Cà chua. Khi tiêu thụ cà chua, nam giới có cơ hội hấp thu lượng lớn lycopene – một chất chống oxy hóa mạnh có lợi cho việc ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới.
Để đưa ra kết luận trên, giới nghiên cứu từng phân tích 21 nghiên cứu. Tại đây, họ nhận thấy những người ăn nhiều cà chua, đặc biệt là cà chua đã nấu chín giảm được đáng kể nguy cơ mắc bệnh so với người hiếm khi dùng bữa với thực phẩm này. Không chỉ tốt cho sức khỏe, cà chua còn dễ dàng chế biến thành món sốt, nước ép hoặc salad.
Bông cải xanh. Nghiên cứu chỉ ra việc tiêu thụ nhiều súp lơ, bông cải xanh trong các bữa ăn hàng ngày góp phần giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến hiệu quả. Tuy nhiên, cơ chế các loại rau này ngừa bệnh theo cách nào vẫn chưa được làm rõ. Rất có thể, lượng sulforaphane dồi dào trong chúng góp phần tấn công tế bào mục tiêu, giết chết chúng trong khi không gây bất kỳ ảnh hưởng nghiêm trọng nào đến tế bào khỏe mạnh.
Trà xanh. Các thành phần như catechin, epicatechin EGCG trong trà xanh có tác động tích cực đến sức khỏe người tiêu dùng. Đặc biệt, thành phần polyphenolic cũng mang lại khả năng ngừa sự phát triển của tế bào ung thư tiền liệt tuyến cực nhạy. Để đánh giá hiệu quả của trà xanh trong việc ngừa ung thư tiền liệt tuyến, Trung tâm Y tế Cộng đồng Nhật Bản từng tiến hành theo dõi khả năng mắc ung thư tiền liệt tuyến ở 49.920 đối tượng. Kết quả chỉ ra, những người uống khoảng 5 tách trà mỗi ngày có khả năng giảm tới 48% nguy cơ mắc bệnh. Rất có thể đây là lý do tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới châu Á có xu hướng thấp hơn nhiều so với người dân các nước không có thói quen sử dụng trà xanh.
Các loại đậu. Đậu nành, đậu lăng chứa lượng lớn phytoestrogen. Loại chất này có tác dụng chống ung thư, ngăn chặn sự phát triển khối u tiền liệt tuyến cực tốt.
Nước ép quả lựu. Giống như rượu vang đỏ và trà xanh, nước ép lựu chứa lượng chất chống oxy hóa dồi dào, có tác dụng ngừa sự hình thành gốc tự do có hại. Đặc biệt, chất elllagitannins có nhiều trong quả lựu có tác động đến tế bào gây bệnh mà không gây ảnh hưởng đến tế bào khỏe mạnh xung quanh.
Cá. Cá là nguồn cung cấp nguồn chất béo không bão hòa đa, axit béo thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được như omega – 3. Trong số các loại cá, cá trích, cá hồi, cái mòi và cá thu được đánh giá giàu omega – 3 hơn cả.
Để tìm hiểu tác động của dưỡng chất trong cá, giới nghiên cứu từng theo dõi chế độ ăn uống của 6.272 nam giới Thụy Điển suốt 30 năm. Tại đây, các nhà khoa học nhận thấy đối tượng hiếm khi ăn cá có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 2 – 3 lần so với người thường xuyên sử dụng chúng.
Tham khảo ý kiến bác sĩ. Đối với người đang điều trị ung thư tiền liệt tuyến, việc tham khảo ý kiến bác sĩ trong việc thay đổi chế độ ăn uống là cần thiết bởi một số loại thực phẩm có thể ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng thuốc.
Cà chua. Khi tiêu thụ cà chua, nam giới có cơ hội hấp thu lượng lớn lycopene – một chất chống oxy hóa mạnh có lợi cho việc ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới.
Để đưa ra kết luận trên, giới nghiên cứu từng phân tích 21 nghiên cứu. Tại đây, họ nhận thấy những người ăn nhiều cà chua, đặc biệt là cà chua đã nấu chín giảm được đáng kể nguy cơ mắc bệnh so với người hiếm khi dùng bữa với thực phẩm này. Không chỉ tốt cho sức khỏe, cà chua còn dễ dàng chế biến thành món sốt, nước ép hoặc salad.
Bông cải xanh. Nghiên cứu chỉ ra việc tiêu thụ nhiều súp lơ, bông cải xanh trong các bữa ăn hàng ngày góp phần giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến hiệu quả. Tuy nhiên, cơ chế các loại rau này ngừa bệnh theo cách nào vẫn chưa được làm rõ. Rất có thể, lượng sulforaphane dồi dào trong chúng góp phần tấn công tế bào mục tiêu, giết chết chúng trong khi không gây bất kỳ ảnh hưởng nghiêm trọng nào đến tế bào khỏe mạnh.
Trà xanh. Các thành phần như catechin, epicatechin EGCG trong trà xanh có tác động tích cực đến sức khỏe người tiêu dùng. Đặc biệt, thành phần polyphenolic cũng mang lại khả năng ngừa sự phát triển của tế bào ung thư tiền liệt tuyến cực nhạy.
Để đánh giá hiệu quả của trà xanh trong việc ngừa ung thư tiền liệt tuyến, Trung tâm Y tế Cộng đồng Nhật Bản từng tiến hành theo dõi khả năng mắc ung thư tiền liệt tuyến ở 49.920 đối tượng. Kết quả chỉ ra, những người uống khoảng 5 tách trà mỗi ngày có khả năng giảm tới 48% nguy cơ mắc bệnh. Rất có thể đây là lý do tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới châu Á có xu hướng thấp hơn nhiều so với người dân các nước không có thói quen sử dụng trà xanh.
Các loại đậu. Đậu nành, đậu lăng chứa lượng lớn phytoestrogen. Loại chất này có tác dụng chống ung thư, ngăn chặn sự phát triển khối u tiền liệt tuyến cực tốt.
Nước ép quả lựu. Giống như rượu vang đỏ và trà xanh, nước ép lựu chứa lượng chất chống oxy hóa dồi dào, có tác dụng ngừa sự hình thành gốc tự do có hại. Đặc biệt, chất elllagitannins có nhiều trong quả lựu có tác động đến tế bào gây bệnh mà không gây ảnh hưởng đến tế bào khỏe mạnh xung quanh.
Cá. Cá là nguồn cung cấp nguồn chất béo không bão hòa đa, axit béo thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được như omega – 3. Trong số các loại cá, cá trích, cá hồi, cái mòi và cá thu được đánh giá giàu omega – 3 hơn cả.
Để tìm hiểu tác động của dưỡng chất trong cá, giới nghiên cứu từng theo dõi chế độ ăn uống của 6.272 nam giới Thụy Điển suốt 30 năm. Tại đây, các nhà khoa học nhận thấy đối tượng hiếm khi ăn cá có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 2 – 3 lần so với người thường xuyên sử dụng chúng.
Tham khảo ý kiến bác sĩ. Đối với người đang điều trị ung thư tiền liệt tuyến, việc tham khảo ý kiến bác sĩ trong việc thay đổi chế độ ăn uống là cần thiết bởi một số loại thực phẩm có thể ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng thuốc.