Uống nhiều nước. Việc đưa vào cơ thể lượng nước phù hợp góp phần giảm sự khô rát, làm mát miệng và cổ họng. Nước cũng tỏ ra có ích trong việc giảm sự đau đớn từ những vết loét miệng xuất hiện trong lúc mang bệnh hoặc do quá trình thực hiện hóa trị.
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Giống như người khỏe mạnh, bệnh nhân ung thư miệng nên tiêu thụ nhiều trái cây và rau xanh. Nhóm thực phẩm này góp phần cung cấp lượng dưỡng chất lớn có lợi cho quá trình điều trị. Ngoài cách chế biến thành món ăn, việc thưởng thức các loại nước ép từ trái cây, rau củ cũng rất được khuyến khích bởi chúng khiến người ăn cảm thấy ngon miệng hơn.Cắn từng miếng nhỏ. Dù đã lựa chọn nhóm thực phẩm phù hợp song khi ăn người bệnh không nên vội vàng mà cần cắn thành từng miếng nhỏ và nhai kỹ trước khi nuốt. Bên cạnh đó, để tránh cảm giác chán ăn, bạn cần chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
Lựa chọn thực phẩm mềm, ẩm thay vì các loại đồ ăn khô, giòn. Thực tế, các thực phẩm này dễ dàng nhai nhỏ và đi vào dạ dày, giúp người bệnh tránh được cảm giác đau đớn do khô miệng gây ra. Nếu vẫn cảm thấy khó khăn trong việc ăn thực phẩm dạng mềm, lỏng như cháo hoặc sinh tố, hãy đề nghị bác sĩ phương án sử dụng ống dẫn thức ăn nhằm đảm bảo cơ thể không bị suy kiệt.Ngoài việc tăng cường thực phẩm có lợi, bệnh nhân cần hạn chế rượu; thức ăn nhiều đường, chất béo và muối. Cụ thể, rượu là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư miệng. Đường được đánh giá là yếu tố thúc đẩy các tế bào ung thư phát triển mạnh hơn. Trong khi đó, các vết lở loét sẽ khiến bạn cảm thấy xót vô cùng nếu thưởng thức những món được nêm nhiều muối.
Bạn cũng cần hạn chế thưởng thức các đồ ăn có mùi đặc biệt, đồ cay hoặc quá chua. Nếu đối diện với tình trạng buồn nôn cần tuyệt đối tránh nhóm thức ăn này. Nguyên nhân là, khi đi vào cơ thể, chúng sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu vô cùng, tình trạng buồn nôn, nôn diễn ra mạnh mẽ hơn.
Uống nhiều nước. Việc đưa vào cơ thể lượng nước phù hợp góp phần giảm sự khô rát, làm mát miệng và cổ họng. Nước cũng tỏ ra có ích trong việc giảm sự đau đớn từ những vết loét miệng xuất hiện trong lúc mang bệnh hoặc do quá trình thực hiện hóa trị.
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Giống như người khỏe mạnh, bệnh nhân ung thư miệng nên tiêu thụ nhiều trái cây và rau xanh. Nhóm thực phẩm này góp phần cung cấp lượng dưỡng chất lớn có lợi cho quá trình điều trị.
Ngoài cách chế biến thành món ăn, việc thưởng thức các loại nước ép từ trái cây, rau củ cũng rất được khuyến khích bởi chúng khiến người ăn cảm thấy ngon miệng hơn.
Cắn từng miếng nhỏ. Dù đã lựa chọn nhóm thực phẩm phù hợp song khi ăn người bệnh không nên vội vàng mà cần cắn thành từng miếng nhỏ và nhai kỹ trước khi nuốt. Bên cạnh đó, để tránh cảm giác chán ăn, bạn cần chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
Lựa chọn thực phẩm mềm, ẩm thay vì các loại đồ ăn khô, giòn. Thực tế, các thực phẩm này dễ dàng nhai nhỏ và đi vào dạ dày, giúp người bệnh tránh được cảm giác đau đớn do khô miệng gây ra.
Nếu vẫn cảm thấy khó khăn trong việc ăn thực phẩm dạng mềm, lỏng như cháo hoặc sinh tố, hãy đề nghị bác sĩ phương án sử dụng ống dẫn thức ăn nhằm đảm bảo cơ thể không bị suy kiệt.
Ngoài việc tăng cường thực phẩm có lợi, bệnh nhân cần hạn chế rượu; thức ăn nhiều đường, chất béo và muối. Cụ thể, rượu là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư miệng. Đường được đánh giá là yếu tố thúc đẩy các tế bào ung thư phát triển mạnh hơn. Trong khi đó, các vết lở loét sẽ khiến bạn cảm thấy xót vô cùng nếu thưởng thức những món được nêm nhiều muối.
Bạn cũng cần hạn chế thưởng thức các đồ ăn có mùi đặc biệt, đồ cay hoặc quá chua. Nếu đối diện với tình trạng buồn nôn cần tuyệt đối tránh nhóm thức ăn này. Nguyên nhân là, khi đi vào cơ thể, chúng sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu vô cùng, tình trạng buồn nôn, nôn diễn ra mạnh mẽ hơn.