Khó tiêu. Đây được xem là những dấu hiệu đầu tiên của căn bệnh. Bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu trong dạ dày, ợ nóng, nhâm nhẩm đau bụng song uống thuốc sẽ thấy giảm. Ngoài ra, người bệnh cũng có cảm giác no bụng dù mới ăn được một lượng thức ăn nhỏ. Hậu quả thường gặp của chứng khó tiêu là tình trạng giảm cân nhân chóng.
Xuất hiện máu trong chất thải. Khối u phát triển và lan rộng làm xói mòn mạch máu, đi vào đường ruột khiến chất thải có màu đen. Nếu quan sát kỹ sẽ thấy xuất hiện những vệt máu nhỏ. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng dễ dàng phát hiện máu trong phân. Thậm chí, bạn cần phải nhờ đến sự hỗ trợ của các dụng cụ chuyên biệt mới phát hiện ra chúng.
Nôn mửa. Khi khối u phát triển gây cản trở một phần hoặc toàn bộ môn vị (khu vực nối giữa dạ dày và tá tràng) sẽ khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn và dễ ói mửa sau khi ăn.
Khó nuốt. Dấu hiệu khó nuốt thi thoảng mới xuất hiện ở một số bệnh nhân, đặc biệt là những trường hợp khối u đã lan ra thực quản, gây cản quá trình đưa thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Đối phó với triệu chứng này, bạn chỉ cần nhai thật chậm và nuốt từng chút thức ăn một là được.
Trướng bụng. Đầy hơi xuất hiện trong suốt quá trình mắc bệnh của bệnh nhân ung thư dạ dày. Có trên 70% số bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu có biểu hiện trướng bụng đầy hơi rõ rệt. Tình trạng thường xảy ra trong những thời điểm yên tĩnh. Khi hoạt động thể thao, phân tán tư tưởng, triệu chứng sẽ mất đi nhưng vẫn khiến hiệu quả điều tiết ăn uống của bệnh nhân suy giảm.
Bên cạnh các biểu hiện sớm trên, những người từng nhiễm trùng khuẩn Helicobaceter pylori, loét dạ dày, nghiện rượu và hút thuốc lá cũng cần cảnh giác cao độ với ung thư dạ dày. Để tự bảo vệ mình, bạn nên tránh ăn các thực phẩm hun khói được bày bán phổ biến trên thị trường.
Ngoài ra, căn bệnh có xu hướng gia tăng ở những người trên 55 tuổi. Tiến hành kiểm tra sức khỏe thường xuyên bằng cách nội soi hay xét nghiệm máu sẽ giúp sớm phát hiện bệnh, nâng cao hiệu quả quá trình điều trị.
Khó tiêu. Đây được xem là những dấu hiệu đầu tiên của căn bệnh. Bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu trong dạ dày, ợ nóng, nhâm nhẩm đau bụng song uống thuốc sẽ thấy giảm. Ngoài ra, người bệnh cũng có cảm giác no bụng dù mới ăn được một lượng thức ăn nhỏ. Hậu quả thường gặp của chứng khó tiêu là tình trạng giảm cân nhân chóng.
Xuất hiện máu trong chất thải. Khối u phát triển và lan rộng làm xói mòn mạch máu, đi vào đường ruột khiến chất thải có màu đen. Nếu quan sát kỹ sẽ thấy xuất hiện những vệt máu nhỏ. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng dễ dàng phát hiện máu trong phân. Thậm chí, bạn cần phải nhờ đến sự hỗ trợ của các dụng cụ chuyên biệt mới phát hiện ra chúng.
Nôn mửa. Khi khối u phát triển gây cản trở một phần hoặc toàn bộ môn vị (khu vực nối giữa dạ dày và tá tràng) sẽ khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn và dễ ói mửa sau khi ăn.
Khó nuốt. Dấu hiệu khó nuốt thi thoảng mới xuất hiện ở một số bệnh nhân, đặc biệt là những trường hợp khối u đã lan ra thực quản, gây cản quá trình đưa thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Đối phó với triệu chứng này, bạn chỉ cần nhai thật chậm và nuốt từng chút thức ăn một là được.
Trướng bụng. Đầy hơi xuất hiện trong suốt quá trình mắc bệnh của bệnh nhân ung thư dạ dày. Có trên 70% số bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu có biểu hiện trướng bụng đầy hơi rõ rệt. Tình trạng thường xảy ra trong những thời điểm yên tĩnh. Khi hoạt động thể thao, phân tán tư tưởng, triệu chứng sẽ mất đi nhưng vẫn khiến hiệu quả điều tiết ăn uống của bệnh nhân suy giảm.
Bên cạnh các biểu hiện sớm trên, những người từng nhiễm trùng khuẩn Helicobaceter pylori, loét dạ dày, nghiện rượu và hút thuốc lá cũng cần cảnh giác cao độ với ung thư dạ dày. Để tự bảo vệ mình, bạn nên tránh ăn các thực phẩm hun khói được bày bán phổ biến trên thị trường.
Ngoài ra, căn bệnh có xu hướng gia tăng ở những người trên 55 tuổi. Tiến hành kiểm tra sức khỏe thường xuyên bằng cách nội soi hay xét nghiệm máu sẽ giúp sớm phát hiện bệnh, nâng cao hiệu quả quá trình điều trị.