Các đoàn văn công thường xuyên đi biểu diễn ở nhà máy, công trường, nông thôn đem lại niềm vui cho mọi người. Hình ảnh trích từ sách ảnh " Chiến tranh giải phóng Việt Nam" của phóng viên chiến trường Nhật Bản Ishikawa Bunyo, được scan và đăng tải trên diễn đàn TTVN.Mít tinh của thanh niên Hà Nội hưởng ứng tuyên bố của Chính phủ tố cáo sự lật lọng của Mỹ trong quá trình ký kết hiệp định Paris, cuối năm 1972.Một nữ dân quân trong buổi mít tinh.Các vũ khí hạng nặng của Mỹ bị tịch thu trong chiến dịch của quân Giải phóng ở Quảng Trị từ 30/3 - 2/4/1972 được trưng bày cho nhân dân Hà Nội xem.Sa bàn diễn biến cuộc tấn công của quân Giải phóng vào tỉnh Quảng Trị tại cuộc triển lãm lớn ở Hà Nội.Xác máy bay B-52 bị bắn rơi ngay tại trung tâm Hà Nội trong 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không.Cán bộ cơ quan, xã vên hợp tác xã tập bắn ở công viên.Tập ném lựu đạn và bắn súng tại công viên Thống Nhất, Hà Nội.Em Đặng Văn Tiếp bị mảnh đạn tên lửa của máy bay Mỹ tiện đứt hai chân, phổi và lưng vẫn còn mảnh đạn trong vụ không kích Hà Nội ngày 11/10/1972. Em được chữa trị tại BV Bạch Mai.Trận bom của Mỹ ngày 8/6/1972 đã giết cha và chị của em Nguyễn Thị Nghĩa, 10 tuổi. Bản thân em và em gái, em trai của em đều bị thương. Trên gối em là lá thư ghi nỗi căm thù Tổng thống Nixon, kẻ chủ mưu ném bom miền Bắc.Em Lê Công Toàn (3 tuổi) bên chị gái. Ngày 21/7/1972, nơi em sơ tán ở Qảng Ninh bị ném bom. Mẹ em chết ngay khi đang nấu cơm, còn em bị thương ở đầu.Khu Hạ Lý, nơi có đông người gốc Hoa ở Hải Phòng trở thành đống đổ nát trong đợt ném bom cuối tháng 7 của Mỹ.
Các đoàn văn công thường xuyên đi biểu diễn ở nhà máy, công trường, nông thôn đem lại niềm vui cho mọi người. Hình ảnh trích từ sách ảnh " Chiến tranh giải phóng Việt Nam" của phóng viên chiến trường Nhật Bản Ishikawa Bunyo, được scan và đăng tải trên diễn đàn TTVN.
Mít tinh của thanh niên Hà Nội hưởng ứng tuyên bố của Chính phủ tố cáo sự lật lọng của Mỹ trong quá trình ký kết hiệp định Paris, cuối năm 1972.
Một nữ dân quân trong buổi mít tinh.
Các vũ khí hạng nặng của Mỹ bị tịch thu trong chiến dịch của quân Giải phóng ở Quảng Trị từ 30/3 - 2/4/1972 được trưng bày cho nhân dân Hà Nội xem.
Sa bàn diễn biến cuộc tấn công của quân Giải phóng vào tỉnh Quảng Trị tại cuộc triển lãm lớn ở Hà Nội.
Xác máy bay B-52 bị bắn rơi ngay tại trung tâm Hà Nội trong 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không.
Cán bộ cơ quan, xã vên hợp tác xã tập bắn ở công viên.
Tập ném lựu đạn và bắn súng tại công viên Thống Nhất, Hà Nội.
Em Đặng Văn Tiếp bị mảnh đạn tên lửa của máy bay Mỹ tiện đứt hai chân, phổi và lưng vẫn còn mảnh đạn trong vụ không kích Hà Nội ngày 11/10/1972. Em được chữa trị tại BV Bạch Mai.
Trận bom của Mỹ ngày 8/6/1972 đã giết cha và chị của em Nguyễn Thị Nghĩa, 10 tuổi. Bản thân em và em gái, em trai của em đều bị thương. Trên gối em là lá thư ghi nỗi căm thù Tổng thống Nixon, kẻ chủ mưu ném bom miền Bắc.
Em Lê Công Toàn (3 tuổi) bên chị gái. Ngày 21/7/1972, nơi em sơ tán ở Qảng Ninh bị ném bom. Mẹ em chết ngay khi đang nấu cơm, còn em bị thương ở đầu.
Khu Hạ Lý, nơi có đông người gốc Hoa ở Hải Phòng trở thành đống đổ nát trong đợt ném bom cuối tháng 7 của Mỹ.