Để tìm hiểu tác động của muối lên sức khỏe, các nhà nghiên cứu khoa học Nhật từng theo dõi chế độ ăn của 40.000 đối tượng trung niên nước này. Kết quả cho thấy, tiêu thụ khoảng 12 – 15g muối mỗi ngày có khả năng tăng gấp đôi nguy cơ ung thư dạ dày. Bên cạnh đó, ăn mặn khiến cơ thể “nạp vào” lượng natri lớn, làm tăng nồng độ natri trong máu khiến thận phải làm việc “quá tải” mới lọc máu được. Khi lượng natri trong máu cao, thận không thể phát huy tối đa khả năng làm việc sẽ gia tăng áp lực thẩm thấu trong lòng mạch, gây tăng huyết áp và gánh nặng cho hoạt động tim mạch. Tổ chức y tế thế giới cũng chỉ ra ăn mặn là yếu tố gây 62% các ca tai biến mạch máu não và 49% ca nhồi máu cơ tim. Nếu kéo dài, bạn có thể đối diện với nguy cơ suy tim, suy thận, loãng xương…Để giảm nguy cơ mắc bệnh, không nên lạm dụng đồ ăn mặn như dưa cà muối, mắm tôm, nước mắm; hạn chế tiêu thụ thịt cá đóng hộp, thịt hun khói, thịt sấy khô, thịt muối hay các loại thức ăn chế biến sẵn... Nếu không thể từ bỏ, bạn chỉ nên ăn các thực phẩm như thịt hun khói, giăm bông, thịt chế biến sẵn trong các dịp đặc biệt.
Trường hợp thường xuyên thưởng thức bánh mì, bánh sandwich cho bữa sáng, nên giảm phần thịt nguội bằng cách tăng cường rau xanh để không ảnh hưởng đến hương vị món ăn. Tập thói quen đọc nhãn hiệu, bao bì để xem thành phần nguyên liệu có an toàn không và lượng muối là bao nhiêu trong các thực phẩm chế biến sẵn.
Chú ý tìm hiểu các công thức nấu ăn lành mạnh, ít muối để bảo vệ sức khỏe gia đình.
Tập thói quen ăn nhạt một cách từ từ. Chẳng hạn, không sử dụng mắm kèm với các món đã nêm muối cho “vừa miệng”; pha loãng nước mắm để dùng cho các món luộc.
Tốt nhất, người trưởng thành, không có vấn đề về huyết áp chỉ nên tiêu thụ 4-6 gam muối mỗi ngày trong khi trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ mang thai nên duy trì tỷ lệ thấp hơn.
Để tìm hiểu tác động của muối lên sức khỏe, các nhà nghiên cứu khoa học Nhật từng theo dõi chế độ ăn của 40.000 đối tượng trung niên nước này. Kết quả cho thấy, tiêu thụ khoảng 12 – 15g muối mỗi ngày có khả năng tăng gấp đôi nguy cơ ung thư dạ dày.
Bên cạnh đó, ăn mặn khiến cơ thể “nạp vào” lượng natri lớn, làm tăng nồng độ natri trong máu khiến thận phải làm việc “quá tải” mới lọc máu được. Khi lượng natri trong máu cao, thận không thể phát huy tối đa khả năng làm việc sẽ gia tăng áp lực thẩm thấu trong lòng mạch, gây tăng huyết áp và gánh nặng cho hoạt động tim mạch.
Tổ chức y tế thế giới cũng chỉ ra ăn mặn là yếu tố gây 62% các ca tai biến mạch máu não và 49% ca nhồi máu cơ tim. Nếu kéo dài, bạn có thể đối diện với nguy cơ suy tim, suy thận, loãng xương…
Để giảm nguy cơ mắc bệnh, không nên lạm dụng đồ ăn mặn như dưa cà muối, mắm tôm, nước mắm; hạn chế tiêu thụ thịt cá đóng hộp, thịt hun khói, thịt sấy khô, thịt muối hay các loại thức ăn chế biến sẵn...
Nếu không thể từ bỏ, bạn chỉ nên ăn các thực phẩm như thịt hun khói, giăm bông, thịt chế biến sẵn trong các dịp đặc biệt.
Trường hợp thường xuyên thưởng thức bánh mì, bánh sandwich cho bữa sáng, nên giảm phần thịt nguội bằng cách tăng cường rau xanh để không ảnh hưởng đến hương vị món ăn.
Tập thói quen đọc nhãn hiệu, bao bì để xem thành phần nguyên liệu có an toàn không và lượng muối là bao nhiêu trong các thực phẩm chế biến sẵn.
Chú ý tìm hiểu các công thức nấu ăn lành mạnh, ít muối để bảo vệ sức khỏe gia đình.
Tập thói quen ăn nhạt một cách từ từ. Chẳng hạn, không sử dụng mắm kèm với các món đã nêm muối cho “vừa miệng”; pha loãng nước mắm để dùng cho các món luộc.
Tốt nhất, người trưởng thành, không có vấn đề về huyết áp chỉ nên tiêu thụ 4-6 gam muối mỗi ngày trong khi trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ mang thai nên duy trì tỷ lệ thấp hơn.