Theo Wikipedia, chuyến hải hành trong khoảng thời gian từ năm 1519 – 1522 của Magellan đã đi vào lịch sử như là chuyến đi đầu tiên bằng đường biển của con người từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương và là chuyến đi đầu tiên băng qua Thái Bình Dương. Chân dung của Magellan.
1. Cuộc thám hiểm có đoàn thủy thủ từ các quốc gia: Mặc dù đây là cuộc thám hiểm của Tây Ban Nha nhưng đoàn thủy thủ của Ferdinand Magellan có đặc điểm là đa quốc gia. Phần lớn các thủy thủ là người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nhưng cũng có sự góp mặt của người Hi Lạp, Anh, Pháp, Đức và thậm chí cả Bắc Phi.
2. Hiệp ước giữa Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kì đã khơi mào cho cuộc thám hiểm. Ban đầu Magellan khởi hành cuộc thám hiểm để tìm tuyến đường tây tới Molucas, quần đảo nhỏ ở Indonesia nơi được biết đến như thiên đường của các loại cây gia vị quý như đinh hương, quế, hạt nhục đậu khấu. Do hiệp ước Tordesillas năm 1494 - giáo hoàng Pope Alexander VI kí sắc lệnh xác định nguyên tắc phân chia các vùng lãnh thổ mới phát hiện ngoài Châu Âu giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha nên Bồ Đào Nha kiểm soát tuyến đường đông tới đảo Spice còn Tây Ban Nha buộc phải tìm con đường mới bằng chuyến thám hiểm về phía Tây xung quanh Nam Mỹ. 3. Magellan bị coi là kẻ phản bội đất nước Bồ Đào Nha. Ferdinland Magellan là người Bồ Đào Nha nhưng lại nhận tài trợ chuyến du hành từ Vua Charle I của Tây Ban Nha. Điều này xúc phạm đến vua Manuel I của Bồ Đào Nha, vì vậy ông đã cử gián điệp phá hỏng công tác chuẩn bị của Magellan cho chuyến thám hiểm, thậm chí ra lệnh phá hoại tài sản của gia đình ông và nỗ lực ám sát ông. Khi chuyến hải hành căng buồm, vua Manuel I còn ra lệnh cho 2 nhóm thuyền của Bồ Đào Nha đuổi theo hạm đội của Magellan với hi vọng bắt được người thuỷ thủ lão luyện và đưa ông quay trở về quê hương.
4. Nhiều thủy thủ nổi loạn và bỏ trốn. Hầu hết các thuỷ thủ Tây Ban Nha của Magellan đều phẫn nộ trước ý tưởng được dẫn dắt bởi người thuyền truởng Bồ Đào Nha bởi vậy đã có 2 cuộc nổi loạn của các thuỷ thủ truớc khi con tàu cập Thái Bình Dương. Lo ngại rằng nỗi ám ảnh của Magellan với việc tìm con đuờng tới Thái Bình Dương sắp diệt vong đoàn thám hiểm, ba trong năm tàu quay lưng lại với ông trong tháng 4/1520. Magellan và những người ủng hộ ông cuối cùng cũng ngăn đuợc các cuộc nổi dậy. Thậm chí Magellan đã bỏ lại hai thuỷ thủ trên một hòn đảo khi ông bắt gặp họ đang lên kế hoạch một cuộc binh biến thứ ba. Các cuộc nổi dậy tiếp tục một năm sau đó khi tàu San Antonio bỏ hạm đội và sớm trở lại Tây Ban Nha. Ảnh: Bản sao con tàu Victoria.
5. Nhiều người cho rằng Magellan đã phải chiến đấu với nguời khổng lồ ở biển Nam Mỹ trong cuộc thám hiểm. Khi thuyền đậu gần Argentina, có thuỷ thủ báo cáo đã gặp những người đàn ông cao 8 feet trên những bãi biển Patagonia. Chuyện kể rằng, sau khi kết bạn với những "gã khổng lồ", Magellan đã lừa họ vào trú trong tàu của mình và bắt giam một trong những người đàn ông đó. Người khổng lồ sau đó được rửa tội và đặt tên là Paul, nhưng đã chết trong dọc đuờng tới Thái Bình Dương. Các nhà sử học phỏng đoán rằng, gã khổng lồ được nhắc tới trong câu chuyện này trên thực tế là người của bộ tộc Tehuelche, một bộ tộc cao theo gen của Ấn Độ có nguồn gốc từ miền nam Chile và Argentina. 6. Ông là người đặt tên cho biển Thái Bình Dương. Sau khivượt qua thời tiết bão khủng khiếp gần phía nam Nam Mỹ và mất một trong những con tàu của mình, Magellan cuối cùng cũng đến eo biển mà bây giờ được gọi là eo biển Magellan vào tháng 11/1520. Ông đi ngang qua một đại dương bình yên và nhẹ nhàng rồi đặt tên nó là "Mar Pacifico", có nghĩa là "biển hòa bình" trong tiếng Bồ Đào Nha.
7. Magellan là người truyền giáo đạo Cơ - đốc. Mặc dù truyền đạo chỉ là một phần sứ mệnh nhưng Magellan đã mất nhiều công sức để truyền Kito giáo cho những nguời bản địa ông gặp. Đáng chú ý nhất là vào tháng 4/1521 tại Philippines, ông đã tiến hành rửa tội cho vua Humabon của Cebu cùng hàng ngàn giáo đồ.
8. Nô lệ của ông có thể là những người đầu tiên đi vòng quanh thế giới bằng đường biển. Một trong những thành viên quan trọng nhất trong chuyến đi của Magellan là nguời hầu riêng của ông - Enrique, người đã theo hầu Magellan kể từ chuyến đi đến Malacca vào năm 1511. Vì là nguời bản địa Đông Ấn, Enrique có thể nói tiếng Mã Lai và làm thông dịch viên cho đoàn thám hiểm trong suốt thời gian ở Philippines. Như nhiều nhà sử học phân tích, nếu Enrique ban đần đến từ một nửa kia của thế giới, sau đó đi theo đoàn đến Philippines thì anh ta đã đi vòng quanh trái đất và trở về quê hương của mình. Nếu đúng như vậy, điều này có nghĩa là nô lệ Enrique chứ không phải là bất kỳ thuỷ thủ nào là người châu Âu đầu tiên đi vòng quanh thế giới.
9. Nhà hàng hải góp công không nhỏ trong chuyến thám hiểm.
Magellan thường được coi là nhà thám hiểm đầu tiên đã đi vòng quanh thế giới bằng đuờng biển, nhưng điều này không hoàn toàn đúng. Ông đã khởi hành chuyến đi vuợt qua eo biển Nam Mỹ nguy hiểm và băng qua Thái Bình Dương rồi bị giết chết trong trận chiến Mactan ở Philippines. Trong số hơn hai trăm thủy thủ khởi hành trên năm con tàu, chỉ còn 18 người hoàn thành chuyến đi và quay trở về Tây Ban Nha vào năm 1522. Nhà hàng hải xứ Basque Juan Sebastián Elcano đã chỉ huy thủy thủ đoàn sau cái chết của Magellan. Ảnh: Bức tranh mô tả cái chết của Magellan trong trận Mactan.
10. Chuyến hải hành tiếp theo diễn ra 58 năm sau. Khi con tàu đơn độc Victoria trở về Tây Ban Nha trong tháng 9/1522, chỉ còn lại 18 thuỷ thủ trong khi số thuỷ thủ ban đầu tham gia đoàn thám hiểm là khoảng 260. 58 năm sau, tức vào năm 1577, một chuyến du hành tương tự lại diễn ra. Dẫn đầu là nhà hàng hải người Anh Sir Francis Drake, chuyến thám hiểm vòng quanh thế giới thứ hai khởi hành vào năm 1577 và chủ yếu theo con đường tương tự như Magellan.
Theo Wikipedia, chuyến hải hành trong khoảng thời gian từ năm 1519 – 1522 của Magellan đã đi vào lịch sử như là chuyến đi đầu tiên bằng đường biển của con người từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương và là chuyến đi đầu tiên băng qua Thái Bình Dương. Chân dung của Magellan.
1. Cuộc thám hiểm có đoàn thủy thủ từ các quốc gia: Mặc dù đây là cuộc thám hiểm của Tây Ban Nha nhưng đoàn thủy thủ của Ferdinand Magellan có đặc điểm là đa quốc gia. Phần lớn các thủy thủ là người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nhưng cũng có sự góp mặt của người Hi Lạp, Anh, Pháp, Đức và thậm chí cả Bắc Phi.
2. Hiệp ước giữa Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kì đã khơi mào cho cuộc thám hiểm. Ban đầu Magellan khởi hành cuộc thám hiểm để tìm tuyến đường tây tới Molucas, quần đảo nhỏ ở Indonesia nơi được biết đến như thiên đường của các loại cây gia vị quý như đinh hương, quế, hạt nhục đậu khấu. Do hiệp ước Tordesillas năm 1494 - giáo hoàng Pope Alexander VI kí sắc lệnh xác định nguyên tắc phân chia các vùng lãnh thổ mới phát hiện ngoài Châu Âu giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha nên Bồ Đào Nha kiểm soát tuyến đường đông tới đảo Spice còn Tây Ban Nha buộc phải tìm con đường mới bằng chuyến thám hiểm về phía Tây xung quanh Nam Mỹ.
3. Magellan bị coi là kẻ phản bội đất nước Bồ Đào Nha. Ferdinland Magellan là người Bồ Đào Nha nhưng lại nhận tài trợ chuyến du hành từ Vua Charle I của Tây Ban Nha. Điều này xúc phạm đến vua Manuel I của Bồ Đào Nha, vì vậy ông đã cử gián điệp phá hỏng công tác chuẩn bị của Magellan cho chuyến thám hiểm, thậm chí ra lệnh phá hoại tài sản của gia đình ông và nỗ lực ám sát ông. Khi chuyến hải hành căng buồm, vua Manuel I còn ra lệnh cho 2 nhóm thuyền của Bồ Đào Nha đuổi theo hạm đội của Magellan với hi vọng bắt được người thuỷ thủ lão luyện và đưa ông quay trở về quê hương.
4. Nhiều thủy thủ nổi loạn và bỏ trốn. Hầu hết các thuỷ thủ Tây Ban Nha của Magellan đều phẫn nộ trước ý tưởng được dẫn dắt bởi người thuyền truởng Bồ Đào Nha bởi vậy đã có 2 cuộc nổi loạn của các thuỷ thủ truớc khi con tàu cập Thái Bình Dương. Lo ngại rằng nỗi ám ảnh của Magellan với việc tìm con đuờng tới Thái Bình Dương sắp diệt vong đoàn thám hiểm, ba trong năm tàu quay lưng lại với ông trong tháng 4/1520. Magellan và những người ủng hộ ông cuối cùng cũng ngăn đuợc các cuộc nổi dậy. Thậm chí Magellan đã bỏ lại hai thuỷ thủ trên một hòn đảo khi ông bắt gặp họ đang lên kế hoạch một cuộc binh biến thứ ba. Các cuộc nổi dậy tiếp tục một năm sau đó khi tàu San Antonio bỏ hạm đội và sớm trở lại Tây Ban Nha. Ảnh: Bản sao con tàu Victoria.
5. Nhiều người cho rằng Magellan đã phải chiến đấu với nguời khổng lồ ở biển Nam Mỹ trong cuộc thám hiểm. Khi thuyền đậu gần Argentina, có thuỷ thủ báo cáo đã gặp những người đàn ông cao 8 feet trên những bãi biển Patagonia. Chuyện kể rằng, sau khi kết bạn với những "gã khổng lồ", Magellan đã lừa họ vào trú trong tàu của mình và bắt giam một trong những người đàn ông đó. Người khổng lồ sau đó được rửa tội và đặt tên là Paul, nhưng đã chết trong dọc đuờng tới Thái Bình Dương. Các nhà sử học phỏng đoán rằng, gã khổng lồ được nhắc tới trong câu chuyện này trên thực tế là người của bộ tộc Tehuelche, một bộ tộc cao theo gen của Ấn Độ có nguồn gốc từ miền nam Chile và Argentina.
6. Ông là người đặt tên cho biển Thái Bình Dương. Sau khivượt qua thời tiết bão khủng khiếp gần phía nam Nam Mỹ và mất một trong những con tàu của mình, Magellan cuối cùng cũng đến eo biển mà bây giờ được gọi là eo biển Magellan vào tháng 11/1520. Ông đi ngang qua một đại dương bình yên và nhẹ nhàng rồi đặt tên nó là "Mar Pacifico", có nghĩa là "biển hòa bình" trong tiếng Bồ Đào Nha.
7. Magellan là người truyền giáo đạo Cơ - đốc. Mặc dù truyền đạo chỉ là một phần sứ mệnh nhưng Magellan đã mất nhiều công sức để truyền Kito giáo cho những nguời bản địa ông gặp. Đáng chú ý nhất là vào tháng 4/1521 tại Philippines, ông đã tiến hành rửa tội cho vua Humabon của Cebu cùng hàng ngàn giáo đồ.
8. Nô lệ của ông có thể là những người đầu tiên đi vòng quanh thế giới bằng đường biển. Một trong những thành viên quan trọng nhất trong chuyến đi của Magellan là nguời hầu riêng của ông - Enrique, người đã theo hầu Magellan kể từ chuyến đi đến Malacca vào năm 1511. Vì là nguời bản địa Đông Ấn, Enrique có thể nói tiếng Mã Lai và làm thông dịch viên cho đoàn thám hiểm trong suốt thời gian ở Philippines. Như nhiều nhà sử học phân tích, nếu Enrique ban đần đến từ một nửa kia của thế giới, sau đó đi theo đoàn đến Philippines thì anh ta đã đi vòng quanh trái đất và trở về quê hương của mình. Nếu đúng như vậy, điều này có nghĩa là nô lệ Enrique chứ không phải là bất kỳ thuỷ thủ nào là người châu Âu đầu tiên đi vòng quanh thế giới.
9. Nhà hàng hải góp công không nhỏ trong chuyến thám hiểm.
Magellan thường được coi là nhà thám hiểm đầu tiên đã đi vòng quanh thế giới bằng đuờng biển, nhưng điều này không hoàn toàn đúng. Ông đã khởi hành chuyến đi vuợt qua eo biển Nam Mỹ nguy hiểm và băng qua Thái Bình Dương rồi bị giết chết trong trận chiến Mactan ở Philippines. Trong số hơn hai trăm thủy thủ khởi hành trên năm con tàu, chỉ còn 18 người hoàn thành chuyến đi và quay trở về Tây Ban Nha vào năm 1522. Nhà hàng hải xứ Basque Juan Sebastián Elcano đã chỉ huy thủy thủ đoàn sau cái chết của Magellan. Ảnh: Bức tranh mô tả cái chết của Magellan trong trận Mactan.
10. Chuyến hải hành tiếp theo diễn ra 58 năm sau. Khi con tàu đơn độc Victoria trở về Tây Ban Nha trong tháng 9/1522, chỉ còn lại 18 thuỷ thủ trong khi số thuỷ thủ ban đầu tham gia đoàn thám hiểm là khoảng 260. 58 năm sau, tức vào năm 1577, một chuyến du hành tương tự lại diễn ra. Dẫn đầu là nhà hàng hải người Anh Sir Francis Drake, chuyến thám hiểm vòng quanh thế giới thứ hai khởi hành vào năm 1577 và chủ yếu theo con đường tương tự như Magellan.