Từ năm 980 đến năm 1077, nhà Tống có tới 3 lần mang quân sang xâm lược nước ta, nhưng cuối cùng đều bị đánh cho tan tác. Trong đó, theo chính sử nhà Tống ghi lại, để phục vụ âm mưu xâm lược Đại Việt vào năm 1075-1077, vua Tống bỏ ra tới 5,19 triệu lượng vàng cho cuộc chiến.
Năm 1075, nhà Tống rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Để cứu vãn tình hình, vua Tống và tể tướng Vương An Thạch đưa ra kế sách hèn hạ: Xâm lược Đại Việt để giải quyết khủng hoảng trong nước.
Tháng 10/1076, Quách Quỳ làm thống soái, chỉ huy khoảng 100.000 quân chiến đấu và 200.000 quân tải lương chia thành hai cánh thủy và bộ binh hợp thành gọng kìm xâm lược Đại Việt.
Quân đội nhà Lý, dưới sự chỉ huy của thái úy Lý Thường Kiệt, đã đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của quân Tống, buộc kẻ địch phải chạy thoát thân về nước.
Đánh giá đúng từng hình của giặc, Lý Thường Kiệt cho xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt (Sông Cầu) và đánh bại kẻ địch tại đây vào đầu năm 1077.
Ngoài việc mở nhiều đợt công kích đánh vào trại địch, Lý Thường Kiệt cho người vào đền thờ Trương Hống, Trương Hát ở phía Nam bờ sông Như Nguyệt, giả làm thần đọc vang bài thơ Nam quốc sơn hà. Tinh thần chiến đấu của quân ta lên cao, còn kẻ thù khiếp sợ. Khi thời cơ đến, ông cho quân vượt qua sông đánh thẳng vào trại giặc, tiêu diệt hơn một nửa quân xâm lược.
Biết tin nhà Tống chuẩn bị kéo sang xâm lược nước ta vào năm 1075, Lý Thường Kiệt nhận định : “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra phá thế mạnh của giặc”. Với tư tưởng lấy tấn công làm phòng thủ, ông đem quân đánh thẳng vào các châu Khâu, Liêm, Ung, làm phá sản kế hoạch tấn công Đại Việt của quân Tống.
Cuộc kháng chiến chống Tống 1075-1077 diễn ra dưới thời trị vì của vua Lý Nhân Tông do Nguyên phi Ỷ Lan giữ vai trò nhiếp chính. Lý Nhân Tông là vị vua thứ tư của triều Lý. Ông trị vì đất nước tới 55 năm (1072-1128), trở thành vị vua trị vì lâu nhất trong sử Việt.
Từ năm 980 đến năm 1077, nhà Tống có tới 3 lần mang quân sang xâm lược nước ta, nhưng cuối cùng đều bị đánh cho tan tác. Trong đó, theo chính sử nhà Tống ghi lại, để phục vụ âm mưu xâm lược Đại Việt vào năm 1075-1077, vua Tống bỏ ra tới 5,19 triệu lượng vàng cho cuộc chiến.
Năm 1075, nhà Tống rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Để cứu vãn tình hình, vua Tống và tể tướng Vương An Thạch đưa ra kế sách hèn hạ: Xâm lược Đại Việt để giải quyết khủng hoảng trong nước.
Tháng 10/1076, Quách Quỳ làm thống soái, chỉ huy khoảng 100.000 quân chiến đấu và 200.000 quân tải lương chia thành hai cánh thủy và bộ binh hợp thành gọng kìm xâm lược Đại Việt.
Quân đội nhà Lý, dưới sự chỉ huy của thái úy Lý Thường Kiệt, đã đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của quân Tống, buộc kẻ địch phải chạy thoát thân về nước.
Đánh giá đúng từng hình của giặc, Lý Thường Kiệt cho xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt (Sông Cầu) và đánh bại kẻ địch tại đây vào đầu năm 1077.
Ngoài việc mở nhiều đợt công kích đánh vào trại địch, Lý Thường Kiệt cho người vào đền thờ Trương Hống, Trương Hát ở phía Nam bờ sông Như Nguyệt, giả làm thần đọc vang bài thơ Nam quốc sơn hà. Tinh thần chiến đấu của quân ta lên cao, còn kẻ thù khiếp sợ. Khi thời cơ đến, ông cho quân vượt qua sông đánh thẳng vào trại giặc, tiêu diệt hơn một nửa quân xâm lược.
Biết tin nhà Tống chuẩn bị kéo sang xâm lược nước ta vào năm 1075, Lý Thường Kiệt nhận định : “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra phá thế mạnh của giặc”. Với tư tưởng lấy tấn công làm phòng thủ, ông đem quân đánh thẳng vào các châu Khâu, Liêm, Ung, làm phá sản kế hoạch tấn công Đại Việt của quân Tống.
Cuộc kháng chiến chống Tống 1075-1077 diễn ra dưới thời trị vì của vua Lý Nhân Tông do Nguyên phi Ỷ Lan giữ vai trò nhiếp chính. Lý Nhân Tông là vị vua thứ tư của triều Lý. Ông trị vì đất nước tới 55 năm (1072-1128), trở thành vị vua trị vì lâu nhất trong sử Việt.