Hải Phòng là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương, từ lâu được biết đến với cái tên " thành phố hoa phượng đỏ". Theo Cổng TTĐT TP Hải Phòng, hoa phượng đỏ được trồng tại địa phương từ hơn 100 năm trước, sau được trồng đại trà, trở thành biểu tượng. Tháng 5, 6 hàng năm là thời điểm Hải Phòng rực sắc hoa phượng đỏ. Ảnh: Mạnh Thắng.Đồng Tháp được nhiều người biết đến là "đất sen hồng". Tại vùng đất này, hoa sen với nhiều chủng loại từ lâu đã trở thành hình ảnh quen thuộc, được nhắc đến qua câu "Tháp Mười đẹp nhất bông sen...". "Thuần khiết như hồn sen" (As pure as lotus) cũng là slogan quảng bá du lịch của tỉnh. Ảnh: Đồng Tháp Quê Mình.Vùng núi Tây Bắc, đặc biệt là tỉnh Điện Biên nói riêng được mệnh danh là xứ sở hoa ban. Đây là loài hoa gắn với huyền thoại tình yêu thủy chung của nàng Ban xinh đẹp, bung nở khoe sắc tinh khôi mỗi độ xuân về. Điện Biên cũng là địa phương có Lễ hội Hoa ban. Ảnh: Cổng TTĐT Điện Biên.Đầu năm 2021, chính quyền Thừa Thiên - Huế phát động trồng "mai vàng trước ngõ", nhằm đưa tỉnh thành xứ sở mai vàng của cả nước, xây dựng Huế thành thành phố hoàng mai. Mai vàng, hay hoàng mai Huế được trồng từ lâu đời ở đất cố đô, mang đến vẻ đẹp cho cung đình, phủ đệ, cửa chùa, sân nhà người dân... Ảnh: Hoàng Hải.Lạng Sơn được biết đến là xứ sở hoa đào, loài hoa mang tính biểu tượng, điểm tô sắc hồng rực rỡ cho vùng biên cương xứ Lạng lúc trời vào xuân. Đây cũng là tỉnh có Lễ hội Hoa đào xứ Lạng, có nhiều hoạt động xây dựng, khẳng định thương hiệu "thành phố hoa đào". Ảnh: Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Lạng Sơn.Hà Giang có Lễ hội Hoa tam giác mạch, trở thành thương hiệu du lịch của địa phương. Tam giác mạch phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng vùng cao nguyên đá Hà Giang, vốn là loài cây được trồng từ lâu để làm lương thực, gắn bó với đồng bào địa phương, song lại mang vẻ đẹp độc đáo, thu hút du khách. Ảnh: Maivantrang.Đà Lạt (Lâm Đồng) được Chính phủ công nhận là "Thành phố Festival Hoa Việt Nam", qua đó khẳng định, tôn vinh những thế mạnh về ngành hoa và du lịch của địa phương. Được tổ chức định kỳ 2 năm một lần, Festival Hoa Đà Lạt là lễ hội văn hóa - du lịch mang tầm quốc gia và quốc tế, thu hút du khách mọi nơi. Ảnh: Lâm Đồng. Hoa ban bung nở giữa lòng Hà Nội Cuối tháng 2, người dân thủ đô tới hai bên đường đường Bắc Sơn, Hoàng Diệu, Thanh Niên để lưu lại khoảnh khắc nở rộ của hoa ban vốn chỉ có ở Tây Bắc.
Hải Phòng là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương, từ lâu được biết đến với cái tên " thành phố hoa phượng đỏ". Theo Cổng TTĐT TP Hải Phòng, hoa phượng đỏ được trồng tại địa phương từ hơn 100 năm trước, sau được trồng đại trà, trở thành biểu tượng. Tháng 5, 6 hàng năm là thời điểm Hải Phòng rực sắc hoa phượng đỏ. Ảnh: Mạnh Thắng.
Đồng Tháp được nhiều người biết đến là "đất sen hồng". Tại vùng đất này, hoa sen với nhiều chủng loại từ lâu đã trở thành hình ảnh quen thuộc, được nhắc đến qua câu "Tháp Mười đẹp nhất bông sen...". "Thuần khiết như hồn sen" (As pure as lotus) cũng là slogan quảng bá du lịch của tỉnh. Ảnh: Đồng Tháp Quê Mình.
Vùng núi Tây Bắc, đặc biệt là tỉnh Điện Biên nói riêng được mệnh danh là xứ sở hoa ban. Đây là loài hoa gắn với huyền thoại tình yêu thủy chung của nàng Ban xinh đẹp, bung nở khoe sắc tinh khôi mỗi độ xuân về. Điện Biên cũng là địa phương có Lễ hội Hoa ban. Ảnh: Cổng TTĐT Điện Biên.
Đầu năm 2021, chính quyền Thừa Thiên - Huế phát động trồng "mai vàng trước ngõ", nhằm đưa tỉnh thành xứ sở mai vàng của cả nước, xây dựng Huế thành thành phố hoàng mai. Mai vàng, hay hoàng mai Huế được trồng từ lâu đời ở đất cố đô, mang đến vẻ đẹp cho cung đình, phủ đệ, cửa chùa, sân nhà người dân... Ảnh: Hoàng Hải.
Lạng Sơn được biết đến là xứ sở hoa đào, loài hoa mang tính biểu tượng, điểm tô sắc hồng rực rỡ cho vùng biên cương xứ Lạng lúc trời vào xuân. Đây cũng là tỉnh có Lễ hội Hoa đào xứ Lạng, có nhiều hoạt động xây dựng, khẳng định thương hiệu "thành phố hoa đào". Ảnh: Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Lạng Sơn.
Hà Giang có Lễ hội Hoa tam giác mạch, trở thành thương hiệu du lịch của địa phương. Tam giác mạch phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng vùng cao nguyên đá Hà Giang, vốn là loài cây được trồng từ lâu để làm lương thực, gắn bó với đồng bào địa phương, song lại mang vẻ đẹp độc đáo, thu hút du khách. Ảnh: Maivantrang.
Đà Lạt (Lâm Đồng) được Chính phủ công nhận là "Thành phố Festival Hoa Việt Nam", qua đó khẳng định, tôn vinh những thế mạnh về ngành hoa và du lịch của địa phương. Được tổ chức định kỳ 2 năm một lần, Festival Hoa Đà Lạt là lễ hội văn hóa - du lịch mang tầm quốc gia và quốc tế, thu hút du khách mọi nơi. Ảnh: Lâm Đồng.
Hoa ban bung nở giữa lòng Hà Nội Cuối tháng 2, người dân thủ đô tới hai bên đường đường Bắc Sơn, Hoàng Diệu, Thanh Niên để lưu lại khoảnh khắc nở rộ của hoa ban vốn chỉ có ở Tây Bắc.