Theo Cổng thông tin thành phố, Hà Nội có biệt danh “thành phố sông hồ” hay “thành phố trong sông”. Các con sông lớn, nhỏ đã chảy hàng nghìn năm, đem phù sa bồi đắp nên vùng châu thổ phì nhiêu cho thủ đô.Theo số liệu của UBND thành phố Hà Nội, hiện nay, thành phố này có 7 sông chảy qua địa phận, gồm sông Hồng, sông Đuống, sông Đà, sông Nhuệ, sông Cầu, sông Đáy, sông Cà Lồ. Ngoài ra, 3 sông Tô Lịch, Kim Ngưu, sông Tích chảy trong nội thành. Sông Lục Nam không chảy qua Hà Nội, chỉ chảy qua 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.Theo sách "Hồ Tây chí", Hồ Tây có từ thời Hùng Vương. Các tài liệu khảo cổ học hiện nay đã chứng minh rằng Hồ Tây chính là một đoạn của sông Hồng xưa ngưng đọng lại sau khi sông đổi dòng chảy.Hồ Tây trước đây còn có các tên gọi khác như Đầm Xác Cáo, Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ. Theo sách "100 kỳ quan thiên nhiên Việt Nam", Hồ Tây là hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội, diện tích hơn 500 ha, chu vi 14,8 km.Theo sách "Hồ Tây chí", Hồ Trúc Bạch chính là một phần của Hồ Tây, được tạo thành khi nhân dân đắp con đê ngăn góc đông nam Hồ Tây để nuôi cá. Do ở phía nam hồ có làng Trúc Yên làm mành, nhà nào cũng trồng trúc, nên mới có tên gọi là Hồ Trúc Bạch.Kim Ngưu trong tiến Hán có nghĩa là trâu vàng. Theo “Tô Lịch, như tôi hiểu” của GS Trần Quốc Vượng, sông Kim Ngưu lấy nước từ Tô Lịch, chảy theo hướng Tây - Đông tới Đội Cấn và lại lấy nước từ Tô Lịch khi tới ô Thụy Chương (Thụy Khê), chảy theo hướng Bắc - Nam (đoạn này còn gọi là sông Ngọc Hà), chảy qua Ngọc Khánh, Giảng Võ, Hào Nam, ô Chợ Dừa, Xã Đàn, Kim Liên, ô Cầu Dền, ô Đông Mác, Yên Sở, rồi hợp lưu trở lại ở Văn Điển.Theo Bản đồ hành chính Việt Nam, sông Tích còn gọi là Tích Giang hay sông Con, là phụ lưu cấp I của sông Bùi, thuộc hệ thống sông Hồng, bắt nguồn từ dãy núi Ba Vì, đổ ra huyện Chương Mỹ (Hà Nội). Sông Tích chảy qua các khu vực có những di tích lịch sử văn hóa đặc biệt như đền thờ Phùng Hưng, thành cổ Sơn Tây, làng cổ Đường Lâm, quán thờ Lê Ngân, Đỗ Bí, Lý Triện ở xã Tốt Động, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.Theo Cổng thông tin thành phố Hà Nội, sông Hồng chảy qua thành phố Hà Nội với lý trình dài nhất, lên tới 163 km. Hà Nội thay đổi trong 30 năm nhìn từ Google Maps Nhiều mảng xanh của Hà Nội được thay bằng màu đỏ, phản ánh tốc độ đô thị hoá mạnh mẽ.
Theo Cổng thông tin thành phố, Hà Nội có biệt danh “thành phố sông hồ” hay “thành phố trong sông”. Các con sông lớn, nhỏ đã chảy hàng nghìn năm, đem phù sa bồi đắp nên vùng châu thổ phì nhiêu cho thủ đô.
Theo số liệu của UBND thành phố Hà Nội, hiện nay, thành phố này có 7 sông chảy qua địa phận, gồm sông Hồng, sông Đuống, sông Đà, sông Nhuệ, sông Cầu, sông Đáy, sông Cà Lồ. Ngoài ra, 3 sông Tô Lịch, Kim Ngưu, sông Tích chảy trong nội thành. Sông Lục Nam không chảy qua Hà Nội, chỉ chảy qua 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.
Theo sách "Hồ Tây chí", Hồ Tây có từ thời Hùng Vương. Các tài liệu khảo cổ học hiện nay đã chứng minh rằng Hồ Tây chính là một đoạn của sông Hồng xưa ngưng đọng lại sau khi sông đổi dòng chảy.
Hồ Tây trước đây còn có các tên gọi khác như Đầm Xác Cáo, Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ. Theo sách "100 kỳ quan thiên nhiên Việt Nam", Hồ Tây là hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội, diện tích hơn 500 ha, chu vi 14,8 km.
Theo sách "Hồ Tây chí", Hồ Trúc Bạch chính là một phần của Hồ Tây, được tạo thành khi nhân dân đắp con đê ngăn góc đông nam Hồ Tây để nuôi cá. Do ở phía nam hồ có làng Trúc Yên làm mành, nhà nào cũng trồng trúc, nên mới có tên gọi là Hồ Trúc Bạch.
Kim Ngưu trong tiến Hán có nghĩa là trâu vàng. Theo “Tô Lịch, như tôi hiểu” của GS Trần Quốc Vượng, sông Kim Ngưu lấy nước từ Tô Lịch, chảy theo hướng Tây - Đông tới Đội Cấn và lại lấy nước từ Tô Lịch khi tới ô Thụy Chương (Thụy Khê), chảy theo hướng Bắc - Nam (đoạn này còn gọi là sông Ngọc Hà), chảy qua Ngọc Khánh, Giảng Võ, Hào Nam, ô Chợ Dừa, Xã Đàn, Kim Liên, ô Cầu Dền, ô Đông Mác, Yên Sở, rồi hợp lưu trở lại ở Văn Điển.
Theo Bản đồ hành chính Việt Nam, sông Tích còn gọi là Tích Giang hay sông Con, là phụ lưu cấp I của sông Bùi, thuộc hệ thống sông Hồng, bắt nguồn từ dãy núi Ba Vì, đổ ra huyện Chương Mỹ (Hà Nội). Sông Tích chảy qua các khu vực có những di tích lịch sử văn hóa đặc biệt như đền thờ Phùng Hưng, thành cổ Sơn Tây, làng cổ Đường Lâm, quán thờ Lê Ngân, Đỗ Bí, Lý Triện ở xã Tốt Động, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Theo Cổng thông tin thành phố Hà Nội, sông Hồng chảy qua thành phố Hà Nội với lý trình dài nhất, lên tới 163 km.
Hà Nội thay đổi trong 30 năm nhìn từ Google Maps Nhiều mảng xanh của Hà Nội được thay bằng màu đỏ, phản ánh tốc độ đô thị hoá mạnh mẽ.