Mới đây, chính quyền Ấn Độ lần đầu tiên xác nhận việc thi thể nhiều bệnh nhân COVID-19 thả xuống sông Hằng. Theo đó, giới chức trách tiến hành vớt các thi thể từ khắp dòng sông Hằng linh thiêng và tiến hành chôn cất theo nghi lễ thích hợp.Theo ông Manoj Kumar Singh, quan chức cấp cao bang Uttar Pradesh, tình trạng thiếu tiền mua các vật liệu như củi để hỏa táng, tín ngưỡng tôn giáo ở một số cộng đồng và việc các gia đình bỏ rơi nạn nhân COVID-19 là những nguyên nhân dẫn tới tình trạng gia tăng số thi thể bị thả trôi trên sông Hằng.Để xử lý vấn đề này, chính quyền bang Uttar Pradesh sẽ cấp số tiền 5.000 rupee (68 USD) cho mỗi gia đình nghèo để hỏa táng hoặc chôn cất các thi thể. Song song với đó, cảnh sát thực hiện tuần tra khu vực sông Hằng để ngăn những vụ thả thi thể xuống sông.Trước sự việc này, nhiều người nghĩ đến hình ảnh con sông Hằng linh thiêng với nước trong vắt đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân Ấn Độ vào hàng trăm năm trước.Trong tiếng Phạn, sông Hằng là Gan-ga. Theo truyền thuyết, Gan-ga là con gái của thần núi Hymalaya. Theo tín ngưỡng của người Hindu, sông Hằng là dòng sông vô cùng linh thiêng, rửa sạch tội lỗi loài người. Nếu mọi người tắm trên dòng sông Hằng thì sẽ gột rửa mọi tội lỗi.Chính vì vậy, từ hàng trăm năm trước, người dân Ấn Ðộ theo đạo Hindu thường hành hương đến sông Hằng để được ngâm mình vào làn nước của dòng sông linh thiêng này.Đặc biệt, người dân còn lấy nước từ sông Hằng để uống. Việc làm này được xem là điềm may mắn cũng như gột rửa mọi tội lỗi.Chính vì vậy, người Ấn Độ xây nhiều bậc thang lớn, lắp lưới cố định hoặc lan can ở bờ sông Hằng để mọi người có thể cúi xuống lấy nước để uống. Nhiều người dân Ấn Độ còn mang theo bình để đựng nước sông Hằng về nhà.Tuy nhiên, những thập kỷ gần đây, sông Hằng bị ô nhiễm bởi rác thải, nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Các nhà khoa học tiến hành kiểm tra mẫu nước và phát hiện có lượng lớn vi khuẩn kháng kháng sinh. Theo đó, nếu uống nước từ sông Hằng, người dân có nguy cơ mắc nhiều bệnh tật nguy hiểm.Bất chấp cảnh báo của giới chuyên gia, nhiều người dân không lo lắng về sự ô nhiễm của nguồn nước sông Hằng nên vẫn lấy nước từ dòng sông này để sử dụng. Mời độc giả xem video: Người dân New Delhi, Ấn Độ thất vọng vì là thủ đô ô nhiễm nhất thế giới. Nguồn: VTV24.
Mới đây, chính quyền Ấn Độ lần đầu tiên xác nhận việc thi thể nhiều bệnh nhân COVID-19 thả xuống sông Hằng. Theo đó, giới chức trách tiến hành vớt các thi thể từ khắp dòng sông Hằng linh thiêng và tiến hành chôn cất theo nghi lễ thích hợp.
Theo ông Manoj Kumar Singh, quan chức cấp cao bang Uttar Pradesh, tình trạng thiếu tiền mua các vật liệu như củi để hỏa táng, tín ngưỡng tôn giáo ở một số cộng đồng và việc các gia đình bỏ rơi nạn nhân COVID-19 là những nguyên nhân dẫn tới tình trạng gia tăng số thi thể bị thả trôi trên sông Hằng.
Để xử lý vấn đề này, chính quyền bang Uttar Pradesh sẽ cấp số tiền 5.000 rupee (68 USD) cho mỗi gia đình nghèo để hỏa táng hoặc chôn cất các thi thể. Song song với đó, cảnh sát thực hiện tuần tra khu vực sông Hằng để ngăn những vụ thả thi thể xuống sông.
Trước sự việc này, nhiều người nghĩ đến hình ảnh con sông Hằng linh thiêng với nước trong vắt đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân Ấn Độ vào hàng trăm năm trước.
Trong tiếng Phạn, sông Hằng là Gan-ga. Theo truyền thuyết, Gan-ga là con gái của thần núi Hymalaya. Theo tín ngưỡng của người Hindu, sông Hằng là dòng sông vô cùng linh thiêng, rửa sạch tội lỗi loài người. Nếu mọi người tắm trên dòng sông Hằng thì sẽ gột rửa mọi tội lỗi.
Chính vì vậy, từ hàng trăm năm trước, người dân Ấn Ðộ theo đạo Hindu thường hành hương đến sông Hằng để được ngâm mình vào làn nước của dòng sông linh thiêng này.
Đặc biệt, người dân còn lấy nước từ sông Hằng để uống. Việc làm này được xem là điềm may mắn cũng như gột rửa mọi tội lỗi.
Chính vì vậy, người Ấn Độ xây nhiều bậc thang lớn, lắp lưới cố định hoặc lan can ở bờ sông Hằng để mọi người có thể cúi xuống lấy nước để uống. Nhiều người dân Ấn Độ còn mang theo bình để đựng nước sông Hằng về nhà.
Tuy nhiên, những thập kỷ gần đây, sông Hằng bị ô nhiễm bởi rác thải, nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Các nhà khoa học tiến hành kiểm tra mẫu nước và phát hiện có lượng lớn vi khuẩn kháng kháng sinh. Theo đó, nếu uống nước từ sông Hằng, người dân có nguy cơ mắc nhiều bệnh tật nguy hiểm.
Bất chấp cảnh báo của giới chuyên gia, nhiều người dân không lo lắng về sự ô nhiễm của nguồn nước sông Hằng nên vẫn lấy nước từ dòng sông này để sử dụng.
Mời độc giả xem video: Người dân New Delhi, Ấn Độ thất vọng vì là thủ đô ô nhiễm nhất thế giới. Nguồn: VTV24.