Thực tế, độ nhạy về khướu giác của loài chó cao hơn 10.000 đến 100.000 lần so với con người. Điều này giúp chúng có thể phân tích các thành phần có trong hơi thở, mồ hôi và nước tiểu của người bệnh. Giới khoa học cũng tin rằng các khối u, tế bào ung thư có khả năng phát ra những loại mùi đặc trưng. Và chúng dễ dàng được cảm nhận bởi hệ thống dây thần kinh nhạy cảm ở mũi chó.
Để củng cố nhận định trên, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm trên 220 tình nguyện viên. Trong số này có bệnh nhân ung thư phổi, tắc nghẽn phổi mãn tính và những người khỏe mạnh. Họ được yêu cầu thở vào các ống có đặt sẵn bông. Sau đó người ta cho chó ngửi những chiếc ống này. Kết quả là chúng nhanh chóng phát hiện ra người bị ung thư phổi mà không có bất kỳ sự nhầm lẫn nào.
Để chắc chắn hơn, các nhà khoa học Nhật Bản cũng thực hiện một thí nghiệm tương tự. Họ tiến hành lấy mẫu hơi thở và phân của 40 người được chẩn đoán mắc các chứng bệnh hiểm nghèo và 320 người khỏe mạnh để giao cho loài chó Marina phân biệt. Lần này cũng vậy, chúng có khả năng xác định sự có mặt của các khối u ác tính ở 33 trong số 36 mẫu không khí và 37 trong số 38 trường hợp sau khi ngửi mẫu chất thải. Thậm chí, chúng còn phát hiện được ung thư ruột ở giai đoạn rất sớm, ngay cả khi các xét nghiệm sàng lọc chưa thể phát hiện được.
Nghiên cứu trên mở ra một tín hiệu mới trong nỗ lực đẩy lùi căn bệnh ung thư. Việc phát hiện ung thư giai đoạn đầu góp phần cải thiện đáng kể cơ hội sống sót của bệnh nhân. Đồng thời, các nhà nghiên cứu hy vọng rằng trong tương lai không xa chó sẽ được huấn luyện để trở thành một công cụ hữu hiệu trong nỗ lực sàng lọc phát hiện ung thư.
Thông thường, để huấn luyện một chú chó rà soát bom mìn phải mất mười ba tuần. Trong khi đó, người ta chỉ cần mất ba tuần để có được một chú cẩu giúp phát hiện ung thư.
Thực tế, độ nhạy về khướu giác của loài chó cao hơn 10.000 đến 100.000 lần so với con người. Điều này giúp chúng có thể phân tích các thành phần có trong hơi thở, mồ hôi và nước tiểu của người bệnh. Giới khoa học cũng tin rằng các khối u, tế bào ung thư có khả năng phát ra những loại mùi đặc trưng. Và chúng dễ dàng được cảm nhận bởi hệ thống dây thần kinh nhạy cảm ở mũi chó.
Để củng cố nhận định trên, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm trên 220 tình nguyện viên. Trong số này có bệnh nhân ung thư phổi, tắc nghẽn phổi mãn tính và những người khỏe mạnh. Họ được yêu cầu thở vào các ống có đặt sẵn bông. Sau đó người ta cho chó ngửi những chiếc ống này. Kết quả là chúng nhanh chóng phát hiện ra người bị ung thư phổi mà không có bất kỳ sự nhầm lẫn nào.
Để chắc chắn hơn, các nhà khoa học Nhật Bản cũng thực hiện một thí nghiệm tương tự. Họ tiến hành lấy mẫu hơi thở và phân của 40 người được chẩn đoán mắc các chứng bệnh hiểm nghèo và 320 người khỏe mạnh để giao cho loài chó Marina phân biệt. Lần này cũng vậy, chúng có khả năng xác định sự có mặt của các khối u ác tính ở 33 trong số 36 mẫu không khí và 37 trong số 38 trường hợp sau khi ngửi mẫu chất thải. Thậm chí, chúng còn phát hiện được ung thư ruột ở giai đoạn rất sớm, ngay cả khi các xét nghiệm sàng lọc chưa thể phát hiện được.
Nghiên cứu trên mở ra một tín hiệu mới trong nỗ lực đẩy lùi căn bệnh ung thư. Việc phát hiện ung thư giai đoạn đầu góp phần cải thiện đáng kể cơ hội sống sót của bệnh nhân. Đồng thời, các nhà nghiên cứu hy vọng rằng trong tương lai không xa chó sẽ được huấn luyện để trở thành một công cụ hữu hiệu trong nỗ lực sàng lọc phát hiện ung thư.
Thông thường, để huấn luyện một chú chó rà soát bom mìn phải mất mười ba tuần. Trong khi đó, người ta chỉ cần mất ba tuần để có được một chú cẩu giúp phát hiện ung thư.