Tăng cường tiêu thụ rau xanh, trái cây và ngũ cốc. Chuyên gia dinh dưỡng tiết lộ, rau xanh, trái cây và ngũ cốc chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho việc chống lại quá trình oxy hóa, ngăn ngừa sự hình thành các tế bào ung thư gây hại. Bạn có thể tận dụng ngũ cốc cho bữa sáng lành mạnh, chế biến salad khai vị hoặc món súp cho bữa trưa, tối.
Sử dụng thực phẩm giàu chất xơ. Chất xơ góp phần quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư. Cụ thể, chất xơ có khả năng đẩy các hợp chất gây hại ra khỏi ruột, giúp hệ tiêu hóa luôn được “dọn sạch”. Để tăng cường chất xơ, bạn nên ăn gạo lức, trái cây và rau xanh mỗi ngày. Tránh thực phẩm chế biến. Thay vì lựa chọn thực phẩm chế biến sẵn, nên tự tay nấu ăn cho mình và người thân trong gia đình. Chẳng hạn, chị em có thể chuẩn bị cam hoặc sinh tố; tránh mua nước ép có sẵn trên thị trường. Cắt giảm lượng thịt đỏ, sữa nguyên chất béo. Nghiên cứu chỉ ra, người ăn chay có khả năng giảm tới 50% nguy cơ ung thư so với người thường xuyên ăn thịt. Nguyên nhân bởi thịt, sữa thường chứa ít chất xơ, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng có tính năng bảo vệ cơ thể khỏi sự tàn phá của căn bệnh. Dù vậy, không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn thịt ra khỏi bữa ăn. Bạn nên cân nhắc sử dụng chúng khoảng 1/3 lượng thực phẩm tiêu thụ. Lựa chọn chất béo có lợi. Các loại chất béo bão hòa, chất béo trans được xem là “khắc tinh” của sức khỏe, cần hạn chế tối đa. Thay vì tiêu thụ nhóm thực phẩm này, bạn nên cân nhắc chất béo chưa bão hòa trong hạt óc chó, hạnh nhân hay axit béo omega - 3 dồi dào ở cá, hạt lanh.
Lựa chọn thực phẩm chống ung thư. Để cơ thể có thêm sức mạnh chống lại sự tấn công của bệnh tật, nên lựa chọn nhóm thực phẩm có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Cụ thể, bạn nên lựa chọn loại thức ăn chứa nhiều vitamin A, C, E, selen và phytochemical như cà chua, súp lơ xanh, nho, dâu, cà rốt, bắp cải, tỏi, hành tây, bưởi… Uống đủ nước. Uống nước là cách đơn giản nhất giúp loại bỏ các độc tố trong cơ thể. Tuy nhiên, cần tránh các đồ uống chứa nhiều đường như nước ngọt vì chúng có khả năng làm tăng nguy cơ gây viêm, thúc đẩy tế bào ung thư tăng trưởng. Đảm bảo thức ăn không thất thoát dinh dưỡng khi chế biến. Nhiều loại rau xanh dễ thất thoát dinh dưỡng trong quá trình nấu nướng ở nhiệt độ cao. Tốt nhất, chị em nên hấp rau để bảo toàn dưỡng chất.
Không ăn các loại thực phẩm có dấu hiệu ẩm mốc. Khi bị nấm mốc, đồ ăn sẽ sản sinh aflatoxin - một chất gây ung thư mạnh. Do vậy, nên tránh xa loại thực phẩm này để đảm bảo sức khỏe.
Tăng cường tiêu thụ rau xanh, trái cây và ngũ cốc. Chuyên gia dinh dưỡng tiết lộ, rau xanh, trái cây và ngũ cốc chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho việc chống lại quá trình oxy hóa, ngăn ngừa sự hình thành các tế bào ung thư gây hại. Bạn có thể tận dụng ngũ cốc cho bữa sáng lành mạnh, chế biến salad khai vị hoặc món súp cho bữa trưa, tối.
Sử dụng thực phẩm giàu chất xơ. Chất xơ góp phần quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư. Cụ thể, chất xơ có khả năng đẩy các hợp chất gây hại ra khỏi ruột, giúp hệ tiêu hóa luôn được “dọn sạch”. Để tăng cường chất xơ, bạn nên ăn gạo lức, trái cây và rau xanh mỗi ngày.
Tránh thực phẩm chế biến. Thay vì lựa chọn thực phẩm chế biến sẵn, nên tự tay nấu ăn cho mình và người thân trong gia đình. Chẳng hạn, chị em có thể chuẩn bị cam hoặc sinh tố; tránh mua nước ép có sẵn trên thị trường.
Cắt giảm lượng thịt đỏ, sữa nguyên chất béo. Nghiên cứu chỉ ra, người ăn chay có khả năng giảm tới 50% nguy cơ ung thư so với người thường xuyên ăn thịt. Nguyên nhân bởi thịt, sữa thường chứa ít chất xơ, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng có tính năng bảo vệ cơ thể khỏi sự tàn phá của căn bệnh.
Dù vậy, không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn thịt ra khỏi bữa ăn. Bạn nên cân nhắc sử dụng chúng khoảng 1/3 lượng thực phẩm tiêu thụ.
Lựa chọn chất béo có lợi. Các loại chất béo bão hòa, chất béo trans được xem là “khắc tinh” của sức khỏe, cần hạn chế tối đa. Thay vì tiêu thụ nhóm thực phẩm này, bạn nên cân nhắc chất béo chưa bão hòa trong hạt óc chó, hạnh nhân hay axit béo omega - 3 dồi dào ở cá, hạt lanh.
Lựa chọn thực phẩm chống ung thư. Để cơ thể có thêm sức mạnh chống lại sự tấn công của bệnh tật, nên lựa chọn nhóm thực phẩm có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Cụ thể, bạn nên lựa chọn loại thức ăn chứa nhiều vitamin A, C, E, selen và phytochemical như cà chua, súp lơ xanh, nho, dâu, cà rốt, bắp cải, tỏi, hành tây, bưởi…
Uống đủ nước. Uống nước là cách đơn giản nhất giúp loại bỏ các độc tố trong cơ thể. Tuy nhiên, cần tránh các đồ uống chứa nhiều đường như nước ngọt vì chúng có khả năng làm tăng nguy cơ gây viêm, thúc đẩy tế bào ung thư tăng trưởng.
Đảm bảo thức ăn không thất thoát dinh dưỡng khi chế biến. Nhiều loại rau xanh dễ thất thoát dinh dưỡng trong quá trình nấu nướng ở nhiệt độ cao. Tốt nhất, chị em nên hấp rau để bảo toàn dưỡng chất.
Không ăn các loại thực phẩm có dấu hiệu ẩm mốc. Khi bị nấm mốc, đồ ăn sẽ sản sinh aflatoxin - một chất gây ung thư mạnh. Do vậy, nên tránh xa loại thực phẩm này để đảm bảo sức khỏe.