Khi được chỉ định điều trị ung thư tuyến giáp bằng liệu pháp iốt phóng xạ, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bệnh nhân nên duy trì chế độ ăn uống với nồng độ Iốt thấp một cách nghiêm ngặt.
Cụ thể, bạn nên tránh sử dụng muối Iốt. Thực phẩm được chế biến từ sữa như phô mai, sữa, sữa chua, kem và bơ. Bánh mì, đồ nướng, socola, vỏ khoai tây, lòng đỏ trứng.
Cá, hải sản và các sản phẩm khai thác từ biển như rong, tảo bẹ. Đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành, đậu đỏ, đậu pinto... Tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh việc duy trì chế độ ăn ít iốt không đồng nghĩa với việc tẩy chay hoàn toàn chất này ra khỏi bữa ăn. Khi sử dụng thực phẩm chế biến sẵn hay các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng cần xem kỹ thành phần trên hộp, nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa nếu chúng chứa iốt. Đặc biệt, bệnh nhân điều trị ung thư tuyến giáp thường gặp các tác dụng không mong muốn như khô miệng, khó nuốt. Để khắc phục tình trạng này, chuyên gia dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư Sharlene Bidini, RD đến từ Trung tâm Oakwood khuyên nên tránh các loại thực phẩm khó nuốt như bánh quy giòn, bánh mì nướng, khoai tây chiên và bánh quy.
Ngoài ra, bệnh nhân nên tìm cách xay nhỏ, ninh nhừ thức ăn để tránh tình trạng khó nuốt. Chia thành nhiều bữa nhỏ thay vì duy trì chế độ ngày ba bữa giống như trước kia. Việc chia nhỏ bữa ăn giúp bệnh nhân không còn tâm lý “ngại” ăn, tăng cường dưỡng chất góp phần ngăn ngừa tình trạng suy nhược cơ thể. Đồng thời, nên lựa chọn các loại thực phẩm giàu protein để cung cấp calo, năng lượng đảm bảo cho sự phát triển bình thường của cơ thể.
Tăng cường trái cây và rau xanh trong các bữa ăn hàng ngày. Nếu cần thiết, nên ninh nhừ rau để nhai nuốt dễ dàng hơn.
Khi được chỉ định điều trị ung thư tuyến giáp bằng liệu pháp iốt phóng xạ, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bệnh nhân nên duy trì chế độ ăn uống với nồng độ Iốt thấp một cách nghiêm ngặt.
Cụ thể, bạn nên tránh sử dụng muối Iốt. Thực phẩm được chế biến từ sữa như phô mai, sữa, sữa chua, kem và bơ.
Bánh mì, đồ nướng, socola, vỏ khoai tây, lòng đỏ trứng.
Cá, hải sản và các sản phẩm khai thác từ biển như rong, tảo bẹ. Đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành, đậu đỏ, đậu pinto...
Tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh việc duy trì chế độ ăn ít iốt không đồng nghĩa với việc tẩy chay hoàn toàn chất này ra khỏi bữa ăn. Khi sử dụng thực phẩm chế biến sẵn hay các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng cần xem kỹ thành phần trên hộp, nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa nếu chúng chứa iốt.
Đặc biệt, bệnh nhân điều trị ung thư tuyến giáp thường gặp các tác dụng không mong muốn như khô miệng, khó nuốt. Để khắc phục tình trạng này, chuyên gia dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư Sharlene Bidini, RD đến từ Trung tâm Oakwood khuyên nên tránh các loại thực phẩm khó nuốt như bánh quy giòn, bánh mì nướng, khoai tây chiên và bánh quy.
Ngoài ra, bệnh nhân nên tìm cách xay nhỏ, ninh nhừ thức ăn để tránh tình trạng khó nuốt.
Chia thành nhiều bữa nhỏ thay vì duy trì chế độ ngày ba bữa giống như trước kia. Việc chia nhỏ bữa ăn giúp bệnh nhân không còn tâm lý “ngại” ăn, tăng cường dưỡng chất góp phần ngăn ngừa tình trạng suy nhược cơ thể.
Đồng thời, nên lựa chọn các loại thực phẩm giàu protein để cung cấp calo, năng lượng đảm bảo cho sự phát triển bình thường của cơ thể.
Tăng cường trái cây và rau xanh trong các bữa ăn hàng ngày. Nếu cần thiết, nên ninh nhừ rau để nhai nuốt dễ dàng hơn.