1. Chảy qua khu vực trung tâm của thành phố Huế, sông Hương là danh thắng mang tính biểu tượng cho Cố đô Huế xưa. Sông dài 33 km, bắt đầu từ ngã ba Bằng Lăng chảy về cửa Thuận An. Tại ngã ba Bằng Lăng, sông Hương được hợp thành từ sông Tả Trạch và Hữu Trạch, đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn.Sông Hương có vai trò đặc biệt quan trọng về mặt phòng thủ, giao thông, thương mại và thủy lợi của Cố đô Huế. Đây cũng là một dòng sông thiêng về phong thủy. Ở đoạn chảy qua Kinh thành, giữa lòng sông có Cồn Dã Viên và Cồn Hến, được ví như "Tả thanh long" và "Hữu bạch hổ", những linh vật trấn thành theo quan niệm xưa.Sự hiện diện của sông Hương đem lại cho xứ Huế những cảnh quan tuyệt vời. Nhiều công trình lịch sử nổi tiếng của Huế gắn với hính ảnh dòng sông Hương. Công trình nổi bật là chùa Thiên Mụ, nằm trên đồi Hà Khê, phía tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố khoảng 5 km.Với vẻ đẹp thơ mộng, sông Hương đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật bất hủ qua nhiều thế hệ văn nghệ sĩ. Khi Cố đô Huê trở thành Di sản thế giới, sông Hương cũng trở thành dòng sông di sản, đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của ngành du lịch xứ Huế.2. Chảy từ mặt Tây sang mặt Đông của Kinh thành Huế, sông Ngự Hà hay sông Vua là dòng sông có vị trí đặc biệt của Cố đô Huế. Sông được đào theo một nhánh cũ của sông Hương chảy từ chợ Kim Long đến Bao Vinh để phục vụ cho việc giao thông, vận tải ra vào Kinh thành Huế bằng đường thủy.Sông có chiều dài 3.700 m, rộng 44-85 m, chia Kinh thành Huế ra thành hai phần Nam và Bắc. Bờ Bắc sông nay là các phường Tây Lộc, một phần Thuận Lộc. Bờ Nam là Hoàng thành và các phường Thuận Hòa, Thuận Thành cùng phần còn lại của phường Thuận Lộc.Trên sông Ngự Hà có nhiều cầu cống cổ xưa, gồm: Cống Thủy Quan, cống Tây Thành Thủy Quan, cầu Vĩnh Lợi, cầu Bình, cầu Khánh Ninh, cầu Son, cầu Ngự Hà, cống Đông Thành Thủy Quan, cầu Hàm Tế. Đây là một phần trong trong quần thể di sản kiến trúc đặc sắc của Cố đô Huế.Được tạo nên bởi bàn tay con người, sông Ngự Hà góp phần tạo nên vẻ đẹp tự nhiên cho tổng thể cảnh quan kiến trúc Kinh thành Huế. Tương truyền, vào những chiều hè mát mẻ hay những ngày xuân đẹp trời, sông Ngự Hà là nơi dạo chơi bằng thuyền rồng của các vua nhà Nguyễn xưa...3. Chảy dọc theo mặt Đông của Kinh thành Huế, sông Đông Ba là một dòng sông dài khoảng 3 km, được đào dưới thời vua Gia Long. Sông nối liền hai đoạn sông Hương từ phía cầu Gia Hội đến phố Bao Vinh, có nhiệm vụ phòng hộ phía Đông kinh thành Huế.Nhiều địa danh lịch sử nổi tiếng của Huế gắn liền với tên sông Đông Ba. Đó là là chợ Đông Ba, ban đầu nằm bên bờ sông, năm 1899 thì dời về vị trí hiện nay (ngã ba sông Đông Ba - sông Hương). Sau đó, khu vực chợ cũ trở thành trường Pháp - Việt Đông Ba, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng theo học.Dưới triều Nguyễn, bờ Đông của sông Đông Ba là khu phố Gia Hội, vùng dân cư cổ của kinh thành Huế, từng là chốn đô hội nổi tiếng không kém gì Hội An. Dọc bờ sông ngày nay còn nhiều đình, đền chùa, phủ đệ, từ đường... với lối kiến trúc đậm chất Huế cùng hàng cây cổ thụ tuyệt đẹp.Tô điểm cho cảnh quan đậm nét hoài cổ là những khung cảnh sinh hoạt đời thường mộc mạc bên bờ sông. Có thể nói, giữa cuộc sống hiện đại đầy sự náo nhiệt, bon chen, sông Đông Ba như một dòng sông chảy về từ quá khứ xa xăm, là nơi lưu giữ lại nhịp sống từ tốn, bình thản của Cố đô Huế xưa.4. Nằm ở phía Nam thành phố Huế, sông An Cựu là một dòng sông gắn liền với nhiều địa danh lịch sử của Cố đô Huế. Sông được vua Gia Long cho đào nhằm khơi thông sông Hương với sông Đại Giang, nhập vào phá Hà Trung, thau chua rửa mặn cho cánh đồng Hương Thuỷ của Huế.Sông An Cựu được mệnh danh là dòng sông của những phủ đệ ở Cố đô Huế, do dọc bờ sông là nơi tập trung nhiều phủ đệ của các hoàng thân nhà Nguyễn. Nổi tiếng nhất trong số đó là cung An Định (số 97 đường Phan Đình Phùng), là cung điện riêng của vua Khải Định và sau này là Bảo Đại.Dòng sông này cũng nổi tiếng với hiện tượng “nắng đục, mưa trong” trái ngược với quy luật tự nhiên. Hiện tượng này gắn với một truyền thuyết kỳ bí. Theo đó, việc đào sông làm mở hang động của một con thuồng luồng khổng lồ. Mỗi khi trời nắng, con vật trở nên dữ tợn, vẫy vùng làm đục ngầu cả dòng nước...Trong một thời gian dài, sông An Cựu từng có nguy cơ trở thành sông "chết" do tình trạng ô nhiễm và dòng chảy bị nghẽn do bèo, rác. Nhờ những nỗ lực cải tạo không ngừng nghỉ, đến nay, sông đã trở nên trong xanh và trở thành một điểm du ngoạn bằng thuyền nhiều tiềm năng của Cố đô Huế. Mời quý độc giả xem video: Cố đô Huế nhìn từ trên cao.
1. Chảy qua khu vực trung tâm của thành phố Huế, sông Hương là danh thắng mang tính biểu tượng cho Cố đô Huế xưa. Sông dài 33 km, bắt đầu từ ngã ba Bằng Lăng chảy về cửa Thuận An. Tại ngã ba Bằng Lăng, sông Hương được hợp thành từ sông Tả Trạch và Hữu Trạch, đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn.
Sông Hương có vai trò đặc biệt quan trọng về mặt phòng thủ, giao thông, thương mại và thủy lợi của Cố đô Huế. Đây cũng là một dòng sông thiêng về phong thủy. Ở đoạn chảy qua Kinh thành, giữa lòng sông có Cồn Dã Viên và Cồn Hến, được ví như "Tả thanh long" và "Hữu bạch hổ", những linh vật trấn thành theo quan niệm xưa.
Sự hiện diện của sông Hương đem lại cho xứ Huế những cảnh quan tuyệt vời. Nhiều công trình lịch sử nổi tiếng của Huế gắn với hính ảnh dòng sông Hương. Công trình nổi bật là chùa Thiên Mụ, nằm trên đồi Hà Khê, phía tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố khoảng 5 km.
Với vẻ đẹp thơ mộng, sông Hương đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật bất hủ qua nhiều thế hệ văn nghệ sĩ. Khi Cố đô Huê trở thành Di sản thế giới, sông Hương cũng trở thành dòng sông di sản, đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của ngành du lịch xứ Huế.
2. Chảy từ mặt Tây sang mặt Đông của Kinh thành Huế, sông Ngự Hà hay sông Vua là dòng sông có vị trí đặc biệt của Cố đô Huế. Sông được đào theo một nhánh cũ của sông Hương chảy từ chợ Kim Long đến Bao Vinh để phục vụ cho việc giao thông, vận tải ra vào Kinh thành Huế bằng đường thủy.
Sông có chiều dài 3.700 m, rộng 44-85 m, chia Kinh thành Huế ra thành hai phần Nam và Bắc. Bờ Bắc sông nay là các phường Tây Lộc, một phần Thuận Lộc. Bờ Nam là Hoàng thành và các phường Thuận Hòa, Thuận Thành cùng phần còn lại của phường Thuận Lộc.
Trên sông Ngự Hà có nhiều cầu cống cổ xưa, gồm: Cống Thủy Quan, cống Tây Thành Thủy Quan, cầu Vĩnh Lợi, cầu Bình, cầu Khánh Ninh, cầu Son, cầu Ngự Hà, cống Đông Thành Thủy Quan, cầu Hàm Tế. Đây là một phần trong trong quần thể di sản kiến trúc đặc sắc của Cố đô Huế.
Được tạo nên bởi bàn tay con người, sông Ngự Hà góp phần tạo nên vẻ đẹp tự nhiên cho tổng thể cảnh quan kiến trúc Kinh thành Huế. Tương truyền, vào những chiều hè mát mẻ hay những ngày xuân đẹp trời, sông Ngự Hà là nơi dạo chơi bằng thuyền rồng của các vua nhà Nguyễn xưa...
3. Chảy dọc theo mặt Đông của Kinh thành Huế, sông Đông Ba là một dòng sông dài khoảng 3 km, được đào dưới thời vua Gia Long. Sông nối liền hai đoạn sông Hương từ phía cầu Gia Hội đến phố Bao Vinh, có nhiệm vụ phòng hộ phía Đông kinh thành Huế.
Nhiều địa danh lịch sử nổi tiếng của Huế gắn liền với tên sông Đông Ba. Đó là là chợ Đông Ba, ban đầu nằm bên bờ sông, năm 1899 thì dời về vị trí hiện nay (ngã ba sông Đông Ba - sông Hương). Sau đó, khu vực chợ cũ trở thành trường Pháp - Việt Đông Ba, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng theo học.
Dưới triều Nguyễn, bờ Đông của sông Đông Ba là khu phố Gia Hội, vùng dân cư cổ của kinh thành Huế, từng là chốn đô hội nổi tiếng không kém gì Hội An. Dọc bờ sông ngày nay còn nhiều đình, đền chùa, phủ đệ, từ đường... với lối kiến trúc đậm chất Huế cùng hàng cây cổ thụ tuyệt đẹp.
Tô điểm cho cảnh quan đậm nét hoài cổ là những khung cảnh sinh hoạt đời thường mộc mạc bên bờ sông. Có thể nói, giữa cuộc sống hiện đại đầy sự náo nhiệt, bon chen, sông Đông Ba như một dòng sông chảy về từ quá khứ xa xăm, là nơi lưu giữ lại nhịp sống từ tốn, bình thản của Cố đô Huế xưa.
4. Nằm ở phía Nam thành phố Huế, sông An Cựu là một dòng sông gắn liền với nhiều địa danh lịch sử của Cố đô Huế. Sông được vua Gia Long cho đào nhằm khơi thông sông Hương với sông Đại Giang, nhập vào phá Hà Trung, thau chua rửa mặn cho cánh đồng Hương Thuỷ của Huế.
Sông An Cựu được mệnh danh là dòng sông của những phủ đệ ở Cố đô Huế, do dọc bờ sông là nơi tập trung nhiều phủ đệ của các hoàng thân nhà Nguyễn. Nổi tiếng nhất trong số đó là cung An Định (số 97 đường Phan Đình Phùng), là cung điện riêng của vua Khải Định và sau này là Bảo Đại.
Dòng sông này cũng nổi tiếng với hiện tượng “nắng đục, mưa trong” trái ngược với quy luật tự nhiên. Hiện tượng này gắn với một truyền thuyết kỳ bí. Theo đó, việc đào sông làm mở hang động của một con thuồng luồng khổng lồ. Mỗi khi trời nắng, con vật trở nên dữ tợn, vẫy vùng làm đục ngầu cả dòng nước...
Trong một thời gian dài, sông An Cựu từng có nguy cơ trở thành sông "chết" do tình trạng ô nhiễm và dòng chảy bị nghẽn do bèo, rác. Nhờ những nỗ lực cải tạo không ngừng nghỉ, đến nay, sông đã trở nên trong xanh và trở thành một điểm du ngoạn bằng thuyền nhiều tiềm năng của Cố đô Huế.
Mời quý độc giả xem video: Cố đô Huế nhìn từ trên cao.