thời đó khi có nhiều nghiên cứu thực hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: vật lý, hình học, văn thơ, kịch nghệ, âm nhạc, lý luận, ngôn ngữ, chính trị, sinh học... Ông cũng là người thầy vĩ đại của Alexander Đại đế - một trong những danh tướng kiệt xuất lẫy lừng thế giới.
Không phải ai cũng biết Aristotle - người thầy của Alexander Đại đế sinh trưởng trong một gia đình hành nghề y. Trong đó, bố của Aristotle là Nicomachus từng là một trong các thầy y phục vụ vua Amyntus III của xứ Macedonia.
Điều đáng buồn là cha mẹ của nhà triết học Aristotle qua đời khi ông còn rất nhỏ. Vì vậy, sau đó Aristotle được người thân nuôi dưỡng ở quê nhà Stagira, miền Bắc Hy Lạp.
Khi 17 tuổi, Aristotle đã đến Athens theo học ở ngôi trường của Platon. Platon là một nhà triết học cổ đại Hy Lạp được xem là thiên tài trên nhiều lĩnh vực, có nhiều người coi ông là triết gia vĩ đại nhất mọi thời đại cùng với Socrates là thầy ông. Tại ngôi trường đó, Aristotle đã say sưa học tập, nghiên cứu ở đó trong gần 20 năm. Chính vì tài năng xuất chúng, Aristotle trở thành học trò xuất sắc của Platon.
Aristotle cũng là một trong 3 cột trụ của nền văn minh Hy Lạp cổ đại cùng với người thầy của mình là Platon và Socrates.
Triết gia nổi tiếng Hy Lạp Aristotle cũng đảm nhận công việc dạy dỗ cho hoàng tử xứ Macedonia - Alexander Đại đế vang danh thiên hạ.
Sau đó, Aristotle quay về Hy Lạp và mở trường học của riêng mình với tên gọi Lyceum. Ngôi trường này được nhận xét là tiên tiến nhất trong thời kỳ cổ đại và mang lại đầy đủ lợi ích cho người học với khu vườn rộng trồng đủ mọi loại cây và trở thành viện bảo tàng thực vật tại chỗ giúp cả thầy và trò cùng nghiên cứu.
Tại trường Lyceum, Aristotle còn xây dựng một thư viện sách đồ sộ phục vụ công tác học tập, nghiên cứu.
Aristotle chỉ dạy học trò vào buổi sáng tại trường Lyceum. Đến buổi chiều, nhà triết gia nổi tiếng lịch sử thường cùng các học trò đi bộ trên những quãng đường dài, cùng quan sát, bàn luận và học hỏi từ những điều đã quan sát được trên chuyến đi đó.
Sau này, chính cách giảng dạy như trên của Aristotle đã hình thành nên một trường phái trong ngành giáo dục có tên gọi là “peripatos” (tiêu dao học).