Tỏi. Trong Đông y, tỏi được sử dụng như một vị thuốc điều trị nhiều vấn đề sức khỏe. Gần đây các nhà khoa học còn nhận thấy dưỡng chất trong chúng có khả năng tăng hiệu quả điều trị các bệnh tim mạch cũng như ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày. Các dưỡng chất có trong tỏi cho phép giảm tới 96% quá trình hình thành nitrosamine gây ung thư nguy hiểm.
Sử dụng nghệ. Kết quả nghiên cứu nhận thấy, các chất trong nghệ khi đi vào cơ thể có tác dụng giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Cụ thể, nghệ từng được chứng minh có khả năng tạo ra apoptosis – một quá trình tiêu diệt tế bào ung thư mà không gây tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh. Bên cạnh đó, loại gia vị này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh góp phần ngăn ngừa sự hình thành nitrosamine và ức chế sản xuất aflatoxin – cả hai quá trình làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Trà xanh. Không chỉ mang lại tác dụng giảm cân, trà xanh còn được biết đến với khả năng ngăn ngừa nguy cơ mắc nhiều loại ung thư, trong đó có ung thư dạ dày. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trà xanh có thể ức chế quá trình nitrat hóa trong cơ thể. Nó cũng được chứng minh tính hiệu quả trong việc bảo vệ DNA khỏi sự gây hại của các gốc tự do. Để phát huy tác dụng ngừa ung thư thần kỳ từ loại đồ uống này, bạn nên lựa chọn loại lá tươi thay vì trà được đóng gói sẵn; thêm một chút chanh hoặc trái cây giàu vitamin C khác nhằm làm tăng khả năng hấp thụ. Bông cải xanh. Không chỉ mang lại món ngon cho gia đình, bông cải xanh còn được đánh giá là “siêu thực phẩm” cho nỗ lực ngừa ung thư. Kết luận này được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu Nhật Bản. Ở đây, họ chứng minh tiêu thụ bông cải xanh góp phần giảm thiểu lượng H.pylori tiềm ẩn mối nguy ung thư dạ dày. Cà rốt. Cà rốt không chỉ tốt cho thị lực mà còn cung cấp nhiều beta – carotene, vitamin C, falcarinol có tác dụng giảm nguy cơ ung thư. Để tăng cường tác dụng ngừa bệnh, bạn nên ăn cà rốt hấp. Cách chế biến này được chứng minh có tác dụng giảm khả năng thất thoát falcarinol tới 25% so với cách luộc cà rốt trực tiếp trong nước.Nấm. Nấm là nguồn bổ sung dưỡng chất chống ung thư dạ dày cực tốt. Nguyên nhân bởi trong nấm chứa nhiều beta – glucans góp phần chống lại quá trình hình thành khối u. Cá hồi. Bên cạnh lượng omega – 3, cá hồi còn cung cấp cho cơ thể lượng axit béo thiết yếu như astaxanthin có tác dụng chống lại quá trình hình thành ung thư dạ dày. Đáng lưu ý, bạn chỉ nên ăn cá hồi tự nhiên bởi chúng không chứa PCBs, thủy ngân độc hại thường được tìm thấy ở cá hồi nuôi. Đồng thời, cũng không nên lạm dụng loại thực phẩm này. Các chuyên gia khuyên chỉ nên tiêu thụ hai lần mỗi tuần; tuyệt đối tránh xa cá hồi hun khói, cá hồi muối bởi nó không hề mang lại tác dụng ngừa bệnh mà còn làm tăng mối nguy ung thư dạ dày. Trứng cá. Trứng cá được xem là nguồn cung cấp DHA và EPA (một dạng axit béo omega – 3) dồi dào. Điều đặc biệt, trứng cá được đánh giá chứa nhiều omega – 3 nhiều hơn so với lượng thịt cá tương đương. Trong số đó, trứng cá tuyết, cá hồi được xem là chứa nhiều omega – 3 hơn cả.
Anh đào. Anh đào được xem là nguồn cung cấp perilly (POH) dồi dào trong tự nhiên. Hợp chất này có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư cực nhạy. Tuy nhiên, khi mua bạn nên chú ý chọn loại anh đào canh tác theo phương pháp hữu cơ nhằm tránh dư lượng thuốc trừ sâu và các chất bảo quản độc hại. Khoai lang. Muốn tránh xa ung thư dạ dày, bạn nên chọn khoai lang để chế biến món ăn. Nguyên liệu này không chỉ dễ kiếm, giá rẻ mà còn chứa nhiều beta – carotene và vitamin C có lợi cho nỗ lực ngăn ngừa ung thư. Đặc biệt, khoai lang với màu hồng, cam, vàng được đánh giá chứa nhiều dưỡng chất có lợi hơn là loại màu trắng thường thấy.
Tỏi. Trong Đông y, tỏi được sử dụng như một vị thuốc điều trị nhiều vấn đề sức khỏe. Gần đây các nhà khoa học còn nhận thấy dưỡng chất trong chúng có khả năng tăng hiệu quả điều trị các bệnh tim mạch cũng như ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày. Các dưỡng chất có trong tỏi cho phép giảm tới 96% quá trình hình thành nitrosamine gây ung thư nguy hiểm.
Sử dụng nghệ. Kết quả nghiên cứu nhận thấy, các chất trong nghệ khi đi vào cơ thể có tác dụng giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Cụ thể, nghệ từng được chứng minh có khả năng tạo ra apoptosis – một quá trình tiêu diệt tế bào ung thư mà không gây tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh. Bên cạnh đó, loại gia vị này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh góp phần ngăn ngừa sự hình thành nitrosamine và ức chế sản xuất aflatoxin – cả hai quá trình làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Trà xanh. Không chỉ mang lại tác dụng giảm cân, trà xanh còn được biết đến với khả năng ngăn ngừa nguy cơ mắc nhiều loại ung thư, trong đó có ung thư dạ dày. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trà xanh có thể ức chế quá trình nitrat hóa trong cơ thể. Nó cũng được chứng minh tính hiệu quả trong việc bảo vệ DNA khỏi sự gây hại của các gốc tự do. Để phát huy tác dụng ngừa ung thư thần kỳ từ loại đồ uống này, bạn nên lựa chọn loại lá tươi thay vì trà được đóng gói sẵn; thêm một chút chanh hoặc trái cây giàu vitamin C khác nhằm làm tăng khả năng hấp thụ.
Bông cải xanh. Không chỉ mang lại món ngon cho gia đình, bông cải xanh còn được đánh giá là “siêu thực phẩm” cho nỗ lực ngừa ung thư. Kết luận này được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu Nhật Bản. Ở đây, họ chứng minh tiêu thụ bông cải xanh góp phần giảm thiểu lượng H.pylori tiềm ẩn mối nguy ung thư dạ dày.
Cà rốt. Cà rốt không chỉ tốt cho thị lực mà còn cung cấp nhiều beta – carotene, vitamin C, falcarinol có tác dụng giảm nguy cơ ung thư. Để tăng cường tác dụng ngừa bệnh, bạn nên ăn cà rốt hấp. Cách chế biến này được chứng minh có tác dụng giảm khả năng thất thoát falcarinol tới 25% so với cách luộc cà rốt trực tiếp trong nước.
Nấm. Nấm là nguồn bổ sung dưỡng chất chống ung thư dạ dày cực tốt. Nguyên nhân bởi trong nấm chứa nhiều beta – glucans góp phần chống lại quá trình hình thành khối u.
Cá hồi. Bên cạnh lượng omega – 3, cá hồi còn cung cấp cho cơ thể lượng axit béo thiết yếu như astaxanthin có tác dụng chống lại quá trình hình thành ung thư dạ dày. Đáng lưu ý, bạn chỉ nên ăn cá hồi tự nhiên bởi chúng không chứa PCBs, thủy ngân độc hại thường được tìm thấy ở cá hồi nuôi. Đồng thời, cũng không nên lạm dụng loại thực phẩm này. Các chuyên gia khuyên chỉ nên tiêu thụ hai lần mỗi tuần; tuyệt đối tránh xa cá hồi hun khói, cá hồi muối bởi nó không hề mang lại tác dụng ngừa bệnh mà còn làm tăng mối nguy ung thư dạ dày.
Trứng cá. Trứng cá được xem là nguồn cung cấp DHA và EPA (một dạng axit béo omega – 3) dồi dào. Điều đặc biệt, trứng cá được đánh giá chứa nhiều omega – 3 nhiều hơn so với lượng thịt cá tương đương. Trong số đó, trứng cá tuyết, cá hồi được xem là chứa nhiều omega – 3 hơn cả.
Anh đào. Anh đào được xem là nguồn cung cấp perilly (POH) dồi dào trong tự nhiên. Hợp chất này có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư cực nhạy. Tuy nhiên, khi mua bạn nên chú ý chọn loại anh đào canh tác theo phương pháp hữu cơ nhằm tránh dư lượng thuốc trừ sâu và các chất bảo quản độc hại.
Khoai lang. Muốn tránh xa ung thư dạ dày, bạn nên chọn khoai lang để chế biến món ăn. Nguyên liệu này không chỉ dễ kiếm, giá rẻ mà còn chứa nhiều beta – carotene và vitamin C có lợi cho nỗ lực ngăn ngừa ung thư. Đặc biệt, khoai lang với màu hồng, cam, vàng được đánh giá chứa nhiều dưỡng chất có lợi hơn là loại màu trắng thường thấy.