Trung tâm Nghiên cứu Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (Mỹ) đã tiến hành theo dõi và nhận thấy tỷ lệ nhiễm HPV gây ung thư miệng ở nam giới ở nước này cao hơn gần ba lần so với phụ nữ. Cụ thể, tỷ lệ nhiễm virus ở đàn ông là 10% trong khi nữ giới chỉ là 3,6%. Con số này lý giải tại sao các ca mắc ung thư ở bộ phận này ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở nam giới dù họ không thói quen sử dụng thuốc lá.
Nghiên cứu sâu hơn, các nhà khoa học đã theo dõi đời sống tình dục ở 5.579 đối tượng trong độ tuổi từ 14 đến 69. Họ được yêu cầu trả lời các câu hỏi giống nhau về hành vi tình dục và đóng góp một mẫu tế bào miệng để tiến hành phân tích liệu có nhiễm HPV hay không.
Kết quả là lây nhiễm HPV qua đường miệng tỷ lệ thuận với số lượng bạn tình một người có. Ngoài ra, những người từng quan hệ tình dục có khả năng nhiễm loại virus trên lớn hơn tám lần so với trường hợp chưa từng ân ái; người “lăng nhăng” với nhiều đối tác đối diện với khả năng “dính” HPV nhiều hơn 20%.
Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra những người trong độ tuổi từ 60 đến 64 có khả năng nhiễm HPV cao nhất (11,4%). Vị trí tiếp theo thuộc về nhóm từ 30 đến 34 tuổi (7,3%). Các nhà khoa học chưa thể lý giải được vì sao hai nhóm tuổi này lại dễ nhiễm HPV như vậy. Giả thuyết đưa ra cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do hệ miễn dịch của họ ngày càng suy yếu khi về già hoặc ở thời điểm này họ ít quan tâm đến vấn đề an toàn tình dục.
Trên thực tế, khả năng nhiễm HPV qua đường miệng thấp hơn so với quan hệ tình dục truyền thống. Trước đây virus HPV được biết đến là nguyên nhân chủ yếu gây ung thư cổ tử cung. Nhờ các phương pháp sàng lọc tiên tiến nên căn bệnh này ngày càng được khống chế. Trong khi đó các bệnh răng miệng dương tính với HPV lại có xu hướng gia tăng. Đáng báo động, một thống kê được đăng tải trên Tạp chí Ung thư (Mỹ) cho biết từ năm 2000 đến 2004, tỷ lệ ung thư miệng do virus HPV tăng 72%. Con số này còn lớn hơn so với việc mắc bệnh có liên quan đến thói quen hút thuốc lá.
Lời khuyên của các chuyên gia đưa ra là bạn nên thực hiện tiêm chủng ngừa HPV trước khi có quan hệ tình dục. Thời điểm thích hợp nhất là từ 11 đến 12 tuổi. Nó cũng tỏ ra có hiệu quả cho chị em trong độ tuổi từ 13 đến 26.
Không chỉ phụ nữ, nam giới cũng nên tiêm chủng ngừa HPV, đặc biệt là vaccine gardisil. Loại vaccine này có khả năng giảm nguy cơ mọc mụn cóc ở bộ phận sinh dục và ung thư hậu môn ở phái mạnh.
Hiện nay, các nhà khoa học chưa có bằng chứng rõ ràng về khả năng ngăn ngừa ung thư miệng nhờ tiêm vaccine kháng HPV. Tuy nhiên, họ tin rằng giữa chúng có mối quan hệ với nhau và trong tương lai không xa chúng ta sẽ tìm được câu trả lờ
Trung tâm Nghiên cứu Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (Mỹ) đã tiến hành theo dõi và nhận thấy tỷ lệ nhiễm HPV gây ung thư miệng ở nam giới ở nước này cao hơn gần ba lần so với phụ nữ. Cụ thể, tỷ lệ nhiễm virus ở đàn ông là 10% trong khi nữ giới chỉ là 3,6%. Con số này lý giải tại sao các ca mắc ung thư ở bộ phận này ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở nam giới dù họ không thói quen sử dụng thuốc lá.
Nghiên cứu sâu hơn, các nhà khoa học đã theo dõi đời sống tình dục ở 5.579 đối tượng trong độ tuổi từ 14 đến 69. Họ được yêu cầu trả lời các câu hỏi giống nhau về hành vi tình dục và đóng góp một mẫu tế bào miệng để tiến hành phân tích liệu có nhiễm HPV hay không.
Kết quả là lây nhiễm HPV qua đường miệng tỷ lệ thuận với số lượng bạn tình một người có. Ngoài ra, những người từng quan hệ tình dục có khả năng nhiễm loại virus trên lớn hơn tám lần so với trường hợp chưa từng ân ái; người “lăng nhăng” với nhiều đối tác đối diện với khả năng “dính” HPV nhiều hơn 20%.
Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra những người trong độ tuổi từ 60 đến 64 có khả năng nhiễm HPV cao nhất (11,4%). Vị trí tiếp theo thuộc về nhóm từ 30 đến 34 tuổi (7,3%). Các nhà khoa học chưa thể lý giải được vì sao hai nhóm tuổi này lại dễ nhiễm HPV như vậy. Giả thuyết đưa ra cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do hệ miễn dịch của họ ngày càng suy yếu khi về già hoặc ở thời điểm này họ ít quan tâm đến vấn đề an toàn tình dục.
Trên thực tế, khả năng nhiễm HPV qua đường miệng thấp hơn so với quan hệ tình dục truyền thống. Trước đây virus HPV được biết đến là nguyên nhân chủ yếu gây ung thư cổ tử cung. Nhờ các phương pháp sàng lọc tiên tiến nên căn bệnh này ngày càng được khống chế. Trong khi đó các bệnh răng miệng dương tính với HPV lại có xu hướng gia tăng. Đáng báo động, một thống kê được đăng tải trên Tạp chí Ung thư (Mỹ) cho biết từ năm 2000 đến 2004, tỷ lệ ung thư miệng do virus HPV tăng 72%. Con số này còn lớn hơn so với việc mắc bệnh có liên quan đến thói quen hút thuốc lá.
Lời khuyên của các chuyên gia đưa ra là bạn nên thực hiện tiêm chủng ngừa HPV trước khi có quan hệ tình dục. Thời điểm thích hợp nhất là từ 11 đến 12 tuổi. Nó cũng tỏ ra có hiệu quả cho chị em trong độ tuổi từ 13 đến 26.
Không chỉ phụ nữ, nam giới cũng nên tiêm chủng ngừa HPV, đặc biệt là vaccine gardisil. Loại vaccine này có khả năng giảm nguy cơ mọc mụn cóc ở bộ phận sinh dục và ung thư hậu môn ở phái mạnh.
Hiện nay, các nhà khoa học chưa có bằng chứng rõ ràng về khả năng ngăn ngừa ung thư miệng nhờ tiêm vaccine kháng HPV. Tuy nhiên, họ tin rằng giữa chúng có mối quan hệ với nhau và trong tương lai không xa chúng ta sẽ tìm được câu trả lờ