Theo sách “Nhà Tây Sơn”, Lê Chiêu Thống là vua cuối cùng của nhà Hậu Lê. Cuộc đời làm vua của Lê Chiêu Thống bị hậu thế chê cười với những cụm từ chế nhạo như “cõng rắn cắn gà nhà” hay “rước voi về dày mả tổ” do ông ta đích thân dẫn đường cho quân quân Thanh sang xâm lược nước ta.Theo sách "Hoàng Lê nhất thống chí", cuối năm 1788, Lê Chiêu Thống sau thời gian lưu vong tại Trung Quốc đã dẫn đường cho 290.000 quân Thanh sang xâm lược nước ta.Theo sách "Việt Nam sử lược", đội quân xâm lược đông đảo của nhà Thanh do viên Tổng đốc Lưỡng Quảng là Tôn Sĩ Nghị làm tổng chỉ huy. Theo sau là những viên tướng như Sầm Nghi Đống, Hứa Thế Hanh.Đó là câu nói nổi tiếng của danh sĩ Ngô Thì Nhậm, vị quân sư lẫy lừng của nhà Tây Sơn. Theo sách "Nhà Tây Sơn", nắm rõ tình hình địch, ông từng nói một câu bất hủ "cho địch ngủ trọ một đêm rồi ta đuổi nó đi". Quả nhiên sau đó, đoàn quân Thanh xâm lược bị vua Quang Trung đánh cho bỏ chạy tan tác.Theo sách "Lịch sử Việt Nam cổ trung đại", khi quân Thanh đại bại, Lê Chiêu Thống cùng gia quyến và các bề tôi trung thành lại chạy theo sang Trung Quốc, hy vọng cầu viện nhà Thanh một lần nữa. Nhưng lúc này, tình hình đã khác. Nơi đất khách quê người, ông vua bán nước bị đối xử tệ bạc, uất hận, chết nơi đất khách quê người.Lê Chiêu Thống qua đời năm 28 tuổi. Sau khi vua Gia Long (Nguyễn Ánh) lên ngôi, nhà Thanh cho Lê Quýnh cùng các quan tòng vong được đưa di hài Lê Chiêu Thống về táng ở quê nhà và cho các bề tôi trốn theo được về nước. Khi di hài vua Lê được đưa về đến Thăng Long, các quan thay hài cốt sang chiếc tiểu khác rồi táng ở lăng Bàn Thạch (Thọ Xuân - Thanh Hóa).
Theo sách “Nhà Tây Sơn”, Lê Chiêu Thống là vua cuối cùng của nhà Hậu Lê. Cuộc đời làm vua của Lê Chiêu Thống bị hậu thế chê cười với những cụm từ chế nhạo như “cõng rắn cắn gà nhà” hay “rước voi về dày mả tổ” do ông ta đích thân dẫn đường cho quân quân Thanh sang xâm lược nước ta.
Theo sách "Hoàng Lê nhất thống chí", cuối năm 1788, Lê Chiêu Thống sau thời gian lưu vong tại Trung Quốc đã dẫn đường cho 290.000 quân Thanh sang xâm lược nước ta.
Theo sách "Việt Nam sử lược", đội quân xâm lược đông đảo của nhà Thanh do viên Tổng đốc Lưỡng Quảng là Tôn Sĩ Nghị làm tổng chỉ huy. Theo sau là những viên tướng như Sầm Nghi Đống, Hứa Thế Hanh.
Đó là câu nói nổi tiếng của danh sĩ Ngô Thì Nhậm, vị quân sư lẫy lừng của nhà Tây Sơn. Theo sách "Nhà Tây Sơn", nắm rõ tình hình địch, ông từng nói một câu bất hủ "cho địch ngủ trọ một đêm rồi ta đuổi nó đi". Quả nhiên sau đó, đoàn quân Thanh xâm lược bị vua Quang Trung đánh cho bỏ chạy tan tác.
Theo sách "Lịch sử Việt Nam cổ trung đại", khi quân Thanh đại bại, Lê Chiêu Thống cùng gia quyến và các bề tôi trung thành lại chạy theo sang Trung Quốc, hy vọng cầu viện nhà Thanh một lần nữa. Nhưng lúc này, tình hình đã khác. Nơi đất khách quê người, ông vua bán nước bị đối xử tệ bạc, uất hận, chết nơi đất khách quê người.
Lê Chiêu Thống qua đời năm 28 tuổi. Sau khi vua Gia Long (Nguyễn Ánh) lên ngôi, nhà Thanh cho Lê Quýnh cùng các quan tòng vong được đưa di hài Lê Chiêu Thống về táng ở quê nhà và cho các bề tôi trốn theo được về nước. Khi di hài vua Lê được đưa về đến Thăng Long, các quan thay hài cốt sang chiếc tiểu khác rồi táng ở lăng Bàn Thạch (Thọ Xuân - Thanh Hóa).