Ung thư miệng không chỉ là bệnh của người già: trước đây, căn bệnh trên chủ yếu được chẩn đoán ở những đối tượng trên 40 tuổi. Tuy nhiên gần đây, tỷ lệ người trẻ mắc ung thư miệng ngày càng gia tăng. Nguyên nhân chính gây bệnh ở lớp trẻ do lây nhiễm virus HPV16 qua đường tình dục bằng miệng.
Ung thư miệng không đơn giản, nó có thể giết chết người bệnh. Dù chỉ chiếm 2 – 3% các trường hợp mắc ung thư song không vì thế mà chúng ta nhầm tưởng căn bệnh này “hiền lành”. Thực tế tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư miệng thấp hơn nhiều so với những dạng ung thư khác. Nguyên nhân chủ yếu là mọi người thường quá thờ ơ với những vết loét ở miệng và nó chỉ được phát hiện khi đã chuyển sang giai đoạn nguy hiểm. Theo thống kê, tỷ lệ sống sót trên năm năm của người bệnh trong giai đoạn sau chỉ còn 58%.
Chưa thể khẳng định nguyên nhân chính xác gây ung thư miệng. Tuy nhiên, những yếu tố như nghiện rượu nặng, sử dụng thuốc lá thường xuyên, tiếp xúc với ánh mặt trời hay lây nhiễm virus HPV… có tác động tiêu cực lên sức khỏe răng miệng, dễ gây ung thư.
Lối sống lành mạnh giúp ngừa ung thư miệng. Thật vậy, tránh xa rượu - thuốc lá, hành vi tình dục không an toàn, thường xuyên vệ sinh răng miệng sẽ góp phần giảm bớt nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, bạn cũng nên tăng cường chế độ ăn giàu dinh dưỡng. Đặc biệt là các loại trái cây, rau xanh và các thực phẩm giàu chất oxy hóa.
Một cách nữa bạn đứng ngoài “vòng xoáy” của ung thư miệng là việc thường xuyên thăm khám sức khỏe. Việc phát hiện sớm làm tăng tỷ lệ sống ở người bệnh là 80%.
Dấu hiệu nhận biết ung thư miệng giai đoạn sớm rất mập mờ: Các triệu chứng sớm nhất của ung thư miệng thường khá khó phân biệt với những vết lở loét thông thông thường. Cách hữu hiệu để bắt bệnh sớm là đi khám sức khỏe. Ở đây các bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp sinh thiết hoặc xét nghiệm. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm bởi quá trình này không hề gây đau đớn.
Ung thư hiện diện khi lớp niêm mạc biểu mô bị phá hủy. Ung thư có thể lan rộng đến những vùng khác của miệng và cơ thể, dẫn đến ung thư thứ cấp có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng khác.
Loại ung thư hay gặp nhất ở khoang miệng là ung thư biểu mô tế bào vảy (95%) và thường xuất hiện ở niêm mạc miệng. Ung thư biểu mô tế bào vảy được chia làm 3 loại: biệt hóa cao, biệt hóa vừa và kém biệt hóa. Ngoài ra còn có các loại ung thư khác như ung thư biểu mô tuyến nang, ung thư tổ chức liên kết và ung thư hắc tố bào.
Ở Việt Nam, tỷ lệ ung thư miệng ở nữ giới cao. Điều này, theo một số nhà khoa học, rất có thể bắt nguồn từ thói quen ăn trầu. Ung thư lưỡi thường gặp nhiều trong ung thư miệng.
Ung thư miệng không chỉ là bệnh của người già: trước đây, căn bệnh trên chủ yếu được chẩn đoán ở những đối tượng trên 40 tuổi. Tuy nhiên gần đây, tỷ lệ người trẻ mắc ung thư miệng ngày càng gia tăng. Nguyên nhân chính gây bệnh ở lớp trẻ do lây nhiễm virus HPV16 qua đường tình dục bằng miệng.
Ung thư miệng không đơn giản, nó có thể giết chết người bệnh. Dù chỉ chiếm 2 – 3% các trường hợp mắc ung thư song không vì thế mà chúng ta nhầm tưởng căn bệnh này “hiền lành”. Thực tế tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư miệng thấp hơn nhiều so với những dạng ung thư khác. Nguyên nhân chủ yếu là mọi người thường quá thờ ơ với những vết loét ở miệng và nó chỉ được phát hiện khi đã chuyển sang giai đoạn nguy hiểm. Theo thống kê, tỷ lệ sống sót trên năm năm của người bệnh trong giai đoạn sau chỉ còn 58%.
Chưa thể khẳng định nguyên nhân chính xác gây ung thư miệng. Tuy nhiên, những yếu tố như nghiện rượu nặng, sử dụng thuốc lá thường xuyên, tiếp xúc với ánh mặt trời hay lây nhiễm virus HPV… có tác động tiêu cực lên sức khỏe răng miệng, dễ gây ung thư.
Lối sống lành mạnh giúp ngừa ung thư miệng. Thật vậy, tránh xa rượu - thuốc lá, hành vi tình dục không an toàn, thường xuyên vệ sinh răng miệng sẽ góp phần giảm bớt nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, bạn cũng nên tăng cường chế độ ăn giàu dinh dưỡng. Đặc biệt là các loại trái cây, rau xanh và các thực phẩm giàu chất oxy hóa.
Một cách nữa bạn đứng ngoài “vòng xoáy” của ung thư miệng là việc thường xuyên thăm khám sức khỏe. Việc phát hiện sớm làm tăng tỷ lệ sống ở người bệnh là 80%.
Dấu hiệu nhận biết ung thư miệng giai đoạn sớm rất mập mờ: Các triệu chứng sớm nhất của ung thư miệng thường khá khó phân biệt với những vết lở loét thông thông thường. Cách hữu hiệu để bắt bệnh sớm là đi khám sức khỏe. Ở đây các bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp sinh thiết hoặc xét nghiệm. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm bởi quá trình này không hề gây đau đớn.
Ung thư hiện diện khi lớp niêm mạc biểu mô bị phá hủy. Ung thư có thể lan rộng đến những vùng khác của miệng và cơ thể, dẫn đến ung thư thứ cấp có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng khác.
Loại ung thư hay gặp nhất ở khoang miệng là ung thư biểu mô tế bào vảy (95%) và thường xuất hiện ở niêm mạc miệng. Ung thư biểu mô tế bào vảy được chia làm 3 loại: biệt hóa cao, biệt hóa vừa và kém biệt hóa. Ngoài ra còn có các loại ung thư khác như ung thư biểu mô tuyến nang, ung thư tổ chức liên kết và ung thư hắc tố bào.
Ở Việt Nam, tỷ lệ ung thư miệng ở nữ giới cao. Điều này, theo một số nhà khoa học, rất có thể bắt nguồn từ thói quen ăn trầu. Ung thư lưỡi thường gặp nhiều trong ung thư miệng.