Nắm bắt được nguy cơ mắc bệnh. Việc có người thân từng mắc ung thư tuyến giáp là yếu tố khiến các thành viên khác có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những đối tượng khác. Ngoài ra, việc tiếp xúc với bức xạ nhiều lần khi còn nhỏ cũng khiến bạn dễ đối diện với căn bệnh.
Chính vì lý do này, chuyên gia khuyến cáo những đối tượng từng điều trị bằng tia xạ vùng đầu, cổ khi còn nhỏ cần được khám định kỳ 1 - 2 năm/lần. Khi khám, cần đặc biệt chú ý vùng cổ nhằm phát hiện khối u ở tuyến giáp, hạch bạch huyết lân cận bị phình to. Duy trì chế độ ăn ít chất béo. Các nhà khoa học khẳng định việc thường xuyên hấp thu thức ăn chứa chất béo là nguyên nhân gây ra nhiều loại ung thư khác nhau, trong đó có ung thư tuyến giáp.Để có lợi cho sức khỏe, bạn nên tránh xa nhóm đồ ăn nhanh. Thay vào đó, nên tăng cường trái cây và rau xanh trong các bữa ăn hàng ngày.Duy trì cân nặng phù hợp. Ăn uống để giữ thân hình cân đối không chỉ giúp có được vẻ bề ngoài bắt mắt mà còn góp phần chống lại sự tấn công của bệnh tật. Đặc biệt, tình trạng béo phì không chỉ khiến cơ thể dễ mắc các loại ung thư mà còn là nguyên nhân gây nên các vấn đề về tim mạch. Để lấy được vóc dáng phù hợp, ngoài việc ăn uống lành mạnh, tránh thực phẩm ngọt và nhiều chất béo, bạn nên kiên trì luyện tập thể thao. Các động tác vận động góp phần đốt cháy lượng mỡ thừa, giúp cơ thể dẻo dai và tăng cường sức đề kháng. Điều trị ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường. Nghiên cứu chỉ ra rằng, sở hữu gen RET lỗi có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến giáp thể tủy trong tương lai. Chính vì vậy, khi phát hiện cấu trúc gen lỗi này, bác sĩ khuyên nên tiến hành phẫu thuật để loại bỏ nguy cơ mắc bệnh.
Bên cạnh đó, bạn có thể tự kiểm tra dấu hiệu bất thường bằng tay. Tuyến giáp khá mềm, mỏng và khó nhìn bằng mắt thường. Tuy nhiên, nếu kiểm tra thấy khối sưng tấy không đau thì cần cảnh giác với ung thư tuyến giáp trạng. Để chắc chắn, hãy thông báo với bác sĩ để tìm hướng xử lý phù hợp.
Nắm bắt được nguy cơ mắc bệnh. Việc có người thân từng mắc ung thư tuyến giáp là yếu tố khiến các thành viên khác có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những đối tượng khác. Ngoài ra, việc tiếp xúc với bức xạ nhiều lần khi còn nhỏ cũng khiến bạn dễ đối diện với căn bệnh.
Chính vì lý do này, chuyên gia khuyến cáo những đối tượng từng điều trị bằng tia xạ vùng đầu, cổ khi còn nhỏ cần được khám định kỳ 1 - 2 năm/lần. Khi khám, cần đặc biệt chú ý vùng cổ nhằm phát hiện khối u ở tuyến giáp, hạch bạch huyết lân cận bị phình to.
Duy trì chế độ ăn ít chất béo. Các nhà khoa học khẳng định việc thường xuyên hấp thu thức ăn chứa chất béo là nguyên nhân gây ra nhiều loại ung thư khác nhau, trong đó có ung thư tuyến giáp.
Để có lợi cho sức khỏe, bạn nên tránh xa nhóm đồ ăn nhanh. Thay vào đó, nên tăng cường trái cây và rau xanh trong các bữa ăn hàng ngày.
Duy trì cân nặng phù hợp. Ăn uống để giữ thân hình cân đối không chỉ giúp có được vẻ bề ngoài bắt mắt mà còn góp phần chống lại sự tấn công của bệnh tật. Đặc biệt, tình trạng béo phì không chỉ khiến cơ thể dễ mắc các loại ung thư mà còn là nguyên nhân gây nên các vấn đề về tim mạch.
Để lấy được vóc dáng phù hợp, ngoài việc ăn uống lành mạnh, tránh thực phẩm ngọt và nhiều chất béo, bạn nên kiên trì luyện tập thể thao. Các động tác vận động góp phần đốt cháy lượng mỡ thừa, giúp cơ thể dẻo dai và tăng cường sức đề kháng.
Điều trị ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường. Nghiên cứu chỉ ra rằng, sở hữu gen RET lỗi có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến giáp thể tủy trong tương lai. Chính vì vậy, khi phát hiện cấu trúc gen lỗi này, bác sĩ khuyên nên tiến hành phẫu thuật để loại bỏ nguy cơ mắc bệnh.
Bên cạnh đó, bạn có thể tự kiểm tra dấu hiệu bất thường bằng tay. Tuyến giáp khá mềm, mỏng và khó nhìn bằng mắt thường. Tuy nhiên, nếu kiểm tra thấy khối sưng tấy không đau thì cần cảnh giác với ung thư tuyến giáp trạng. Để chắc chắn, hãy thông báo với bác sĩ để tìm hướng xử lý phù hợp.