Các nhà nghiên cứu khoa học Nhật từng theo dõi chế độ ăn của 40.000 đối tượng trung niên nước này. Kết quả cho thấy, tiêu thụ khoảng 12 - 15g muối mỗi ngày có khả năng tăng gấp đôi nguy cơ ung thư dạ dày.
Bên cạnh đó, ăn mặn khiến cơ thể “nạp vào” lượng natri lớn, tăng nồng độ natri trong máu khiến thận luôn làm việc quá tải mới có thể lọc máu. Khi lượng natri trong máu cao, thận không thể phát huy tối đa khả năng làm việc, tăng áp lực thẩm thấu trong lòng mạch, gây tăng huyết áp và gánh nặng cho hoạt động tim mạch. Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi ngày, người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ khoảng 4-6 gam muối. Trong khi đó, trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ mang thai nên duy trì tỷ lệ thấp hơn. Để cắt giảm lượng muối trong cơ thể, bạn nên chú ý đến những vấn đề dưới đây.
Đọc kỹ thành phần thực phẩm trước khi mua. Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh ngày càng phổ biến trong các bữa ăn của các gia đình. Tuy nhiên, nhiều thực phẩm chứa lượng muối đáng kể. Khi đi vào cơ thể, chúng có thể làm tăng nguy cơ đối diện với ung thư.
Tăng cường các loại ngũ cốc cho bữa sáng. Không chỉ giúp bạn khỏa lấp cơn đói, lượng chất xơ dồi dào cùng các chất oxy hóa mạnh trong ngũ cốc có khả năng ngăn ngừa sự hình thành gốc tự do gây hại. Đặc biệt, sử dụng ngũ cốc nguyên hạt là cách nạp năng lượng ít muối, lành mạnh hơn so với việc thưởng thức một chiếc bánh mì kẹp thịt. Hạn chế thực phẩm chế biến. Những thực phẩm chế biến sẵn như mì ăn liền, súp đóng hộp… ngoài lượng nitrit còn chứa lượng muối lớn, gây hại cho cơ thể. Tự chế biến nước chấm cho món ăn. Sử dụng các loại nước sốt, nước mắm bày bán trên thị trường khiến bạn khó có thể kiểm soát được lượng muối tiêu thụ hàng ngày. Tốt nhất, bạn nên tự chế biến nước sốt để dùng, vừa đảm bảo sức khỏe, vừa mang lại cảm giác ngon miệng cho cả gia đình. Hạn chế đồ ăn vặt. Bên cạnh thực phẩm chế biến sẵn, các loại đồ ăn vặt như khoai tây chiên, dưa chua, pho mát cũng chứa lượng muối khá lớn. Để hạn chế cảm giác thèm ăn, bạn có thể thưởng thức các loại trái cây thay vì lựa chọn các đồ ăn vặt trên. Tăng cường thưởng thức món ăn từ rau xanh mới thu hoạch. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên lựa chọn các loại rau được chế biến sẵn, đóng hộp bởi chúng thường chứa nồng độ muối khá cao. Trong khi đó, chế biến món ăn từ các loại rau xanh không chỉ giúp bạn tận dụng nguồn chất xơ, chất chống oxy hóa có lợi mà còn đảm bảo bữa ăn tươi ngon như mong đợi.Hạn chế nêm muối vào món ăn. Nêm muối là cách đơn giản giúp món ăn trở nên đậm đà, hấp dẫn. Ngoài cách này, bạn có thể tận dụng các loại thảo mộc, dầu ô liu hoặc nước cốt chanh để chế biến, không gây hại cho sức khỏe.Tập thói quen ăn nhạt một cách từ từ. Khó có thể “nói không” với muối ngay lập tức. Do vậy, bạn nên tập thói quen ăn nhạt một cách từ từ. Chẳng hạn, không sử dụng mắm kèm với các món đã nêm muối cho “vừa miệng”; pha loãng nước mắm để dùng cho các món luộc.
Các nhà nghiên cứu khoa học Nhật từng theo dõi chế độ ăn của 40.000 đối tượng trung niên nước này. Kết quả cho thấy, tiêu thụ khoảng 12 - 15g muối mỗi ngày có khả năng tăng gấp đôi nguy cơ ung thư dạ dày.
Bên cạnh đó, ăn mặn khiến cơ thể “nạp vào” lượng natri lớn, tăng nồng độ natri trong máu khiến thận luôn làm việc quá tải mới có thể lọc máu. Khi lượng natri trong máu cao, thận không thể phát huy tối đa khả năng làm việc, tăng áp lực thẩm thấu trong lòng mạch, gây tăng huyết áp và gánh nặng cho hoạt động tim mạch.
Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi ngày, người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ khoảng 4-6 gam muối. Trong khi đó, trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ mang thai nên duy trì tỷ lệ thấp hơn. Để cắt giảm lượng muối trong cơ thể, bạn nên chú ý đến những vấn đề dưới đây.
Đọc kỹ thành phần thực phẩm trước khi mua. Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh ngày càng phổ biến trong các bữa ăn của các gia đình. Tuy nhiên, nhiều thực phẩm chứa lượng muối đáng kể. Khi đi vào cơ thể, chúng có thể làm tăng nguy cơ đối diện với ung thư.
Tăng cường các loại ngũ cốc cho bữa sáng. Không chỉ giúp bạn khỏa lấp cơn đói, lượng chất xơ dồi dào cùng các chất oxy hóa mạnh trong ngũ cốc có khả năng ngăn ngừa sự hình thành gốc tự do gây hại. Đặc biệt, sử dụng ngũ cốc nguyên hạt là cách nạp năng lượng ít muối, lành mạnh hơn so với việc thưởng thức một chiếc bánh mì kẹp thịt.
Hạn chế thực phẩm chế biến. Những thực phẩm chế biến sẵn như mì ăn liền, súp đóng hộp… ngoài lượng nitrit còn chứa lượng muối lớn, gây hại cho cơ thể.
Tự chế biến nước chấm cho món ăn. Sử dụng các loại nước sốt, nước mắm bày bán trên thị trường khiến bạn khó có thể kiểm soát được lượng muối tiêu thụ hàng ngày. Tốt nhất, bạn nên tự chế biến nước sốt để dùng, vừa đảm bảo sức khỏe, vừa mang lại cảm giác ngon miệng cho cả gia đình.
Hạn chế đồ ăn vặt. Bên cạnh thực phẩm chế biến sẵn, các loại đồ ăn vặt như khoai tây chiên, dưa chua, pho mát cũng chứa lượng muối khá lớn. Để hạn chế cảm giác thèm ăn, bạn có thể thưởng thức các loại trái cây thay vì lựa chọn các đồ ăn vặt trên.
Tăng cường thưởng thức món ăn từ rau xanh mới thu hoạch. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên lựa chọn các loại rau được chế biến sẵn, đóng hộp bởi chúng thường chứa nồng độ muối khá cao. Trong khi đó, chế biến món ăn từ các loại rau xanh không chỉ giúp bạn tận dụng nguồn chất xơ, chất chống oxy hóa có lợi mà còn đảm bảo bữa ăn tươi ngon như mong đợi.
Hạn chế nêm muối vào món ăn. Nêm muối là cách đơn giản giúp món ăn trở nên đậm đà, hấp dẫn. Ngoài cách này, bạn có thể tận dụng các loại thảo mộc, dầu ô liu hoặc nước cốt chanh để chế biến, không gây hại cho sức khỏe.
Tập thói quen ăn nhạt một cách từ từ. Khó có thể “nói không” với muối ngay lập tức. Do vậy, bạn nên tập thói quen ăn nhạt một cách từ từ. Chẳng hạn, không sử dụng mắm kèm với các món đã nêm muối cho “vừa miệng”; pha loãng nước mắm để dùng cho các món luộc.