Trong khi chiến sự diễn ra ác liệt ở miền Nam thì miền Bắc Việt Nam cũng bị ném bom dữ dội. Những khẩu hiệu chống Mỹ cứu nước là hình ảnh quen thuộc ở Hà Nội và nhiều địa phương miền Bắc Việt Nam thời chiến. Hình ảnh trích từ sách ảnh "Chiến tranh giải phóng Việt Nam" của phóng viên chiến trường Nhật Bản Ishikawa Bunyo, được scan và đăng tải trên diễn đàn TTVN.Từ tháng 10/1972, cuộc thương lượng về hệp định ngừng bắn được tiến hành ở Paris, nhưng Hà Nội vẫn không ngừng sản xuất hầm trú ẩn cá nhân. Quả nhiên đến tháng 12, Tổng thống Nixon đã lật lọng ra lệnh ném bom rải thảm Hà Nội.Những người phụ nữ đang xây dựng lại khu nhà tập thể của nhân dân khu phố Hai Bà Trưng bị bom Mỹ hủy diệt ngày 4/6/1972. Từ ngày 18/12/1972, máy bay B-52 Mỹ lại ném bom khu nhà này lần nữa.Trẻ em tập trung trên đống đổ nát của khu nhà tập thể Hai Bà Trưng.Trụ sở Tổng đại diện Pháp ở trung tâm Hà Nội cũng bị ném bom ngày 11/10/1972, khiến ông Tổng dại diện Pierre Susini bị thương nặng và qua đời sau đó. Đại diện lâm thời Albania đang có mặt tại đây cũng bị thương.Khu nhà tập thể của nhân dân khu phố Trương Định bị ném bom ngày 27/6/1972 khiến 16 nười chết, 28 người bị thương (ảnh trái). Anh Trần Ngọc Hiếu và vợ là chị Trần Bích Thảo trong đoàn ca múa Hà Nội chụp ảnh kỷ niệm trong công viên khi những đợt ném bom tạm ngừng (ảnh phải).Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ở Hà Nội (ảnh trái). Một quầy mậu dịch trên vỉa hè gần khách sạn Thống Nhất ở Hà Nội (ảnh phải).Cảnh đẹp Hà Nội: Hồ Trúc Bạch trong một buổi sáng còn sương sớm.Một đôi vợ chồng trẻ ở Hà Nội: anh Hoàng Hùng - kỹ sư cơ khí và chị Tuyết Nga - kỹ thuật viên phân tích thành phần mạ kền. Khi miền Bắc bị ném bom trở lại, anh Hùng lại đi sơ tán cùng nhà máy, chỉ ngày Chủ nhật mới về Hà Nội gặp vợ con.Người Hà Nội có vẻ thích uống bia hơi. Đó đây trong thành phố có những cửa hàng bán bia và bao giờ cũng đông khách, kể cả giai đoạn Mỹ ném bom ác liệt. Đây cũng là một nét độc đáo của sức mạnh Việt Nam. Mỗi cốc bia chỉ có 3 hào.Những chị em phụ nữ trẻ mặc áo dài đón lãnh đạo cấp cao ở sân bay Gia Lâm.Tháng 6/1973, sau hiệp định Paris, hòa bình trở lại, người Hà Nội lại đi xem xiếc.
Trong khi chiến sự diễn ra ác liệt ở miền Nam thì miền Bắc Việt Nam cũng bị ném bom dữ dội. Những khẩu hiệu chống Mỹ cứu nước là hình ảnh quen thuộc ở Hà Nội và nhiều địa phương miền Bắc Việt Nam thời chiến. Hình ảnh trích từ sách ảnh "Chiến tranh giải phóng Việt Nam" của phóng viên chiến trường Nhật Bản Ishikawa Bunyo, được scan và đăng tải trên diễn đàn TTVN.
Từ tháng 10/1972, cuộc thương lượng về hệp định ngừng bắn được tiến hành ở Paris, nhưng Hà Nội vẫn không ngừng sản xuất hầm trú ẩn cá nhân. Quả nhiên đến tháng 12, Tổng thống Nixon đã lật lọng ra lệnh ném bom rải thảm Hà Nội.
Những người phụ nữ đang xây dựng lại khu nhà tập thể của nhân dân khu phố Hai Bà Trưng bị bom Mỹ hủy diệt ngày 4/6/1972. Từ ngày 18/12/1972, máy bay B-52 Mỹ lại ném bom khu nhà này lần nữa.
Trẻ em tập trung trên đống đổ nát của khu nhà tập thể Hai Bà Trưng.
Trụ sở Tổng đại diện Pháp ở trung tâm Hà Nội cũng bị ném bom ngày 11/10/1972, khiến ông Tổng dại diện Pierre Susini bị thương nặng và qua đời sau đó. Đại diện lâm thời Albania đang có mặt tại đây cũng bị thương.
Khu nhà tập thể của nhân dân khu phố Trương Định bị ném bom ngày 27/6/1972 khiến 16 nười chết, 28 người bị thương (ảnh trái). Anh Trần Ngọc Hiếu và vợ là chị Trần Bích Thảo trong đoàn ca múa Hà Nội chụp ảnh kỷ niệm trong công viên khi những đợt ném bom tạm ngừng (ảnh phải).
Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ở Hà Nội (ảnh trái). Một quầy mậu dịch trên vỉa hè gần khách sạn Thống Nhất ở Hà Nội (ảnh phải).
Cảnh đẹp Hà Nội: Hồ Trúc Bạch trong một buổi sáng còn sương sớm.
Một đôi vợ chồng trẻ ở Hà Nội: anh Hoàng Hùng - kỹ sư cơ khí và chị Tuyết Nga - kỹ thuật viên phân tích thành phần mạ kền. Khi miền Bắc bị ném bom trở lại, anh Hùng lại đi sơ tán cùng nhà máy, chỉ ngày Chủ nhật mới về Hà Nội gặp vợ con.
Người Hà Nội có vẻ thích uống bia hơi. Đó đây trong thành phố có những cửa hàng bán bia và bao giờ cũng đông khách, kể cả giai đoạn Mỹ ném bom ác liệt. Đây cũng là một nét độc đáo của sức mạnh Việt Nam. Mỗi cốc bia chỉ có 3 hào.
Những chị em phụ nữ trẻ mặc áo dài đón lãnh đạo cấp cao ở sân bay Gia Lâm.
Tháng 6/1973, sau hiệp định Paris, hòa bình trở lại, người Hà Nội lại đi xem xiếc.