Phát hiện bộ xương ung thư phổi 4.500 năm. Bộ xương được phát hiện ngày 3/12 tại Siberia. Các nhà khoa học ước tính, người đàn ông mất cách đây hơn 4.500 tuổi, do ảnh hưởng của ung thư phổi hoặc tiền liệt tuyến di căn từ vùng mông lên đầu. Nguyên nhân gây bệnh có thể bắt nguồn từ việc anh ta hít quá nhiều khói độc trong các trận cháy. Trước đây, anh có thể là một thợ săn, thọ chừng 35 – 45 tuổi. Bộ xương ung thư di căn 3.200 tuổi tại Sudan. Được biết, các nhà nghiên cứu từ Đại học Durham và Bảo tàng Anh phát hiện bộ xương trong một ngôi mộ ở Sudan năm 2013. Tuy nhiên phải đến năm 2014, giới khoa học mới tìm ra được nguyên nhân gây nên cái chết của người quá cố. Qua phân tích, các nhà khoa học phát hiện hài cốt có nhiều khối u. Chúng phân bố rộng khắp xương cổ, bả vai, cánh tay, cột sống, xương sườn, xương chậu và xương đùi. Tuổi thọ đương thời của bộ xương dao động khoảng 25 – 35. Rất có thể, khói độc từ các đám cháy rừng, ảnh hưởng bởi đột biến gen hoặc các bệnh truyền nhiễm như bệnh sán máng là nguyên nhân gây ung thư ở chàng trai. Xác ướp công chúa Siberia 2.500 tuổi. Vào tháng 10 năm 2014, sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện xác ướp bí ẩn của công chúa Ukok (25 tuổi) từng mắc ung thư vú, nhiễm trùng tủy xương khi còn sống.
Về phát hiện này, giáo sư sinh lý học Andrey Letyagin đến từ Viện Hàn lâm khoa học Nga cho biết: “Hình ảnh thu được ở tuyến vú chỉ ra công chúa Ukok xuất hiện một khối u nguyên phát ở ngực phải. Khối u có dấu hiệu di căn…”
Nghiên cứu thêm về xác ướp 2.500 tuổi, giới nhà khoa học tin rằng Ukok từng được tôn vinh như vị sứ giả có khả năng giao tiếp với đấng tổ tiên, các vị thần góp phần duy trì cuộc sống bình yên của người dân.Thi thể công chúa Ukok, nằm trong lớp băng vĩnh cửu cho tới khi Natalia Polosmak, một chuyên gia người Nga khai quật vào năm 1993. Đây là "một trong những phát hiện khảo cổ ý nghĩa nhất với nhân loại cuối thế kỷ XX". Phát hiện tạo ra bước nhảy vọt, giúp các nhà khảo cổ nghiên cứu sâu hơn về tộc người Pazyryk sống ở thời điểm trước Công nguyên.
Phát hiện bộ xương ung thư phổi 4.500 năm. Bộ xương được phát hiện ngày 3/12 tại Siberia. Các nhà khoa học ước tính, người đàn ông mất cách đây hơn 4.500 tuổi, do ảnh hưởng của ung thư phổi hoặc tiền liệt tuyến di căn từ vùng mông lên đầu.
Nguyên nhân gây bệnh có thể bắt nguồn từ việc anh ta hít quá nhiều khói độc trong các trận cháy. Trước đây, anh có thể là một thợ săn, thọ chừng 35 – 45 tuổi.
Bộ xương ung thư di căn 3.200 tuổi tại Sudan. Được biết, các nhà nghiên cứu từ Đại học Durham và Bảo tàng Anh phát hiện bộ xương trong một ngôi mộ ở Sudan năm 2013. Tuy nhiên phải đến năm 2014, giới khoa học mới tìm ra được nguyên nhân gây nên cái chết của người quá cố.
Qua phân tích, các nhà khoa học phát hiện hài cốt có nhiều khối u. Chúng phân bố rộng khắp xương cổ, bả vai, cánh tay, cột sống, xương sườn, xương chậu và xương đùi. Tuổi thọ đương thời của bộ xương dao động khoảng 25 – 35. Rất có thể, khói độc từ các đám cháy rừng, ảnh hưởng bởi đột biến gen hoặc các bệnh truyền nhiễm như bệnh sán máng là nguyên nhân gây ung thư ở chàng trai.
Xác ướp công chúa Siberia 2.500 tuổi. Vào tháng 10 năm 2014, sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện xác ướp bí ẩn của công chúa Ukok (25 tuổi) từng mắc ung thư vú, nhiễm trùng tủy xương khi còn sống.
Về phát hiện này, giáo sư sinh lý học Andrey Letyagin đến từ Viện Hàn lâm khoa học Nga cho biết: “Hình ảnh thu được ở tuyến vú chỉ ra công chúa Ukok xuất hiện một khối u nguyên phát ở ngực phải. Khối u có dấu hiệu di căn…”
Nghiên cứu thêm về xác ướp 2.500 tuổi, giới nhà khoa học tin rằng Ukok từng được tôn vinh như vị sứ giả có khả năng giao tiếp với đấng tổ tiên, các vị thần góp phần duy trì cuộc sống bình yên của người dân.
Thi thể công chúa Ukok, nằm trong lớp băng vĩnh cửu cho tới khi Natalia Polosmak, một chuyên gia người Nga khai quật vào năm 1993. Đây là "một trong những phát hiện khảo cổ ý nghĩa nhất với nhân loại cuối thế kỷ XX". Phát hiện tạo ra bước nhảy vọt, giúp các nhà khảo cổ nghiên cứu sâu hơn về tộc người Pazyryk sống ở thời điểm trước Công nguyên.