Sách Ký họa về Đông Dương - Nam Kỳ (NXB Văn hóa Văn nghệ TP.HCM ấn hành) là một bộ tranh gồm hàng trăm bức ký họa (màu và đen trắng) có giá trị nghệ thuật đặc sắc, phản ánh trực quan, sinh động về đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa ở Sài Gòn và Nam Kỳ vào đầu thế kỷ XX. Bộ tranh này do Trường vẽ Gia Định (tiền thân Đại học Mỹ thuật TP.HCM), Hiệp hội các nhà trang trí, khắc chữ và in litô ở Gia Định thực hiện. Vào những năm 1930, Nhà xuất bản Phương Đông (Paris) đã cho xuất bản bộ tranh này với tên gọi Monographie Dessinée de L’Indochine - Cochinchine (Ký họa về Đông Dương - Nam Kỳ).Chủ đề trong Ký họa về Đông Dương - Nam Kỳ rất phong phú. Bên cạnh các bức ký họa miêu tả phong cảnh, di tích, hoặc phản ánh đời sống kinh tế (chiếm phần lớn), là những bức ký họa phản ánh những nét rất riêng về phong tục tập quán, đời sống văn hóa - tâm linh, hay nếp sinh hoạt của cư dân Sài Gòn đầu thế kỷ XX. Trong ảnh là bức ký họa phản ánh phong tục cưới hỏi của người Sài Gòn xưa. Chú rể mang hộp đựng lễ vật; phù rể bưng mâm trầu, cau và rượu, trên phủ một chiếc khăn hồng điều.Trong ảnh là bức ký họa cảnh một đám ma. Người con mồ côi mặc chiếc áo vải thô trắng, đeo khăn tang, quỳ trước linh cữu của người đã khuất, trong lúc thầy tụng làm lễ cầu siêu.Còn bức ký họa này lại phản ánh việc khiêng linh cữu trong đám ma.Bức ký họa ngày 30 Tết tại nghĩa trang Tân Sơn Nhất: Lễ tảo mộ cho người thân để đón Tết.Bức ký họa xin chữ đêm Giao thừa, cho thấy tục xin chữ truyền thống vào dịp Tết không chỉ có ở miền Bắc mà còn hiện diện ở miền Nam.Bức ký họa nhóm ba người mặc trang phục truyền thống, phần nào phản ánh văn hóa ăn mặc của con người Sài Gòn xưa. Người đàn ông khăn đóng, áo dài, quần dài và giày; Những người phụ nữ: Khăn trùm, áo dài, quần lụa.Bức ký họa một bữa cơm và các món ăn này cho biết phần nào phong tục ăn uống của người xưa.Nếp sinh hoạt của người lao động Sài Gòn xưa phần nào được phản ánh qua bức ký họa gánh hàng di động bán bì cuốn (món ăn gồm bì lợn và thịt lợn thái nhỏ, cùng rau cuốn bánh tráng chấm nước mắm để ăn).Bức ký họa chợ cá tại Bà Chiểu (thuộc quận Bình Thạnh ngày nay) cho thấy hoạt động bán buôn trao đổi của người Sài Gòn xưa.
Sách Ký họa về Đông Dương - Nam Kỳ (NXB Văn hóa Văn nghệ TP.HCM ấn hành) là một bộ tranh gồm hàng trăm bức ký họa (màu và đen trắng) có giá trị nghệ thuật đặc sắc, phản ánh trực quan, sinh động về đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa ở Sài Gòn và Nam Kỳ vào đầu thế kỷ XX. Bộ tranh này do Trường vẽ Gia Định (tiền thân Đại học Mỹ thuật TP.HCM), Hiệp hội các nhà trang trí, khắc chữ và in litô ở Gia Định thực hiện. Vào những năm 1930, Nhà xuất bản Phương Đông (Paris) đã cho xuất bản bộ tranh này với tên gọi Monographie Dessinée de L’Indochine - Cochinchine (Ký họa về Đông Dương - Nam Kỳ).
Chủ đề trong Ký họa về Đông Dương - Nam Kỳ rất phong phú. Bên cạnh các bức ký họa miêu tả phong cảnh, di tích, hoặc phản ánh đời sống kinh tế (chiếm phần lớn), là những bức ký họa phản ánh những nét rất riêng về phong tục tập quán, đời sống văn hóa - tâm linh, hay nếp sinh hoạt của cư dân Sài Gòn đầu thế kỷ XX. Trong ảnh là bức ký họa phản ánh phong tục cưới hỏi của người Sài Gòn xưa. Chú rể mang hộp đựng lễ vật; phù rể bưng mâm trầu, cau và rượu, trên phủ một chiếc khăn hồng điều.
Trong ảnh là bức ký họa cảnh một đám ma. Người con mồ côi mặc chiếc áo vải thô trắng, đeo khăn tang, quỳ trước linh cữu của người đã khuất, trong lúc thầy tụng làm lễ cầu siêu.
Còn bức ký họa này lại phản ánh việc khiêng linh cữu trong đám ma.
Bức ký họa ngày 30 Tết tại nghĩa trang Tân Sơn Nhất: Lễ tảo mộ cho người thân để đón Tết.
Bức ký họa xin chữ đêm Giao thừa, cho thấy tục xin chữ truyền thống vào dịp Tết không chỉ có ở miền Bắc mà còn hiện diện ở miền Nam.
Bức ký họa nhóm ba người mặc trang phục truyền thống, phần nào phản ánh văn hóa ăn mặc của con người Sài Gòn xưa. Người đàn ông khăn đóng, áo dài, quần dài và giày; Những người phụ nữ: Khăn trùm, áo dài, quần lụa.
Bức ký họa một bữa cơm và các món ăn này cho biết phần nào phong tục ăn uống của người xưa.
Nếp sinh hoạt của người lao động Sài Gòn xưa phần nào được phản ánh qua bức ký họa gánh hàng di động bán bì cuốn (món ăn gồm bì lợn và thịt lợn thái nhỏ, cùng rau cuốn bánh tráng chấm nước mắm để ăn).
Bức ký họa chợ cá tại Bà Chiểu (thuộc quận Bình Thạnh ngày nay) cho thấy hoạt động bán buôn trao đổi của người Sài Gòn xưa.