Nhân dịp kỷ niệm 126 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890 - 19/05/2016), cùng Kiến Thức điểm lại những địa danh thiêng liêng, đong đầy ý nghĩa lịch sử gắn liền với sự nghiệp vĩ đại của Bác Hồ. Làng Hoàng Trù (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) là quê ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây chính là nơi Người cất tiếng khóc chào đời ngày 19/5/1890 và sống trong 5 năm đầu tiên của thời thơ ấu.Làng Sen (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) là quê nội của Bác Hồ, là nơi Người đã trải qua những năm tháng niên thiếu đầy kỷ niệm. Từ năm 11 đến 16 tuổi (1901 - 1906), cậu thiếu niên Nguyễn Sinh Cung (tên của Bác Hồ hồi nhỏ) đã sinh sống tại ngôi nhà của thân phụ là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ở làng Sen.Thành lập vào năm 1896, trường Quốc Học Huế là một trong những ngôi trường lâu đời và nổi tiếng nhất Việt Nam. Năm 1907, Nguyễn Sinh Cung vào học lớp trung học đệ nhị niên tại trường này. Đến cuối tháng 5/1908, Người bị đuổi học vì tham gia phong trào chống thuế của những người yêu nước ở Trung Kỳ.Đầu năm 1910, Bác Hồ đến Phan Thiết với cái tên Nguyễn Tất Thành. Người dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ cho học sinh lớp ba và tư tại trường Dục Thanh (Giáo Dục Thanh Thiếu Niên) của Hội Liên Thành. Trong thời gian này, Nguyễn Tất Thành thường gặp gỡ một số nhà nho yêu nước đương thời, tham gia công tác bí mật, nhận công việc liên lạc, thể hiện ý chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào.Vào ngày 5/6/1911, từ bến Nhà Rồng ở Sài Gòn, người thanh niên Nguyễn Tất Thành xuống con tàu Amiral Latouche Tréville để ra đi tìm đường cứu nước.Sau nhiều năm bôn ba tại nhiều quốc gia trên thế giới, vào ngày 28/1/1941 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã vượt qua biên giới Việt - Trung để trở về căn cứ Pắc Bó trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng trong nước. Tại căn cứ này, nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của cuộc cách mạng đã diễn ra dưới sự điều hành của Người và các đồng chí.Ngày 4/5/1945, Bác Hồ cùng các đồng chí rời Pắc Bó đi xuống chiến khu Tân Trào (Tuyên Quang) để chỉ đạo cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám. Được coi là thủ đô lâm thời của khu giải phóng, chiến khu Tân Trào là nơi ra đời những quyết sách quan trọng nhất của cuộc Cách mạng tháng Tám.Sau khi lãnh đạo thành công cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, thực dân, thành lập nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 2/9/1945 trên quảng trường Ba Đình tại Hà Nội, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1947 - 1954), Hồ Chủ tịch sinh sống và làm việc tại An toàn khu Định Hóa (ATK Định Hóa) ở Thái Nguyên. Từ "Thủ đô kháng chiến", Người đã ký nhiều sắc lệnh quan trọng của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (gọi tắt là Khu di tích Phủ Chủ tịch tại Hà Nội) là nơi sống và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Đây cũng là nơi Người đi vào cõi vĩnh hằng ngày 2/9/1969.
Nhân dịp kỷ niệm 126 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890 - 19/05/2016), cùng Kiến Thức điểm lại những địa danh thiêng liêng, đong đầy ý nghĩa lịch sử gắn liền với sự nghiệp vĩ đại của Bác Hồ. Làng Hoàng Trù (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) là quê ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây chính là nơi Người cất tiếng khóc chào đời ngày 19/5/1890 và sống trong 5 năm đầu tiên của thời thơ ấu.
Làng Sen (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) là quê nội của Bác Hồ, là nơi Người đã trải qua những năm tháng niên thiếu đầy kỷ niệm. Từ năm 11 đến 16 tuổi (1901 - 1906), cậu thiếu niên Nguyễn Sinh Cung (tên của Bác Hồ hồi nhỏ) đã sinh sống tại ngôi nhà của thân phụ là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ở làng Sen.
Thành lập vào năm 1896, trường Quốc Học Huế là một trong những ngôi trường lâu đời và nổi tiếng nhất Việt Nam. Năm 1907, Nguyễn Sinh Cung vào học lớp trung học đệ nhị niên tại trường này. Đến cuối tháng 5/1908, Người bị đuổi học vì tham gia phong trào chống thuế của những người yêu nước ở Trung Kỳ.
Đầu năm 1910, Bác Hồ đến Phan Thiết với cái tên Nguyễn Tất Thành. Người dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ cho học sinh lớp ba và tư tại trường Dục Thanh (Giáo Dục Thanh Thiếu Niên) của Hội Liên Thành. Trong thời gian này, Nguyễn Tất Thành thường gặp gỡ một số nhà nho yêu nước đương thời, tham gia công tác bí mật, nhận công việc liên lạc, thể hiện ý chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào.
Vào ngày 5/6/1911, từ bến Nhà Rồng ở Sài Gòn, người thanh niên Nguyễn Tất Thành xuống con tàu Amiral Latouche Tréville để ra đi tìm đường cứu nước.
Sau nhiều năm bôn ba tại nhiều quốc gia trên thế giới, vào ngày 28/1/1941 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã vượt qua biên giới Việt - Trung để trở về căn cứ Pắc Bó trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng trong nước. Tại căn cứ này, nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của cuộc cách mạng đã diễn ra dưới sự điều hành của Người và các đồng chí.
Ngày 4/5/1945, Bác Hồ cùng các đồng chí rời Pắc Bó đi xuống chiến khu Tân Trào (Tuyên Quang) để chỉ đạo cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám. Được coi là thủ đô lâm thời của khu giải phóng, chiến khu Tân Trào là nơi ra đời những quyết sách quan trọng nhất của cuộc Cách mạng tháng Tám.
Sau khi lãnh đạo thành công cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, thực dân, thành lập nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 2/9/1945 trên quảng trường Ba Đình tại Hà Nội, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1947 - 1954), Hồ Chủ tịch sinh sống và làm việc tại An toàn khu Định Hóa (ATK Định Hóa) ở Thái Nguyên. Từ "Thủ đô kháng chiến", Người đã ký nhiều sắc lệnh quan trọng của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (gọi tắt là Khu di tích Phủ Chủ tịch tại Hà Nội) là nơi sống và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Đây cũng là nơi Người đi vào cõi vĩnh hằng ngày 2/9/1969.