1. Ép con gái xuất giá. Thời nhà Tấn, Trung Quốc, con gái đến độ tuổi quy định buộc phải xuất giá nếu không quan phủ sẽ cưỡng chế bằng cách tìm đối tượng cho cô ta. Đến thời Nam Bắc triều, con gái đến tuổi không chịu lấy chồng sẽ bị coi là phạm pháp, người nhà sẽ phải ngồi tù. Việc ép con gái xuất giá ban đầu là nhằm mục đích tăng nhân khẩu nhưng sau này dần dần lại giải quyết vấn đề ế vợ của rất nhiều đàn ông trong xã hội. 2. Quan mai chỉ định (tức quan phủ đứng ra làm mai mối). Thời cổ đại việc hôn nhân của con cái do cha mẹ định đoạt, hoặc thông qua các bà mối. Bà mối đại diện cho nhà trai để mai mối, đây là cách làm dân gian theo truyền thống. Còn quan phủ làm mai là trách nhiệm nhằm giải quyết vấn đề độc thân cho các viên chức của mình. Quan phủ có quyền tìm cô gái phù hợp và chỉ định hôn nhân cho một người đàn ông độc thân.
Thời nhà Thanh không có “quan mối”, nhưng khi triều đình phái một số lượng binh lính đến Tân Cương thì lực lượng đàn ông ế vợ rất nhiều. Để nhằm bình ổn Tân Cương, duy trì hậu thế nên rất nhiều quan viên đã tìm cách giới thiệu cho binh lính muộn màng đường tình duyên lấy vợ của một số quân khởi nghĩa nông dân hay con gái ở những vùng thiên tai, chạy loạn. Do đàn ông nhiều hơn nên việc quan viên làm mai mối cũng là cơ hội để kiếm rất nhiều tiền. Nhằm không để cho các đôi nam nữ qua mặt tự tìm đến với nhau nên đêm đến các quan thường đi tuần ở các ngõ nhỏ, những nơi vắng vẻ là những nơi nam nữ thường tự tình. Nếu phát hiện ra có cảnh đôi lứa đang tâm sự thì chàng trai sẽ bị đuổi đi. 3. Thoáng hơn thì ủng hộ quả phụ tái giá. Thời xưa, nặng tư tưởng phận đàn bà “lấy chim thì theo chim, lấy chó thì theo chó”, hơn nữa lại cho rằng “đã là gái ngoan không lấy hai chồng”, chính vì thế mà chồng chết đa phần phụ nữ đều ở góa thủ tiết thờ chồng. Do mê tín nên người xưa cho rằng một người phụ nữ mà lấy hai chồng là không có lòng tự trọng, sống thì bị mọi người coi rẻ, chết cũng không được yên, xuống âm phủ sẽ gặp nhị quỷ. Cho nên, quả phụ thời cổ đại không dám tái giá hoặc rất khó tái giá. Nhưng để cân bằng tỉ lệ hôn nhân giữa nam và nữ ở những nơi mà đàn ông nhiều hơn đàn bà bất kể là hình thức bà mối hay quan mối đều rất ủng hộ việc quả phụ tái hôn chứ không bắt ép quả phụ phải tuân theo "tam cương ngũ thường". Việc ủng hộ đàn bà tái giá đồng nghĩa với việc khích lệ đàn ông lấy quả phụ, lấy người đã từng qua một lần đò. Thời cổ đại, trong mắt đàn ông, đàn bà đã qua một lần đò hay quả phụ đều xếp vào hàng thấp kém, không thể ngẩng đầu lên với xã hội, bị người đời coi thường. Trừ những tiểu thư khuê các, lá ngọc cành vàng mới có quyền lựa chọn hôn sự cho mình. Vì thế, trước đây, không chỉ quả phụ khó có cơ hội tái giá mà việc đàn ông lấy góa phụ cũng không dễ dàng gì trước dư luận xã hội. Nhưng bất cứ việc gì chỉ cần có tiền lệ rồi dần dần nhiều người theo sẽ thành trào lưu của xã hội. Một số dân tộc thiểu số phương Bắc Trung Quốc thì lại không coi quả phụ là kẻ đáng bị coi thường, đặc biệt trong nội bộ gia tộc, em có thể lấy chị dâu là chuyện thường thấy. Thâm chí có một số tộc người còn có phong tục "thê hậu mẫu”, tức con trai có thể lấy vợ bé của cha. Chính nàng Vương Chiêu Quân - một đại mĩ nhân nổi tiếng thời cổ đại Trung Quốc đã lấy con trai của chồng khi chồng chết. Kiểu truyền thống tái giá lại tái giá trong nội bộ gia tộc mục đích lớn nhất là lợi dụng những người đàn bà vẫn có khả năng sinh đẻ nhằm gia tăng thêm lực lượng cho gia tộc, nhưng xét về một khía cạnh nào đó thì đây cũng nhằm giải quyết vấn đề độc thân. 4. Hạn chế người giàu lấy thiếp. Bất kể là thời hiện đại hay thời cổ đại, nam nữ trong xã hội cũng có tỷ lệ nhất định. Xã hội Trung Quốc thời cổ đại thực hiện chế độ đa thê đa thiếp, việc đàn ông có thể lấy vợ và nạp nhiều thê thiếp là chuyện thường thấy. Những đàn ông có chức quyền, giàu có thường lấy rất nhiều vợ bé, chính điều này diễn ra trong thời gian quá dài làm cho tỷ lệ phụ nữ đến tuổi lấy chồng ít đi đồng nghĩa gia tăng số đàn ông ế vợ. Giai cấp thống trị đã nhìn ra hiện tượng này nên có một số triều đại còn hạn chế viêc đàn ông giàu có, quyền chức nạp nhiều thiếp. 5. Chế độ "nhất thê đa phu". Đây là hiện tượng phổ biến ở nhiều vùng đông dân tộc thiểu số của Trung Quốc. Nghĩa là một người phụ nữ có thể lấy nhiều chồng hoặc vài người đàn ông cùng lấy chung một người phụ nữ. Hiện tượng thường thấy là mấy anh em trong một nhà lấy chung một vợ. 6. Tăng thêm cơ hội cho nam nữ tự do giao lưu, tìm hiểu bằng việc cung cấp các sân chơi cho những người độc thân tham gia. Ngoài những cách này ra thì người Trung Quốc cổ đại còn sử dụng rất nhiều hình thức khác nhau để giải quyết vấn đề độc thân của nam, nữ.
1. Ép con gái xuất giá. Thời nhà Tấn, Trung Quốc, con gái đến độ tuổi quy định buộc phải xuất giá nếu không quan phủ sẽ cưỡng chế bằng cách tìm đối tượng cho cô ta. Đến thời Nam Bắc triều, con gái đến tuổi không chịu lấy chồng sẽ bị coi là phạm pháp, người nhà sẽ phải ngồi tù. Việc ép con gái xuất giá ban đầu là nhằm mục đích tăng nhân khẩu nhưng sau này dần dần lại giải quyết vấn đề ế vợ của rất nhiều đàn ông trong xã hội.
2. Quan mai chỉ định (tức quan phủ đứng ra làm mai mối). Thời cổ đại việc hôn nhân của con cái do cha mẹ định đoạt, hoặc thông qua các bà mối. Bà mối đại diện cho nhà trai để mai mối, đây là cách làm dân gian theo truyền thống. Còn quan phủ làm mai là trách nhiệm nhằm giải quyết vấn đề độc thân cho các viên chức của mình. Quan phủ có quyền tìm cô gái phù hợp và chỉ định hôn nhân cho một người đàn ông độc thân.
Thời nhà Thanh không có “quan mối”, nhưng khi triều đình phái một số lượng binh lính đến Tân Cương thì lực lượng đàn ông ế vợ rất nhiều. Để nhằm bình ổn Tân Cương, duy trì hậu thế nên rất nhiều quan viên đã tìm cách giới thiệu cho binh lính muộn màng đường tình duyên lấy vợ của một số quân khởi nghĩa nông dân hay con gái ở những vùng thiên tai, chạy loạn.
Do đàn ông nhiều hơn nên việc quan viên làm mai mối cũng là cơ hội để kiếm rất nhiều tiền. Nhằm không để cho các đôi nam nữ qua mặt tự tìm đến với nhau nên đêm đến các quan thường đi tuần ở các ngõ nhỏ, những nơi vắng vẻ là những nơi nam nữ thường tự tình. Nếu phát hiện ra có cảnh đôi lứa đang tâm sự thì chàng trai sẽ bị đuổi đi.
3. Thoáng hơn thì ủng hộ quả phụ tái giá. Thời xưa, nặng tư tưởng phận đàn bà “lấy chim thì theo chim, lấy chó thì theo chó”, hơn nữa lại cho rằng “đã là gái ngoan không lấy hai chồng”, chính vì thế mà chồng chết đa phần phụ nữ đều ở góa thủ tiết thờ chồng. Do mê tín nên người xưa cho rằng một người phụ nữ mà lấy hai chồng là không có lòng tự trọng, sống thì bị mọi người coi rẻ, chết cũng không được yên, xuống âm phủ sẽ gặp nhị quỷ.
Cho nên, quả phụ thời cổ đại không dám tái giá hoặc rất khó tái giá. Nhưng để cân bằng tỉ lệ hôn nhân giữa nam và nữ ở những nơi mà đàn ông nhiều hơn đàn bà bất kể là hình thức bà mối hay quan mối đều rất ủng hộ việc quả phụ tái hôn chứ không bắt ép quả phụ phải tuân theo "tam cương ngũ thường".
Việc ủng hộ đàn bà tái giá đồng nghĩa với việc khích lệ đàn ông lấy quả phụ, lấy người đã từng qua một lần đò. Thời cổ đại, trong mắt đàn ông, đàn bà đã qua một lần đò hay quả phụ đều xếp vào hàng thấp kém, không thể ngẩng đầu lên với xã hội, bị người đời coi thường. Trừ những tiểu thư khuê các, lá ngọc cành vàng mới có quyền lựa chọn hôn sự cho mình. Vì thế, trước đây, không chỉ quả phụ khó có cơ hội tái giá mà việc đàn ông lấy góa phụ cũng không dễ dàng gì trước dư luận xã hội. Nhưng bất cứ việc gì chỉ cần có tiền lệ rồi dần dần nhiều người theo sẽ thành trào lưu của xã hội.
Một số dân tộc thiểu số phương Bắc Trung Quốc thì lại không coi quả phụ là kẻ đáng bị coi thường, đặc biệt trong nội bộ gia tộc, em có thể lấy chị dâu là chuyện thường thấy. Thâm chí có một số tộc người còn có phong tục "thê hậu mẫu”, tức con trai có thể lấy vợ bé của cha. Chính nàng Vương Chiêu Quân - một đại mĩ nhân nổi tiếng thời cổ đại Trung Quốc đã lấy con trai của chồng khi chồng chết. Kiểu truyền thống tái giá lại tái giá trong nội bộ gia tộc mục đích lớn nhất là lợi dụng những người đàn bà vẫn có khả năng sinh đẻ nhằm gia tăng thêm lực lượng cho gia tộc, nhưng xét về một khía cạnh nào đó thì đây cũng nhằm giải quyết vấn đề độc thân.
4. Hạn chế người giàu lấy thiếp. Bất kể là thời hiện đại hay thời cổ đại, nam nữ trong xã hội cũng có tỷ lệ nhất định. Xã hội Trung Quốc thời cổ đại thực hiện chế độ đa thê đa thiếp, việc đàn ông có thể lấy vợ và nạp nhiều thê thiếp là chuyện thường thấy.
Những đàn ông có chức quyền, giàu có thường lấy rất nhiều vợ bé, chính điều này diễn ra trong thời gian quá dài làm cho tỷ lệ phụ nữ đến tuổi lấy chồng ít đi đồng nghĩa gia tăng số đàn ông ế vợ. Giai cấp thống trị đã nhìn ra hiện tượng này nên có một số triều đại còn hạn chế viêc đàn ông giàu có, quyền chức nạp nhiều thiếp.
5. Chế độ "nhất thê đa phu". Đây là hiện tượng phổ biến ở nhiều vùng đông dân tộc thiểu số của Trung Quốc. Nghĩa là một người phụ nữ có thể lấy nhiều chồng hoặc vài người đàn ông cùng lấy chung một người phụ nữ. Hiện tượng thường thấy là mấy anh em trong một nhà lấy chung một vợ.
6. Tăng thêm cơ hội cho nam nữ tự do giao lưu, tìm hiểu bằng việc cung cấp các sân chơi cho những người độc thân tham gia. Ngoài những cách này ra thì người Trung Quốc cổ đại còn sử dụng rất nhiều hình thức khác nhau để giải quyết vấn đề độc thân của nam, nữ.