Nhằm giúp bệnh nhân chuẩn bị chu đáo cho ca điều trị, chuyên gia dinh dưỡng Lim Su Lin đến từ National University Hospital (Bệnh viện Đại học Quốc gia) khuyên bệnh nhân thời kỳ này nên tăng cường nạp năng lượng từ thực phẩm.
Thời điểm này, bệnh nhân nên tăng cường calo, protein và các dưỡng chất khác từ thực phẩm bằng cách sử dụng dầu không bão hòa (dầu ô liu, dầu cám gạo, bơ thực vật…), sữa, phô mai, sữa đậu nành và trứng. Trong khi đó, thịt gà, trứng, các loại đậu và đậu lăng được đánh giá khá giàu protein, có tác dụng rút ngắn thời gian phục hồi sau điều trị, chữa lành vết thương, ngăn chặn nhiễm trùng và giảm cân. Tuy nhiên, không nên cố gắng ăn uống bằng mọi cách. Mỗi ngày bệnh nhân bổ sung từ 8.360 đến 10.450 Kcal là phù hợp.
Tránh thực phẩm tươi sống. Bên cạnh việc tăng cường dưỡng chất, bệnh nhân cũng cần tránh phẩm tươi sống. Nguyên nhân là khi thực hiện hóa, xạ trị có thể làm giảm chức năng miễn dịch, khiến cơ thể khó chống chọi với sự tấn công của vi khuẩn từ môi trường bên ngoài.Tận dụng dạng thực phẩm mềm, dễ nhai, nuốt. Mắc ung thư, bệnh nhân thường có biểu hiện mệt mỏi và chán ăn. Để ăn uống được dễ dàng, bạn nên tận dụng các loại thực phẩm dạng mềm như cháo, súp. Với người mắc ung thư miệng, bị viêm niêm mạc (đau nhức trong miệng) cần lưu ý không nên nêm quá nhiều gia vị vào đồ ăn.
Sử dụng các loại thảo mộc. Ngoài cảm giác mệt mỏi; chán ăn, bệnh nhân ung thư còn đối diện với tình trạng buồn nôn, nôn. Đặc biệt là khi tiếp xúc với thức ăn có mùi mạnh.Nhằm cải thiện tình hình, bạn nên duy trì nhiệt độ thức ăn tương đương với nhiệt độ phòng; Tận dụng chanh, lá bạc hà để đánh bay mùi khó chịu trong miệng người bệnh. Ngoài ra, dùng chút thảo mộc, gia vị như tỏi, tỏi tây, hạt tiêu, lá húng quế tươi... cũng mang lại tác dụng kích thích vị giác đáng kể.
Chọn đồ dùng được làm từ chất liệu nhựa, gỗ. Với những người khỏe mạnh, chúng ta hiếm khi cảm thấy bất ổn với các đồ dùng phục vụ ăn uống có chất liệu từ kim loại. Tuy nhiên, với người bệnh, họ dễ dàng cảm nhận được điều này. Vì vậy, để người bệnh ăn uống tốt hơn, bạn nên chuẩn bị các đồ dùng bằng gốm, nhựa hoặc gỗ sẽ có tác dụng đáng kể.
Chia thành nhiều bữa nhỏ. Điều này rất quan trọng bởi người bệnh thường có dấu hiệu bải hoải, mệt mỏi và không muốn ăn. Việc chia nhỏ các bữa ăn với các món phù hợp khiến họ không còn cảm thấy áp lực trong ăn uống. Tránh đồ ăn, thức uống quá nóng, lạnh. Điều này cần đặc biệt lưu ý đối với bệnh nhân có vết loét ở miệng bởi chúng khiến họ cảm thấy đau đớn hơn nhiều. Thay vào đó, bạn nên giữ thực phẩm tương đương với nhiệt độ phòng.
Nhằm giúp bệnh nhân chuẩn bị chu đáo cho ca điều trị, chuyên gia dinh dưỡng Lim Su Lin đến từ National University Hospital (Bệnh viện Đại học Quốc gia) khuyên bệnh nhân thời kỳ này nên tăng cường nạp năng lượng từ thực phẩm.
Thời điểm này, bệnh nhân nên tăng cường calo, protein và các dưỡng chất khác từ thực phẩm bằng cách sử dụng dầu không bão hòa (dầu ô liu, dầu cám gạo, bơ thực vật…), sữa, phô mai, sữa đậu nành và trứng.
Trong khi đó, thịt gà, trứng, các loại đậu và đậu lăng được đánh giá khá giàu protein, có tác dụng rút ngắn thời gian phục hồi sau điều trị, chữa lành vết thương, ngăn chặn nhiễm trùng và giảm cân. Tuy nhiên, không nên cố gắng ăn uống bằng mọi cách. Mỗi ngày bệnh nhân bổ sung từ 8.360 đến 10.450 Kcal là phù hợp.
Tránh thực phẩm tươi sống. Bên cạnh việc tăng cường dưỡng chất, bệnh nhân cũng cần tránh phẩm tươi sống. Nguyên nhân là khi thực hiện hóa, xạ trị có thể làm giảm chức năng miễn dịch, khiến cơ thể khó chống chọi với sự tấn công của vi khuẩn từ môi trường bên ngoài.
Tận dụng dạng thực phẩm mềm, dễ nhai, nuốt. Mắc ung thư, bệnh nhân thường có biểu hiện mệt mỏi và chán ăn. Để ăn uống được dễ dàng, bạn nên tận dụng các loại thực phẩm dạng mềm như cháo, súp. Với người mắc ung thư miệng, bị viêm niêm mạc (đau nhức trong miệng) cần lưu ý không nên nêm quá nhiều gia vị vào đồ ăn.
Sử dụng các loại thảo mộc. Ngoài cảm giác mệt mỏi; chán ăn, bệnh nhân ung thư còn đối diện với tình trạng buồn nôn, nôn. Đặc biệt là khi tiếp xúc với thức ăn có mùi mạnh.
Nhằm cải thiện tình hình, bạn nên duy trì nhiệt độ thức ăn tương đương với nhiệt độ phòng; Tận dụng chanh, lá bạc hà để đánh bay mùi khó chịu trong miệng người bệnh. Ngoài ra, dùng chút thảo mộc, gia vị như tỏi, tỏi tây, hạt tiêu, lá húng quế tươi... cũng mang lại tác dụng kích thích vị giác đáng kể.
Chọn đồ dùng được làm từ chất liệu nhựa, gỗ. Với những người khỏe mạnh, chúng ta hiếm khi cảm thấy bất ổn với các đồ dùng phục vụ ăn uống có chất liệu từ kim loại. Tuy nhiên, với người bệnh, họ dễ dàng cảm nhận được điều này. Vì vậy, để người bệnh ăn uống tốt hơn, bạn nên chuẩn bị các đồ dùng bằng gốm, nhựa hoặc gỗ sẽ có tác dụng đáng kể.
Chia thành nhiều bữa nhỏ. Điều này rất quan trọng bởi người bệnh thường có dấu hiệu bải hoải, mệt mỏi và không muốn ăn. Việc chia nhỏ các bữa ăn với các món phù hợp khiến họ không còn cảm thấy áp lực trong ăn uống.
Tránh đồ ăn, thức uống quá nóng, lạnh. Điều này cần đặc biệt lưu ý đối với bệnh nhân có vết loét ở miệng bởi chúng khiến họ cảm thấy đau đớn hơn nhiều. Thay vào đó, bạn nên giữ thực phẩm tương đương với nhiệt độ phòng.