Theo U.S Preventative Services Task Force, ung thư tiền liệt tuyến chủ yếu tấn công ở nam giới cao tuổi. Các công trình nghiên cứu chỉ ra, khoảng 75% bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến trên 85 tuổi. Cân nhắc kỹ trước khi tiến hành sàng lọc. Hiện các bác sĩ thực hiện xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tiền liệt tuyến (PSA) nhằm phát hiện bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này dấy lên lo ngại ảnh hưởng tiêu cực đến những đối tượng khỏe mạnh. Các nghiên cứu xoay quanh chủ đề này cũng mang lại kết quả trái ngược. Chính vì vậy, Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo nam giới nên thảo luận kỹ càng với bác sĩ về ưu, nhược điểm của phương pháp sàng lọc để quyết định thời điểm tiến hành phù hợp.
Phòng hơn trị bệnh. Nhìn chung, bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến có khả năng sống sót sau năm năm khá cao. Tuy nhiên một khi bệnh có dấu hiệu di căn sang các bộ phận khác sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến hiệu quả điều trị.
Điều đặc biệt, khoảng 40% bệnh nhân được chẩn đoán mỗi năm. Khi phát hiện, tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Ở đó, bệnh nhân không nhất thiết phải điều trị bằng phương pháp hóa – xạ trị hay phẫu thuật thường thấy mà đơn giản chỉ là tiến hành theo dõi, kiểm soát sự phát triển của bệnh. Giảm thiểu rủi ro. Một trong những cách hiệu quả để giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến là duy trì chế độ ăn uống phù hợp. Cụ thể, các nhà khoa học chỉ ra người thường xuyên ăn chay ít có nguy cơ mắc bệnh hơn nhiều. Đặc biệt, hấp thụ vitamin D, lycopene – dưỡng chất có nhiều trong cà chua có tác dụng ngừa bệnh cực nhạy.
Nguy cơ từ chế độ ăn uống không lành mạnh. Các nhà khoa học chỉ ra, ăn nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, đồ rán, thực phẩm chế biến sẵn, mỡ động vật bão hòa và một chế độ ăn nhiều sữa khiến tốc độ phát triển bệnh diễn ra nhanh hơn. Cũng giống như các bệnh nghiêm trọng khác, béo phì cũng là một yếu tố gây tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.
Bên cạnh đó, tập thể dục cũng góp phần quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe, tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh.
Theo U.S Preventative Services Task Force, ung thư tiền liệt tuyến chủ yếu tấn công ở nam giới cao tuổi. Các công trình nghiên cứu chỉ ra, khoảng 75% bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến trên 85 tuổi.
Cân nhắc kỹ trước khi tiến hành sàng lọc. Hiện các bác sĩ thực hiện xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tiền liệt tuyến (PSA) nhằm phát hiện bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này dấy lên lo ngại ảnh hưởng tiêu cực đến những đối tượng khỏe mạnh.
Các nghiên cứu xoay quanh chủ đề này cũng mang lại kết quả trái ngược. Chính vì vậy, Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo nam giới nên thảo luận kỹ càng với bác sĩ về ưu, nhược điểm của phương pháp sàng lọc để quyết định thời điểm tiến hành phù hợp.
Phòng hơn trị bệnh. Nhìn chung, bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến có khả năng sống sót sau năm năm khá cao. Tuy nhiên một khi bệnh có dấu hiệu di căn sang các bộ phận khác sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến hiệu quả điều trị.
Điều đặc biệt, khoảng 40% bệnh nhân được chẩn đoán mỗi năm. Khi phát hiện, tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Ở đó, bệnh nhân không nhất thiết phải điều trị bằng phương pháp hóa – xạ trị hay phẫu thuật thường thấy mà đơn giản chỉ là tiến hành theo dõi, kiểm soát sự phát triển của bệnh.
Giảm thiểu rủi ro. Một trong những cách hiệu quả để giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến là duy trì chế độ ăn uống phù hợp. Cụ thể, các nhà khoa học chỉ ra người thường xuyên ăn chay ít có nguy cơ mắc bệnh hơn nhiều. Đặc biệt, hấp thụ vitamin D, lycopene – dưỡng chất có nhiều trong cà chua có tác dụng ngừa bệnh cực nhạy.
Nguy cơ từ chế độ ăn uống không lành mạnh. Các nhà khoa học chỉ ra, ăn nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, đồ rán, thực phẩm chế biến sẵn, mỡ động vật bão hòa và một chế độ ăn nhiều sữa khiến tốc độ phát triển bệnh diễn ra nhanh hơn. Cũng giống như các bệnh nghiêm trọng khác, béo phì cũng là một yếu tố gây tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.
Bên cạnh đó, tập thể dục cũng góp phần quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe, tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh.