1 - Ung thư cổ tử cung không thể ngăn chặn được: thực tế đây là căn bệnh duy nhất có thể chủ động phòng ngừa. Thực hiện xét nghiệm Pap giúp phát hiện ra thay đổi bất thường trong tế bào cổ tử cung. Từ đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ theo dõi, kiểm soát tình hình khiến ung thư không thể phát triển được.
Ngoài ra, phụ nữ cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung bằng cách duy trì xét nghiệm Pap thường xuyên sau khi có quan hệ tình dục (ban đầu thực hiện xét nghiệm mỗi năm một lần trong vòng ba năm liên tiếp. Nếu không có dấu hiệu bất thường, chị em có thể tiến hành xét nghiệm ba năm một lần sau đó); tiến hành tiêm chủng ngừa virus HPV.
Một trong những động thái có thể giúp hạn chế căn bệnh nguy hiểm này là hạn chế sử dụng thuốc lá bởi khói thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở phụ nữ đã nhiễm HPV.
2 – Tôi đã quá già và xét nghiệm Pap không có tác dụng gì: nếu bạn đã từng quan hệ tình dục thì xét nghiệm Pap cần được hình thành như một thói quen để bảo vệ sức khỏe. Nên nhớ, nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không giảm theo tuổi tác và phương pháp sàng lọc này luôn cần thiết ngay cả khi bạn không còn hoạt động tình dục nữa. Tuy nhiên, sau 69 tuổi và các cuộc xét nghiệm trước cho kết quả âm tính thì bạn có thể yên tâm dừng thói quen này.
3 – Một khi đã cắt bỏ cổ tử cung thì không cần tiến hành xét nghiệm Pap: nếu trước đây bạn từng cắt bỏ tử cung nhưng không phải do căn bệnh ung thư cổ tử cung thì hoàn toàn có thể yên tâm. Ngược lại, trong trường hợp bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung và phẫu thuật cắt bỏ tử cung thì vẫn cần duy trì thói quen này bởi các tế bào vẫn có thể biến đổi bất thường ở phần cổ tử cung.
4 – Không có tiền sử gia đình mắc ung thư cổ tử cung nên bạn hoàn toàn “vô can”: thực tế phụ nữ vẫn có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung ngay cả khi không có ai trong gia đình từng mắc bệnh bởi nó bắt nguồn từ virus HPV và được lan truyền qua đường tình dục.
5 – Tôi không có triệu chứng nên không cần lo lắng về ung thư cổ tử cung và tiến hành xét nghiệm Pap: căn bệnh này có thể tấn công phụ nữ mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Thực tế chỉ ra rằng, hầu hết người nhiễm HPV không bao giờ cảm nhận được triệu chứng mà nó gây ra. Chỉ có cách thực hiện xét nghiệm Pap để kiểm tra sự thay đổi tế bào cổ tử cung mới có thể phát hiện kịp thời và điều trị hiệu quả căn bệnh này.
6 – Đã tiêm chủng ngừa HPV thì không cần xét nghiệm Pap: thuốc chủng ngừa không bảo vệ chống lại tất cả các loại HPV gây ung thư cổ tử cung. Do vậy, nguy cơ mắc bệnh vẫn luôn tiềm ẩn.
7 – Bao cao su hoàn toàn có thể bảo vệ chống lại HPV: mặc dù bao cao su rất hữu dụng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng, lây nhiễm qua đường tình dục nhưng nó lại tỏ ra kém hiệu quả khi chống lại cuộc xâm lấn của HPV. Bao cao su chỉ có thể bảo vệ được vùng có sử dụng bao cao su song virus gây u nhú ở người còn có thể thâm nhập bằng cách tiếp xúc qua da.
8 – Xét nghiệm Pap cho thấy dấu hiệu bất thường đồng nghĩa với việc chấp nhận “án tử”: kết quả xét nghiệm bất thường chỉ cho thấy rằng các tế bào lấy từ cổ tử cung không giống với tế bào bình thường khi nhìn dưới kính hiển vi. Tuy nhiên, những thay đổi này có thể phát triển thành ung thư cổ tử cung trong nhiều năm nếu không được điều trị.
9 - Xét nghiệm Pap chỉ ra bạn nhiễm HPV qua đường tình dục: thực tế xét nghiệm Pap chỉ phát hiện những thay đổi tế bào ở cổ tử cung. Nó không cho bạn biết liệu nguyên nhân có phải là do lây lan qua đường tình dục hay không. Ở Alberta (Canada), một phụ nữ 30 tuổi trở lên được phát hiện có thay đổi khi xét nghiệm Pap thì nó đồng nghĩa với việc họ sẽ được tiến hành phương pháp kiểm tra khác chuyên biệt hơn.
Hiểu lầm 10: Nếu tôi bị nhiễm HPV, tôi sẽ bị ung thư cổ tử cung: có một sự thật ít được biết đến là hơn 70% người có hoạt động tình dục sẽ bị nhiễm HPV trong đời. Hầu hết các trường hợp nhiễm HPV không biểu hiện triệu chứng giúp dễ dàng nhận biết. Hệ thống miễn dịch của cơ thể thường tiêu diệt virus trong vòng hai năm. Một số loại HPV gây ra mụn cóc ở bộ phận sinh dục. Trong khi đó, chỉ có khoảng 15 loại HPV có thể gây ra thay đổi tế bào bất thường ở tử cung. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể phát triển thành ung thư sau nhiều năm.
1 - Ung thư cổ tử cung không thể ngăn chặn được: thực tế đây là căn bệnh duy nhất có thể chủ động phòng ngừa. Thực hiện xét nghiệm Pap giúp phát hiện ra thay đổi bất thường trong tế bào cổ tử cung. Từ đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ theo dõi, kiểm soát tình hình khiến ung thư không thể phát triển được.
Ngoài ra, phụ nữ cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung bằng cách duy trì xét nghiệm Pap thường xuyên sau khi có quan hệ tình dục (ban đầu thực hiện xét nghiệm mỗi năm một lần trong vòng ba năm liên tiếp. Nếu không có dấu hiệu bất thường, chị em có thể tiến hành xét nghiệm ba năm một lần sau đó); tiến hành tiêm chủng ngừa virus HPV.
Một trong những động thái có thể giúp hạn chế căn bệnh nguy hiểm này là hạn chế sử dụng thuốc lá bởi khói thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở phụ nữ đã nhiễm HPV.
2 – Tôi đã quá già và xét nghiệm Pap không có tác dụng gì: nếu bạn đã từng quan hệ tình dục thì xét nghiệm Pap cần được hình thành như một thói quen để bảo vệ sức khỏe. Nên nhớ, nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không giảm theo tuổi tác và phương pháp sàng lọc này luôn cần thiết ngay cả khi bạn không còn hoạt động tình dục nữa. Tuy nhiên, sau 69 tuổi và các cuộc xét nghiệm trước cho kết quả âm tính thì bạn có thể yên tâm dừng thói quen này.
3 – Một khi đã cắt bỏ cổ tử cung thì không cần tiến hành xét nghiệm Pap: nếu trước đây bạn từng cắt bỏ tử cung nhưng không phải do căn bệnh ung thư cổ tử cung thì hoàn toàn có thể yên tâm. Ngược lại, trong trường hợp bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung và phẫu thuật cắt bỏ tử cung thì vẫn cần duy trì thói quen này bởi các tế bào vẫn có thể biến đổi bất thường ở phần cổ tử cung.
4 – Không có tiền sử gia đình mắc ung thư cổ tử cung nên bạn hoàn toàn “vô can”: thực tế phụ nữ vẫn có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung ngay cả khi không có ai trong gia đình từng mắc bệnh bởi nó bắt nguồn từ virus HPV và được lan truyền qua đường tình dục.
5 – Tôi không có triệu chứng nên không cần lo lắng về ung thư cổ tử cung và tiến hành xét nghiệm Pap: căn bệnh này có thể tấn công phụ nữ mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Thực tế chỉ ra rằng, hầu hết người nhiễm HPV không bao giờ cảm nhận được triệu chứng mà nó gây ra. Chỉ có cách thực hiện xét nghiệm Pap để kiểm tra sự thay đổi tế bào cổ tử cung mới có thể phát hiện kịp thời và điều trị hiệu quả căn bệnh này.
6 – Đã tiêm chủng ngừa HPV thì không cần xét nghiệm Pap: thuốc chủng ngừa không bảo vệ chống lại tất cả các loại HPV gây ung thư cổ tử cung. Do vậy, nguy cơ mắc bệnh vẫn luôn tiềm ẩn.
7 – Bao cao su hoàn toàn có thể bảo vệ chống lại HPV: mặc dù bao cao su rất hữu dụng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng, lây nhiễm qua đường tình dục nhưng nó lại tỏ ra kém hiệu quả khi chống lại cuộc xâm lấn của HPV. Bao cao su chỉ có thể bảo vệ được vùng có sử dụng bao cao su song virus gây u nhú ở người còn có thể thâm nhập bằng cách tiếp xúc qua da.
8 – Xét nghiệm Pap cho thấy dấu hiệu bất thường đồng nghĩa với việc chấp nhận “án tử”: kết quả xét nghiệm bất thường chỉ cho thấy rằng các tế bào lấy từ cổ tử cung không giống với tế bào bình thường khi nhìn dưới kính hiển vi. Tuy nhiên, những thay đổi này có thể phát triển thành ung thư cổ tử cung trong nhiều năm nếu không được điều trị.
9 - Xét nghiệm Pap chỉ ra bạn nhiễm HPV qua đường tình dục: thực tế xét nghiệm Pap chỉ phát hiện những thay đổi tế bào ở cổ tử cung. Nó không cho bạn biết liệu nguyên nhân có phải là do lây lan qua đường tình dục hay không. Ở Alberta (Canada), một phụ nữ 30 tuổi trở lên được phát hiện có thay đổi khi xét nghiệm Pap thì nó đồng nghĩa với việc họ sẽ được tiến hành phương pháp kiểm tra khác chuyên biệt hơn.
Hiểu lầm 10: Nếu tôi bị nhiễm HPV, tôi sẽ bị ung thư cổ tử cung: có một sự thật ít được biết đến là hơn 70% người có hoạt động tình dục sẽ bị nhiễm HPV trong đời. Hầu hết các trường hợp nhiễm HPV không biểu hiện triệu chứng giúp dễ dàng nhận biết. Hệ thống miễn dịch của cơ thể thường tiêu diệt virus trong vòng hai năm. Một số loại HPV gây ra mụn cóc ở bộ phận sinh dục. Trong khi đó, chỉ có khoảng 15 loại HPV có thể gây ra thay đổi tế bào bất thường ở tử cung. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể phát triển thành ung thư sau nhiều năm.