Thông tin chấn động trên cũng được hãng
Reuters (Anh) đưa tin. Theo đó, các nhà khảo cổ học Anh đã tìm thấy bằng chứng hoàn chỉnh nhất chứng tỏ con người từ lâu đã mắc
căn bệnh này. Họ cũng hi vọng phát hiện này sẽ giúp họ lần ra các manh mối về quá trình phát triển của căn bệnh gây tử vong ngày càng cao.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Durham và Bảo tàng Anh phát hiện bộ xương này trong một ngôi mộ ở Sudan năm 2013. Bộ xương được khai quật vốn của một nam nhân có độ tuổi dao động từ 25 đến 35. Bộ xương người quá cố được tìm thấy tại điểm khảo cổ Tây Amara, bắc Sudan; cách sông Nile 750 km về phía hạ lưu.
|
Các nhà khoa học suy đoán bệnh sán máng là nguyên nhân chính gây bệnh ở chàng trai xấu số.
|
Qua phân tích, họ khám phá người này trước đây từng có nhiều khối u và chúng phân bổ rộng khắp cơ thể. Tiếp tục nghiên cứu chi tiết hơn bằng phương pháp chụp X quang và sử dụng kính hiển vi điện tử quét, nhóm nghiên cứu còn nhận thấy những hình ảnh rõ ràng của các thương tổn trên xương cổ, bả vai, cánh tay, cột sống, xương sườn, xương chậu và xương đùi.
Michaela Binder, một
nghiên cứu sinh trong nhóm khảo cổ phát biểu: “Hình ảnh thu được giúp chúng tôi hiểu quá trình tiến hóa và phát triển bệnh ở con người. Phân tích cho thấy hình dạng của các vết tích trên xương chỉ có thể bắt nguồn bởi một bệnh ung thư mô mềm”.
Các nhà nghiên cứu cho rằng khói từ các đám cháy rừng, ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền hoặc các bệnh truyền nhiễm như bệnh sán máng là nguyên nhân gây ung thư ở chàng trai. Song
bệnh sán máng có vẻ là phù hợp hơn cả. Căn bệnh từng “hỏi thăm” cư dân Ai Cập cổ đại và Nubia ít nhất khoảng 1500 năm trước Công nguyên. Nó cũng được xác định là nguyên ra ung thư bàng quang và ung thư vú ở nam giới.
Điều đáng chú ý, ung thư vốn được xem là
nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới nhưng nó hoàn toàn vắng bóng trong các hồ sơ bệnh học thời xưa. Chính điều này khiến mọi người suy luận rằng bệnh ung thư chủ yếu bắt nguồn từ lối sống hiện đại.
Khẳng định ung thư không phải căn bệnh hiện đại càng được khẳng định hơn khi Tạp chí Public Library of Science journal PLOS ONE công bố phát hiện di chứng cho thấy những người cổ đại sống ven bờ sông Nile cũng từng mắc căn bệnh ung thư quái ác.
Theo cơ quan nghiên cứu ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2012 có 14 triệu ca ung thư mới được phát hiện trên toàn cầu. Ước tính trong vòng hai mươi năm tới con số này sẽ tăng lên mức là 22 triệu.