Vào tháng 5/1988, một đoàn công tác của tỉnh Phú Khánh (cũ) gồm các nhà báo, nhà quay phim cùng cố nhạc sĩ Xuân An và hai ca sĩ Thanh Thanh, Anh Đào đã có mặt tại các điểm đảo ở Trường Sa giữa cao trào của chiến dịch CQ-88 lịch sử. Đây là thời điểm máu vừa đổ ở vùng biển đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao,
công cuộc bảo vệ chủ quyền đang diễn ra khẩn trương và quyết liệt. Các
chiến sĩ Trường Sa rất cần sự động viên, chia sẻ của của mọi người ở đất
liền. Sự có mặt của hai nữ ca sĩ trẻ ngoài đảo xa sóng gió là một nguồn cổ vũ
vô cùng to lớn về tinh thần đối với các chiến sĩ đang bảo vệ biên
cương. Nhiều buổi biểu diễn của cố nhạc sĩ Xuân An và hai ca sĩ Thanh Thanh,
Anh Đào diễn ra ngay trên mâm pháo, thể hiện tinh thần sẵn sàng chiến
đấu bảo vệ chủ quyền Trường Sa. Tiếng hát làm vơi đi nỗi nhớ quê nhà. Khi anh em chiến sỹ yêu cầu hát về
vùng quê nào, Anh Đào và Thanh Thanh đều hát những bài hát về vùng quê
đó. Các ca sĩ mang theo cả kim chỉ để tranh thủ khâu áo cho anh em, vừa khâu vừa hát để kìm bớt cảm xúc. “Hát bao nhiêu cho chiến sỹ Trường Sa, cũng chưa đủ, chưa xứng với tình cảm các anh dành cho mình”, ca sĩ Anh Đào tâm sự. Ca sĩ Thanh Thanh nổi tiếng với bài hát "Gần lắm Trường Sa" của cố nhạc sĩ
Huỳnh Phước Long. Mỗi lần cô hát đều được lính đảo Trường Sa hoan hô
nhiệt liệt. Vì Thanh Thanh thể hiện bài hát này quá xuất sắc, nhiều lính đảo quả quyết
rằng chính cô là người sáng tác ra nó, nếu không thì cô chẳng thể hát
được hay đến như vậy! Đối với ca sĩ Anh Đào, tình yêu dành cho Trường Sa gắn với một sự hi
sinh to lớn về đời tư. Sau lần ra Trường Sa năm 1988, chồng cô đã yêu
cầu cô chuyển ngành, không đi hát nữa. Anh Đào đã xin chồng cho 3 đêm để
suy nghĩ. Không muốn xa cách khỏi Trường Sa, cô nói rằng mình không thể chuyển
ngành, và cuộc hôn nhân dần dần đi đến hồi kết. Từ đó Anh Đào nuôi con
một mình. Sau này, cô đã quay trở lại Trường Sa vào năm 2002 và 2004. Đối với những bóng hồng của chiến dịch CQ-88 lịch sử, danh hiệu cao quý
nhất mà họ nhận được trong sự nghiệp của mình chính là danh hiệu: Ca sĩ
của Trường Sa.
Vào tháng 5/1988, một đoàn công tác của tỉnh Phú Khánh (cũ) gồm các nhà báo, nhà quay phim cùng cố nhạc sĩ Xuân An và hai ca sĩ Thanh Thanh, Anh Đào đã có mặt tại các điểm đảo ở Trường Sa giữa cao trào của chiến dịch CQ-88 lịch sử.
Đây là thời điểm máu vừa đổ ở vùng biển đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao,
công cuộc bảo vệ chủ quyền đang diễn ra khẩn trương và quyết liệt. Các
chiến sĩ Trường Sa rất cần sự động viên, chia sẻ của của mọi người ở đất
liền.
Sự có mặt của hai nữ ca sĩ trẻ ngoài đảo xa sóng gió là một nguồn cổ vũ
vô cùng to lớn về tinh thần đối với các chiến sĩ đang bảo vệ biên
cương.
Nhiều buổi biểu diễn của cố nhạc sĩ Xuân An và hai ca sĩ Thanh Thanh,
Anh Đào diễn ra ngay trên mâm pháo, thể hiện tinh thần sẵn sàng chiến
đấu bảo vệ chủ quyền Trường Sa.
Tiếng hát làm vơi đi nỗi nhớ quê nhà. Khi anh em chiến sỹ yêu cầu hát về
vùng quê nào, Anh Đào và Thanh Thanh đều hát những bài hát về vùng quê
đó.
Các ca sĩ mang theo cả kim chỉ để tranh thủ khâu áo cho anh em, vừa khâu vừa hát để kìm bớt cảm xúc.
“Hát bao nhiêu cho chiến sỹ Trường Sa, cũng chưa đủ, chưa xứng với tình cảm các anh dành cho mình”, ca sĩ Anh Đào tâm sự.
Ca sĩ Thanh Thanh nổi tiếng với bài hát "Gần lắm Trường Sa" của cố nhạc sĩ
Huỳnh Phước Long. Mỗi lần cô hát đều được lính đảo Trường Sa hoan hô
nhiệt liệt.
Vì Thanh Thanh thể hiện bài hát này quá xuất sắc, nhiều lính đảo quả quyết
rằng chính cô là người sáng tác ra nó, nếu không thì cô chẳng thể hát
được hay đến như vậy!
Đối với ca sĩ Anh Đào, tình yêu dành cho Trường Sa gắn với một sự hi
sinh to lớn về đời tư. Sau lần ra Trường Sa năm 1988, chồng cô đã yêu
cầu cô chuyển ngành, không đi hát nữa. Anh Đào đã xin chồng cho 3 đêm để
suy nghĩ.
Không muốn xa cách khỏi Trường Sa, cô nói rằng mình không thể chuyển
ngành, và cuộc hôn nhân dần dần đi đến hồi kết. Từ đó Anh Đào nuôi con
một mình. Sau này, cô đã quay trở lại Trường Sa vào năm 2002 và 2004.
Đối với những bóng hồng của chiến dịch CQ-88 lịch sử, danh hiệu cao quý
nhất mà họ nhận được trong sự nghiệp của mình chính là danh hiệu: Ca sĩ
của Trường Sa.