Chú ý đến những thay đổi trong cơ thể. Bạn nên cảnh giác với các triệu chứng như giảm cân không rõ nguyên nhân; khó tiêu; đau bụng; buồn nôn; nôn và cảm thấy khó chịu ở vùng trên rốn. Đặc biệt, nếu sau khi ăn cảm thấy đầy bụng và từng được chẩn đoán nhiễm khuẩn H.pylori thì bạn nên thăm khám sức khỏe sớm để điều trị tận gốc trước khi chúng biến chứng thành ung thư.
Thường xuyên khám sức khỏe. Việc thường xuyên đi khám sức khỏe cho phép sớm tìm ra nguyên nhân các triệu chứng bất thường ở dạ dày. Tại đây, các bác sĩ có thể lựa chọn nội soi dạ dày, chụp X – quang, sinh thiết, quét CT, PET hoặc MIR để phát hiện bệnh. Tránh sử dụng các thực phẩm có hại. Thịt muối, thịt hun khói, thức ăn ngâm trong nitrat cao cần được cắt giảm trong bữa ăn vì chúng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ béo phì; dễ gây ung thư dạ dày. Tăng cường chất chống oxy hóa trong các bữa ăn. Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến khích sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau xanh trong bữa ăn hàng ngày. Những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có thể kể đến như dâu, bông cải xanh, tỏi, cà chua, nho đỏ, rau bina và cà rốt. Bỏ thuốc lá và hạn chế đồ uống có cồn. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, 28% tử vong do ung thư dạ dày liên quan trực tiếp đến việc sử dụng thuốc lá. Hút thuốc lá không chỉ làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày mà còn liên quan đến các dạng khác như ung thư miệng, ung thư thực quản, ung thư phổi... Bỏ thuốc lá, nghiện rượu sớm sẽ giúp làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể và khả năng chống lại tế bào ung thư. Nắm được nguy cơ mắc bệnh. Thực tế, ung thư dạ dày có thể tấn công bất kỳ ai nhưng những đối tượng từng có người thân mắc bệnh; nhiễm khuẩn H.pylori; viêm dạ dày mãn tính; thường xuyên hút thuốc và có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn được xem là dễ mắc bệnh hơn cả. Chính vì vậy, những người này cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cũng như thường xuyên thăm khám sức khỏe.
Chú ý đến những thay đổi trong cơ thể. Bạn nên cảnh giác với các triệu chứng như giảm cân không rõ nguyên nhân; khó tiêu; đau bụng; buồn nôn; nôn và cảm thấy khó chịu ở vùng trên rốn.
Đặc biệt, nếu sau khi ăn cảm thấy đầy bụng và từng được chẩn đoán nhiễm khuẩn H.pylori thì bạn nên thăm khám sức khỏe sớm để điều trị tận gốc trước khi chúng biến chứng thành ung thư.
Thường xuyên khám sức khỏe. Việc thường xuyên đi khám sức khỏe cho phép sớm tìm ra nguyên nhân các triệu chứng bất thường ở dạ dày. Tại đây, các bác sĩ có thể lựa chọn nội soi dạ dày, chụp X – quang, sinh thiết, quét CT, PET hoặc MIR để phát hiện bệnh.
Tránh sử dụng các thực phẩm có hại. Thịt muối, thịt hun khói, thức ăn ngâm trong nitrat cao cần được cắt giảm trong bữa ăn vì chúng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ béo phì; dễ gây ung thư dạ dày.
Tăng cường chất chống oxy hóa trong các bữa ăn. Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến khích sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau xanh trong bữa ăn hàng ngày. Những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có thể kể đến như dâu, bông cải xanh, tỏi, cà chua, nho đỏ, rau bina và cà rốt.
Bỏ thuốc lá và hạn chế đồ uống có cồn. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, 28% tử vong do ung thư dạ dày liên quan trực tiếp đến việc sử dụng thuốc lá. Hút thuốc lá không chỉ làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày mà còn liên quan đến các dạng khác như ung thư miệng, ung thư thực quản, ung thư phổi... Bỏ thuốc lá, nghiện rượu sớm sẽ giúp làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể và khả năng chống lại tế bào ung thư.
Nắm được nguy cơ mắc bệnh. Thực tế, ung thư dạ dày có thể tấn công bất kỳ ai nhưng những đối tượng từng có người thân mắc bệnh; nhiễm khuẩn H.pylori; viêm dạ dày mãn tính; thường xuyên hút thuốc và có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn được xem là dễ mắc bệnh hơn cả. Chính vì vậy, những người này cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cũng như thường xuyên thăm khám sức khỏe.