Công nhân làm ca đêm. Công nhân làm việc ca đêm sẽ phải đối diện với mối nguy thiếu melatonin trầm trọng bởi nó chỉ được sản xuất khi đi ngủ buổi tối.
Thực tế, melatonin hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh và có tác dụng chống lại các tế bào ung thư. Melatonin có vai trò ức chế quá trình sản xuất estrogen trong cơ thể. Một khi lượng melatonin quá ít sẽ khiến nồng độ estrogen tăng lên, tác động làm khổ chủ dễ mắc ung thư vú.Vợ hoặc chồng của người mắc ung thư. Nếu vợ hoặc chồng mắc bệnh ung thư thì người còn lại cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh theo. Người ta gọi trường hợp này là “hội chứng ung thư vợ chồng”. Theo các chuyên gia, phương thức sinh hoạt xấu giống nhau là nguyên nhân chính tạo nên sự trùng hợp.Con cái của những người bị ung thư. Gia đình từng có người thân mắc ung thư là một trong những yếu tố đẩy các thành viên khác dễ dàng đối mặt với căn bệnh nguy hiểm. Đối với một số bệnh, con cái của người bị ung thư có thể đối diện nguy cơ cao hơn gấp 3 – 4 lần.Người béo phì. Kết quả nghiên cứu khoa học công bố trên tờ New England Journal of Medicine cho thấy, người béo phì không chỉ dễ đối diện với các vấn đề về tim mạch mà còn có khả năng mắc ung thư.Cụ thể, tỷ lệ tử vong do ung thư ở nam giới béo phì cao hơn 52% so với người bình thường. Trong khi đó, ở nữ tỷ lệ này là 62%. Các bệnh ung thư thường gặp ở nam giới béo phì là ung thư dạ dày, tuyến tiền liệt. Còn lại, nữ giới béo phì hay mắc ung thư vú, tử cung, cổ tử cung và buồng trứng.Người hay ăn trầu. Ăn trầu là một nét đẹp văn hóa ở Việt Nam. Tuy nhiên, ăn trầu trong thời gian dài dễ gây ung thư miệng. Cụ thể khi nhai, trầu sẽ cọ xát mạnh vào niêm mạc, gây tróc vảy ở lớp thượng bì hoặc tạo nhiều vết trợt; bạch sản và xơ hóa dưới niêm mạc miệng. Người thích ăn đồ nướng. Khi nướng thịt ở nhiệt độ cao, nó sẽ sản sinh các amin dị vòng (HCAs) và hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs) – những hợp chất có khả năng tác động lên cấu trúc tế bào gây ung thư.
Các nhà nghiên cứu từng khẳng định PAHs có thể làm thay đổi và tổn thương cấu trúc DNA, gây nguy cơ mắc ung thư lớn hơn 400 lần so với những người ít tiếp xúc với nó.Người nát rượu. Lạm dụng rượu có thể dẫn đến những bất thường trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, thúc đẩy một số loại ung thư. Việc uống rượu nhiều không khác nào hành động "đầu độc" gan. Thông thường khả năng giải độc của gan chỉ nằm trong một giới hạn nhất định. Một lượng rượu lớn đi vào cơ thể sẽ gây quá tải lên hệ thống lọc của gan. Từ đó, các tế bào gan bị tổn thương và thay thế thành mô sẹo gây xơ gan mãn tính, dẫn đến ung thư gan. Ngoài ra, uống rượu nhiều còn làm tăng nguy cơ mắc ung thư miệng.Người nghiện thuốc lá. Khói thuốc có khoảng 4.000 hoá chất khác nhau, trong đó có 69 chất độc hại gây ung thư. Theo ước tính, khoảng 80% bệnh nhân ung thư phổi đều bắt nguồn từ thói quen phì phèo thuốc lá.
Không chỉ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư, nghiện thuốc lá còn tác động làm giảm từ 8 – 23 năm tuổi thọ.
Công nhân làm ca đêm. Công nhân làm việc ca đêm sẽ phải đối diện với mối nguy thiếu melatonin trầm trọng bởi nó chỉ được sản xuất khi đi ngủ buổi tối.
Thực tế, melatonin hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh và có tác dụng chống lại các tế bào ung thư. Melatonin có vai trò ức chế quá trình sản xuất estrogen trong cơ thể. Một khi lượng melatonin quá ít sẽ khiến nồng độ estrogen tăng lên, tác động làm khổ chủ dễ mắc ung thư vú.
Vợ hoặc chồng của người mắc ung thư. Nếu vợ hoặc chồng mắc bệnh ung thư thì người còn lại cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh theo. Người ta gọi trường hợp này là “hội chứng ung thư vợ chồng”. Theo các chuyên gia, phương thức sinh hoạt xấu giống nhau là nguyên nhân chính tạo nên sự trùng hợp.
Con cái của những người bị ung thư. Gia đình từng có người thân mắc ung thư là một trong những yếu tố đẩy các thành viên khác dễ dàng đối mặt với căn bệnh nguy hiểm. Đối với một số bệnh, con cái của người bị ung thư có thể đối diện nguy cơ cao hơn gấp 3 – 4 lần.
Người béo phì. Kết quả nghiên cứu khoa học công bố trên tờ New England Journal of Medicine cho thấy, người béo phì không chỉ dễ đối diện với các vấn đề về tim mạch mà còn có khả năng mắc ung thư.
Cụ thể, tỷ lệ tử vong do ung thư ở nam giới béo phì cao hơn 52% so với người bình thường. Trong khi đó, ở nữ tỷ lệ này là 62%. Các bệnh ung thư thường gặp ở nam giới béo phì là ung thư dạ dày, tuyến tiền liệt. Còn lại, nữ giới béo phì hay mắc ung thư vú, tử cung, cổ tử cung và buồng trứng.
Người hay ăn trầu. Ăn trầu là một nét đẹp văn hóa ở Việt Nam. Tuy nhiên, ăn trầu trong thời gian dài dễ gây ung thư miệng. Cụ thể khi nhai, trầu sẽ cọ xát mạnh vào niêm mạc, gây tróc vảy ở lớp thượng bì hoặc tạo nhiều vết trợt; bạch sản và xơ hóa dưới niêm mạc miệng.
Người thích ăn đồ nướng. Khi nướng thịt ở nhiệt độ cao, nó sẽ sản sinh các amin dị vòng (HCAs) và hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs) – những hợp chất có khả năng tác động lên cấu trúc tế bào gây ung thư.
Các nhà nghiên cứu từng khẳng định PAHs có thể làm thay đổi và tổn thương cấu trúc DNA, gây nguy cơ mắc ung thư lớn hơn 400 lần so với những người ít tiếp xúc với nó.
Người nát rượu. Lạm dụng rượu có thể dẫn đến những bất thường trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, thúc đẩy một số loại ung thư. Việc uống rượu nhiều không khác nào hành động "đầu độc" gan.
Thông thường khả năng giải độc của gan chỉ nằm trong một giới hạn nhất định. Một lượng rượu lớn đi vào cơ thể sẽ gây quá tải lên hệ thống lọc của gan. Từ đó, các tế bào gan bị tổn thương và thay thế thành mô sẹo gây xơ gan mãn tính, dẫn đến ung thư gan. Ngoài ra, uống rượu nhiều còn làm tăng nguy cơ mắc ung thư miệng.
Người nghiện thuốc lá. Khói thuốc có khoảng 4.000 hoá chất khác nhau, trong đó có 69 chất độc hại gây ung thư. Theo ước tính, khoảng 80% bệnh nhân ung thư phổi đều bắt nguồn từ thói quen phì phèo thuốc lá.
Không chỉ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư, nghiện thuốc lá còn tác động làm giảm từ 8 – 23 năm tuổi thọ.