Cụ thể, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Lund nhận thấy nồng độ toluidine trong máu của các thợ làm tóc khá cao. Trong khi đó, toluidine là hóa chất gây ung thư bàng quang từng bị Liên minh Châu Âu cấm sử dụng trong các sản phẩm làm đẹp từ những năm 1990.
Để củng cố nhận định trên, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích mẫu máu của 295 nữ nhân viên làm tóc; 32 người thường xuyên sử dụng thuốc nhuộm cùng với 60 người không sử dụng chúng trong vòng một năm qua.
Kết quả là, những người thường xuyên tiếp xúc với thuốc nhuộm có mức toluidine trong máu cao. Họ cũng là đối tượng dễ đối diện với nguy cơ ung thư bàng quang. Trong quá trình thử nghiệm mẫu máu chứa 8 hợp chất gây ung thư, nghiên cứu phát hiện hàm lượng hóa chất o-và m-toluidine ở các nhân viên làm tóc khá cao. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên nhân viên làm tóc nên có biện pháp phòng ngừa cần thiết trong quá trình làm việc phục vụ khách hàng.
Cụ thể, khi chọn sản phẩm làm đẹp. Người tiêu dùng nên chọn sản phẩm đạt chuẩn về chất lượng; cần thận trọng với những cảnh báo được ghi trên bao bì. Tuyệt đối không dùng sản phẩm có dấu hiệu làm giả; không lạm dụng thuốc nhuộm thường xuyên.
Việc giữ thuốc nhuộm lâu không có tác dụng làm tóc dễ bắt màu hơn. Bạn chỉ nên giữ thuốc nhuộm trên tóc trong thời gian quy định; tránh trộn các loại thuốc nhuộm tóc; không để thuốc rơi vào lông mày và lông mi. Khi tiến hành, các nhân viên nên sử dụng găng tay, đeo khẩu trang để tránh tiếp xúc nhiều với hóa chất. Đồng thời, cố gắng tránh để thuốc nhuộm tiếp xúc trực tiếp với da khách hàng.Lưu ý, khi tiến hành gội đầu sau khi nhuộm, bạn không nên chà xát mạnh khiến da đầu bị xước. Thực hiện gội nhiều lần cho đến khi trôi hết thuốc nhuộm trên tóc. Không nhuộm tóc khi đang mang thai. Đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ.
Những người có mụn, viêm da hay thương tích trên mặt, da đầu không nên nóng vội thực hiện công đoạn làm đẹp bằng cách thay đổi màu tóc. Hãy đợi đến khi cơ thể lành lặn để tránh các ảnh hưởng tiêu cực.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Lund nhận thấy nồng độ toluidine trong máu của các thợ làm tóc khá cao. Trong khi đó, toluidine là hóa chất gây ung thư bàng quang từng bị Liên minh Châu Âu cấm sử dụng trong các sản phẩm làm đẹp từ những năm 1990.
Để củng cố nhận định trên, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích mẫu máu của 295 nữ nhân viên làm tóc; 32 người thường xuyên sử dụng thuốc nhuộm cùng với 60 người không sử dụng chúng trong vòng một năm qua.
Kết quả là, những người thường xuyên tiếp xúc với thuốc nhuộm có mức toluidine trong máu cao. Họ cũng là đối tượng dễ đối diện với nguy cơ ung thư bàng quang.
Trong quá trình thử nghiệm mẫu máu chứa 8 hợp chất gây ung thư, nghiên cứu phát hiện hàm lượng hóa chất o-và m-toluidine ở các nhân viên làm tóc khá cao. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên nhân viên làm tóc nên có biện pháp phòng ngừa cần thiết trong quá trình làm việc phục vụ khách hàng.
Cụ thể, khi chọn sản phẩm làm đẹp. Người tiêu dùng nên chọn sản phẩm đạt chuẩn về chất lượng; cần thận trọng với những cảnh báo được ghi trên bao bì. Tuyệt đối không dùng sản phẩm có dấu hiệu làm giả; không lạm dụng thuốc nhuộm thường xuyên.
Việc giữ thuốc nhuộm lâu không có tác dụng làm tóc dễ bắt màu hơn. Bạn chỉ nên giữ thuốc nhuộm trên tóc trong thời gian quy định; tránh trộn các loại thuốc nhuộm tóc; không để thuốc rơi vào lông mày và lông mi.
Khi tiến hành, các nhân viên nên sử dụng găng tay, đeo khẩu trang để tránh tiếp xúc nhiều với hóa chất. Đồng thời, cố gắng tránh để thuốc nhuộm tiếp xúc trực tiếp với da khách hàng.
Lưu ý, khi tiến hành gội đầu sau khi nhuộm, bạn không nên chà xát mạnh khiến da đầu bị xước. Thực hiện gội nhiều lần cho đến khi trôi hết thuốc nhuộm trên tóc.
Không nhuộm tóc khi đang mang thai. Đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ.
Những người có mụn, viêm da hay thương tích trên mặt, da đầu không nên nóng vội thực hiện công đoạn làm đẹp bằng cách thay đổi màu tóc. Hãy đợi đến khi cơ thể lành lặn để tránh các ảnh hưởng tiêu cực.