Thần Siêu - Nguyễn Văn Siêu (1799-1872) tự là Tống Ban, hiệu Phương Đình sinh ở làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì (nay thuộc phường Đại Kim quận Hoàng Mai, Hà Nội).
Nguyễn Văn Siêu có tư chất thông minh. Mới 7 tuổi, ông đã theo cha học viết chữ, đọc sách 12 tuổi đã tự làm bức hoành phi và đôi câu đối dán ở buồng học.Bức hoàng phi gồm 2 chữ “Lạc Thiên”, nghĩa là vui với đạo đời. Câu đối có nghĩa “Ai xưa nay học đạo không có đường tắt /Nhà tranh vẫn hay có người tài”.Dù vậy, ông không vội đi thi để tìm đường quan lộ, mãi tới năm 26 tuổi mới lều chõng thử sức mình. Ông đậu Á nguyên ở trường thi Hà Nội. Hơn 10 năm, ông đậu Phó bảng. Ảnh Tái hiện trường thi xưa. Quân Đội Nhân Dân.Ông ra làm quan và giữ nhiều chức vụ như Kiểm thảo Viện Hàn lâm, Chủ sự bộ Lễ, Án sát Hà Tĩnh, Án sát Hưng Yên... Năm 1854, ông dâng sớ từ quan về nhà. Từ đó, ông chuyên việc dạy học và viết sách.Đương thời Nguyễn Văn Siêu được đánh giá rất cao. Ông và Cao Bá Quát được coi là hai nhà nho tiêu biểu nhất lúc bấy giờ. Người ta gọi Nguyễn Văn Siêu là "Thần Siêu" gọi Cao Bá Quát là "Thánh Quát" hay Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán.Một trong những công tích lớn nhất của Thần Siêu- Nguyễn Văn Siêu là tu bổ khu đền Ngọc Sơn thành một danh thắng mà đến nay vẫn giữ nguyên giá trị văn hóa, lịch sử.Khoảng 1862-1863, ông hô hào bà con Hà Nội góp công của, tu sửa lại đền. Việc tu sửa kéo dài từ 1865-1866 mới xong. Ngoài việc làm lại ba nếp đền chính, đã cho xây dựng nhiều hạng mục mới, trong đó có Tháp Bút - Đài Nghiên.Tháp Bút có hình một ngòi bút dựng ngược, gồm 5 tầng, cao 28m, nằm trên một ngọn đồi nhân tạo bằng đá (núi Độc Tôn). Thân tháp khắc ba chữ Hán “Tả thanh thiên” (nghĩa là: viết lên trời xanh).Cạnh Tháp Bút, trên mái lớp cổng thứ ba của đền Ngọc Sơn có đặt một Đài Nghiên. Đó là một cái nghiên mực bằng đá có hình nửa trái đào bổ ngang theo chiều dọc.Đài Nghiên cao 0,3m, dài 0,97m và được đội lên bởi ba chú cóc ở phía dưới. Thành Nghiên cũng có khắc một bài minh nói về công dụng của cái nghiên xét về mặt triết học do chính Nguyễn Văn Siêu soạn.Ngoài Tháp Bút - Đài Nghiên, Thần Siêu còn cho xây Cầu Thê Húc nổi tiếng. Tên của cầu có nghĩa là "Nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm" hay "Ngưng tụ hào quang".Đến nay, Tháp Bút - Đài Nghiên, Cầu Thê Húc... trở thành một hình ảnh rất đỗi quen thuộc với người Việt Nam, là một trong những biểu trưng ca ngợi truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam.Nguyễn Văn Siêu mất năm 1872. Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị như: “Phương Đình văn loại”, “Phương Đình thi loại”, “Phương Đình thi văn tập”, “Phương Đình tùy bút lục”, “Phương Đình dư địa chí”…Mời độc giả xem video: Sự trở lại mạnh mẽ của Quang Hải. Nguồn: VTV24.
Thần Siêu - Nguyễn Văn Siêu (1799-1872) tự là Tống Ban, hiệu Phương Đình sinh ở làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì (nay thuộc phường Đại Kim quận Hoàng Mai, Hà Nội).
Nguyễn Văn Siêu có tư chất thông minh. Mới 7 tuổi, ông đã theo cha học viết chữ, đọc sách 12 tuổi đã tự làm bức hoành phi và đôi câu đối dán ở buồng học.
Bức hoàng phi gồm 2 chữ “Lạc Thiên”, nghĩa là vui với đạo đời. Câu đối có nghĩa “Ai xưa nay học đạo không có đường tắt /Nhà tranh vẫn hay có người tài”.
Dù vậy, ông không vội đi thi để tìm đường quan lộ, mãi tới năm 26 tuổi mới lều chõng thử sức mình. Ông đậu Á nguyên ở trường thi Hà Nội. Hơn 10 năm, ông đậu Phó bảng. Ảnh Tái hiện trường thi xưa. Quân Đội Nhân Dân.
Ông ra làm quan và giữ nhiều chức vụ như Kiểm thảo Viện Hàn lâm, Chủ sự bộ Lễ, Án sát Hà Tĩnh, Án sát Hưng Yên... Năm 1854, ông dâng sớ từ quan về nhà. Từ đó, ông chuyên việc dạy học và viết sách.
Đương thời Nguyễn Văn Siêu được đánh giá rất cao. Ông và Cao Bá Quát được coi là hai nhà nho tiêu biểu nhất lúc bấy giờ. Người ta gọi Nguyễn Văn Siêu là "Thần Siêu" gọi Cao Bá Quát là "Thánh Quát" hay Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán.
Một trong những công tích lớn nhất của Thần Siêu- Nguyễn Văn Siêu là tu bổ khu đền Ngọc Sơn thành một danh thắng mà đến nay vẫn giữ nguyên giá trị văn hóa, lịch sử.
Khoảng 1862-1863, ông hô hào bà con Hà Nội góp công của, tu sửa lại đền. Việc tu sửa kéo dài từ 1865-1866 mới xong. Ngoài việc làm lại ba nếp đền chính, đã cho xây dựng nhiều hạng mục mới, trong đó có Tháp Bút - Đài Nghiên.
Tháp Bút có hình một ngòi bút dựng ngược, gồm 5 tầng, cao 28m, nằm trên một ngọn đồi nhân tạo bằng đá (núi Độc Tôn). Thân tháp khắc ba chữ Hán “Tả thanh thiên” (nghĩa là: viết lên trời xanh).
Cạnh Tháp Bút, trên mái lớp cổng thứ ba của đền Ngọc Sơn có đặt một Đài Nghiên. Đó là một cái nghiên mực bằng đá có hình nửa trái đào bổ ngang theo chiều dọc.
Đài Nghiên cao 0,3m, dài 0,97m và được đội lên bởi ba chú cóc ở phía dưới. Thành Nghiên cũng có khắc một bài minh nói về công dụng của cái nghiên xét về mặt triết học do chính Nguyễn Văn Siêu soạn.
Ngoài Tháp Bút - Đài Nghiên, Thần Siêu còn cho xây Cầu Thê Húc nổi tiếng. Tên của cầu có nghĩa là "Nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm" hay "Ngưng tụ hào quang".
Đến nay, Tháp Bút - Đài Nghiên, Cầu Thê Húc... trở thành một hình ảnh rất đỗi quen thuộc với người Việt Nam, là một trong những biểu trưng ca ngợi truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam.
Nguyễn Văn Siêu mất năm 1872. Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị như: “Phương Đình văn loại”, “Phương Đình thi loại”, “Phương Đình thi văn tập”, “Phương Đình tùy bút lục”, “Phương Đình dư địa chí”…